16:44 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 53

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 35


Hôm nayHôm nay : 8964

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15439

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23024472

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Ngắm Xem Chúa

Thứ tư - 23/12/2020 20:17
Ngắm Xem Chúa

Ngắm Xem Chúa

Kinh Thánh: Giăng 1:14-18 Câu gốc: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha” (câu 14).


Ngắm Xem Chúa


        Kinh Thánh: Giăng 1:14-18
 

        Câu gốc: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha” (câu 14).
 

        Câu hỏi suy ngẫm: Sứ đồ Giăng nói đến sự giáng sinh của Chúa như thế nào? “Trở nên xác thịt” có nghĩa là gì? Được “ngắm xem sự vinh hiển Ngài” (câu 14) mang lại cho chúng ta điều gì? Đức Chúa Trời đã đến gần với bạn, bạn làm gì để đến gần với Ngài?
 

        Bạn sẽ kể câu chuyện Giáng Sinh thế nào nếu không đề cập đến thiên sứ, ba vua, ngôi sao, không máng cỏ, chuồng chiên, không bà Ma-ri, ông Giô-sép? Giáng Sinh của bạn sẽ thế nào nếu không bận rộn tập hát, trang trí, không cây thông và ánh đèn nhấp nháy? Sứ đồ Giăng đã kể câu chuyện Giáng Sinh một cách ngắn gọn, đơn giản nhất: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt” (câu 14a). Đức Chúa Trời làm người. Trước đó ông viết “Ngôi Lời ở thế gian” (câu 10), Đấng Tạo Hóa đến cõi tạo vật. Ở đây, Sứ đồ Giăng phát triển ý niệm ấy một cách rõ ràng hơn: Ngôi Lời không chỉ viếng thăm cõi tạo vật mà Ngài làm một với tạo vật (câu 14). “Trở nên xác thịt” nghĩa là Ngài mang lấy chính thân xác người phàm yếu đuối, thân xác kêu rên khi đói, rã rời khi mỏi mệt. Ngài mang lấy thân phận của con người, đồng cảnh ngộ với chúng ta. Đức Chúa Trời đời đời, vô hình mang lấy thân xác hữu hình. Đấng Toàn Năng trở thành một em bé yếu đuối, giới hạn, và lệ thuộc. Ngài mang lấy thân phận con người như thế suốt ba mươi ba năm.
 

        Vì sao Ngôi Lời phải làm người? Trong Cựu Ước, khi ông Môi-se cầu xin Chúa cho ông thấy vinh quang của Ngài thì Chúa phán: “Ngươi sẽ chẳng thấy được mặt Ta, vì không ai thấy mặt Ta mà còn sống” (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:17-23). Cuối cùng, ông chỉ được trông thấy Chúa phía sau khi Ngài đi ngang qua. Tuy nhiên, ở đây Sứ đồ Giăng viết: “Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài” (câu 14). Lần đầu tiên con người bất toàn có thể thấy Đức Chúa Trời thánh khiết, vô hình bằng chính mắt trần của mình mà không bị chết. Con người hữu hạn, tội lỗi có thể nhìn thấy, kề cận, trò chuyện cùng Đức Chúa Trời đời đời, tối cao, vinh hiển. Đức Chúa Trời đã giáng hạ theo cách con người có thể nhìn thấy, đụng chạm, và cảm nhận được.
 

        Sự nhập thể của Chúa ban cho những người sống trong thời của Ngài và chúng ta ngày nay đặc ân mà ngay cả ông Môi-se, người được trò chuyện với Chúa như “một người nói chuyện cùng bạn hữu mình” (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:11) cũng không có được. Chúng ta được gặp gỡ, giao thông, trò chuyện với Chúa cách gần gũi, trực tiếp và không bị ngăn cách. Đức Chúa Trời làm người để chúng ta kinh nghiệm được điều đó mỗi ngày.
 

        Trong mùa Giáng Sinh này, bạn có gặp gỡ Chúa trực tiếp, gần gũi, và chuyện trò với Ngài mặt đối mặt không?
 

        Lạy Chúa, Giáng Sinh đôi lúc là thời điểm con sốt sắng với công tác Nhà Chúa nhưng lại xa cách Chúa nhất. Con dễ quên đi đặc ân mà ngay cả ông Môi-se cũng đã ước ao nhưng không có được. Xin giúp con trân trọng đặc ân lớn lao này.
 

Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn