08:59 EDT Thứ năm, 09/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 40

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 12318

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 87074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23096107

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

“Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (câu 5).

Xem tiếp...

Hiệp Một Và Khiêm Nhường

Thứ ba - 09/04/2019 21:28
Hiệp Một Và Khiêm Nhường

Hiệp Một Và Khiêm Nhường

Kinh Thánh: Phi-líp 2:17-18 Câu gốc: “Ví dù huyết tôi phải dùng để tưới trên của tế lễ và của dâng đức tin anh em, tôi cũng vui lòng, lại đồng vui với anh em hết thảy” (câu 17).


Hiệp Một Và Khiêm Nhường


                     Kinh Thánh: Phi-líp 2:17-18


                     Câu gốc: “Ví dù huyết tôi phải dùng để tưới trên của tế lễ và của dâng đức tin anh em, tôi cũng vui lòng, lại đồng vui với anh em hết thảy” (câu 17).
 

                     Câu hỏi suy ngẫm: Sứ đồ Phao-lô dùng hình ảnh nào để nói về tình yêu của ông dành cho Hội Thánh Phi-líp? Ông mong muốn điều gì nơi họ? Sự hy sinh bởi tình yêu có mối liên hệ nào với sự hiệp một? Bạn học theo gương của Sứ đồ Phao-lô như thế nào?
 

                     Để nói lên tâm tình dành cho Hội Thánh Phi-líp, Sứ đồ Phao-lô đã dùng hình ảnh “huyết tôi phải dùng để tưới.” Trong nguyên ngữ, cụm từ “huyết tôi dùng để tưới” là hình ảnh về sự rảy rượu khi dâng tế lễ, còn được gọi là “lễ quán.” Sau khi đặt con sinh tế lên bàn thờ, các thầy tế lễ sẽ lấy rượu, đôi khi là nước hay mật ong, đổ lên trên của lễ thiêu, hoặc đổ ra trên đất trước bàn thờ (Dân Số Ký 28:7; Lê-vi Ký 23:18, 37). Ngay sau khi được đổ lên của lễ thiêu, rượu sẽ bay hơi và không ai còn thấy nó nữa, điều người ta nhìn thấy chỉ là của tế lễ còn trên bàn thờ mà thôi. Và Sứ đồ Phao-lô ví sánh cuộc đời mình như làm lễ quán được đổ ra trên cuộc đời và công việc của các tín hữu tại Phi-líp, mà ông gọi là “của tế lễ và của dâng đức tin anh em.” Ông Phao-lô là sứ đồ cũng là người thành lập Hội Thánh Phi-líp, chấp nhận là của lễ quán cho các tín hữu tại đây. Nghĩa là ông chấp nhận việc chẳng ai nhìn thấy sự chịu khổ, công khó, và sự hy sinh của chính ông, nhưng họ chỉ nhìn thấy những điều đó nơi người khác mà thôi. Sự hiệp một được gây dựng bởi việc “chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình” (Phi-líp 2:3), và Sứ đồ Phao-lô cho chúng ta một gương để noi theo.
 

                     Khi nghĩ về Hội Thánh Phi-líp, Sứ đồ Phao-lô không những “đồng vui với anh em hết thảy” mà còn kêu gọi “anh em cũng vậy, hãy vui lòng về điều đó, và hãy cùng vui với tôi” (câu 17b-18). Cả cuộc đời mà Sứ đồ Phao-lô đổ ra là để làm vui lòng Chúa và vì Hội Thánh của Chúa. Ông vui vì Chúa dùng cuộc đời mình, và ông cũng muốn Hội Thánh Phi-líp vui vì chính cuộc đời của ông. Niềm vui chỉ thật sự đến khi chúng ta đổ cuộc đời mình ra vì Chúa và vì Hội Thánh của Chúa, và sẽ không có niềm vui thật khi chúng ta đến với Hội Thánh như một người khách, một người bàng quan, một người phê phán.
 

                     Khi chúng ta xem Hội Thánh như gia đình mình, thành thật với nhau, yêu thương, khiêm nhường để cùng nhau hầu việc Chúa thì chắc chắn chúng ta sẽ MẤT nhiều thứ: thì giờ, tiền bạc, công sức, lòng tự trọng, thói quen, sự thoải mái, nhưng chúng ta cũng sẽ NHẬN được niềm vui thật trong Chúa.
 

                     Bạn có thật sự khiêm nhường, hiệp một để cùng nhau gây dựng Hội Thánh Chúa không?
 

                     Con tạ ơn Chúa vì đã cứu chuộc con, xin cho con cũng sẵn lòng đổ cả cuộc đời vì Chúa và Hội Thánh của Ngài. Xin cho con lấy tình yêu, sự khiêm nhường, thành thật mà gây dựng sự hiệp một trong Hội Thánh.


Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn