03:10 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 84


Hôm nayHôm nay : 10711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 259285

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22988692

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Những Lời Cảnh Báo

Thứ hai - 29/03/2021 21:33
Những Lời Cảnh Báo

Những Lời Cảnh Báo

Kinh Thánh: Giăng 13:21-30 Câu gốc: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, một người trong các ngươi sẽ phản Ta” (câu 21).


Những Lời Cảnh Báo


      Kinh Thánh: Giăng 13:21-30
 

      Câu gốc: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, một người trong các ngươi sẽ phản Ta” (câu 21).
 

      Câu hỏi suy ngẫm: Chúa Giê-xu mấy lần cảnh báo ông Giu-đa? Những lời cảnh báo ấy có đặc điểm gì? Đáp ứng của ông Giu-đa ra sao? Khi được Chúa nhắc nhở, bạn đáp ứng như thế nào?
 

      Trong bữa ăn cuối cùng, Chúa Giê-xu nhiều lần đưa ra lời cảnh báo về sự phản bội của một người trong vòng các sứ đồ. Lời cảnh báo của Chúa đi từ gián tiếp (câu 11-12) đến trực tiếp (câu 18, 21), và cuối cùng Ngài thẳng thắn nói cho người ấy biết (câu 27). Nhưng lạ thay, cho đến hết câu cuối của phân đoạn này là câu 30, ông Giu-đa vẫn qua mặt được tất cả sự nghi ngờ của những người sống gần ông suốt ba năm. Khi Chúa nói có một người trong vòng họ sẽ phản Ngài, “các môn đệ ngó nhau, không biết Ngài nói về ai” (câu 22). Họ cũng không hiểu vì sao Chúa nói với ông Giu-đa: “Sự ngươi làm hãy làm mau đi!” Có lẽ họ vẫn tưởng ông Giu-đa phải đi lo việc chung hoặc đi giúp đỡ người nghèo (câu 28-29). Rõ ràng với họ, ông Giu-đa đến giờ này vẫn là người có vẻ chỉnh chu và có trách nhiệm. Trong mắt họ, ông không hề có biểu hiện gì của một người phản bội.
 

      Thông thường khi nghĩ đến Giu-đa, ta mường tượng ra một người với đôi mắt láo liên, hành vi mờ ám, nhưng rõ ràng ông Giu-đa không phải như thế. Trước mắt mọi người, ông vẫn là một sứ đồ chính danh, có thể vẫn rất xông xáo, chuẩn mực. Thế nhưng, ngay từ Giăng 6:70, khi nhiều môn đệ thối lui không theo Ngài nữa, Chúa Giê-xu đã đưa ra lời cảnh báo có một người trong các môn đệ sẽ phản Ngài. Làm sao Chúa biết ông Giu-đa sẽ phản Ngài? Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời Toàn Tri, suốt ba năm theo Ngài, ông Giu-đa không hề thay đổi. Chúa vẫn thấy sự ham mê tiền bạc, sự cứng lòng nơi ông. Ông đã đóng kịch rất đạt trước mọi người, và có thể đóng kịch rất đạt với chính mình nữa, nhưng ông không thể đóng kịch được với Chúa.
 

      Ông Giu-đa đã đi xuống từng bước một. Nhưng ông phản ứng thế nào khi được Chúa nhắc nhở nhiều lần, nhiều cách? Trong chương 6, Sứ đồ Giăng không ghi lại phản ứng gì của ông. Trong chương 13 này, ông “đi ra” (câu 30). Sa ngã là một tiến trình. Lắng nghe tiếng cảnh báo là một chọn lựa. Ông Giu-đa chọn để ngoài tai, chọn bước ra khỏi nơi có Chúa hiện diện, chọn bước vào bóng tối tội lỗi.
 

      Khi xưa, Vua Đa-vít chỉ cần được Tiên tri Na-than chỉ ra tội lỗi một lần: “Người ấy là vua” (II Sa-mu-ên 12:1-7) thì vua liền ăn năn. Ông Giu-đa, tôi và bạn, cần phải được nhắc nhở bao nhiêu lần mới thức tỉnh? Kỷ niệm Chúa chịu thương khó là cơ hội nhìn vào chính mình để thấy những xấu xa, những thất bại, những bội phản của bản thân, để ăn năn và sám hối.
 

      Bạn có thấy dấu hiệu bội phản nào trong chính mình ngay lúc này không? Thấy rồi, bạn đáp ứng như thế nào với lời nhắc nhở của Chúa?
 

Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì Ngài kiên nhẫn nhắc nhở về những sai phạm của con. Trong mùa kỷ niệm Thương khó này, xin giúp con chân thành nhìn lại mình để ăn năn và thay đổi.
 

Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn