14:39 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 37

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 35


Hôm nayHôm nay : 10018

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 24880

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23033913

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Sức Mạnh Của Sự Vâng Lời Và Hiệp Một

Thứ năm - 02/05/2019 22:10
Sức Mạnh Của Sự Vâng Lời Và Hiệp Một

Sức Mạnh Của Sự Vâng Lời Và Hiệp Một

Kinh Thánh: Giô-suê 6:1-11 Câu gốc: “Bởi đức tin các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống, sau khi người ta đi vòng quanh bảy ngày” (Hê-bơ-rơ 11:30).


Sức Mạnh Của Sự Vâng Lời Và Hiệp Một


                  Kinh Thánh: Giô-suê 6:1-11


                  Câu gốc: “Bởi đức tin các tường thành Giê-ri-cô đổ xuống, sau khi người ta đi vòng quanh bảy ngày” (Hê-bơ-rơ 11:30).
 

                  Câu hỏi suy ngẫm: Câu chuyện xảy ra khi nào? Ai vạch ra kế hoạch hành quân và là tướng chỉ huy của trận chiến Giê-ri-cô? Thứ tự của đoàn quân nói lên điều gì? Bí quyết nào đem lại chiến thắng cho dân Chúa? Bạn học được điều gì qua trận chiến Giê-ri-cô?
 

                  Đức Chúa Trời hứa ban vùng đất Ca-na-an cho dòng dõi ông Áp-ra-ham, nhưng phải chờ đến 400 năm, khi tội ác của dân bản địa lên đến cực độ (Sáng Thế Ký 15:16). Khoảng 1400 năm T.C., ông Giô-suê bắt đầu dẫn quân tấn công thành Giê-ri-cô, là thành đầu tiên ở phía tây sông Giô-đanh. Nhưng Chúa đã truyền cho ông Giô-suê một kế hoạch hành quân kỳ lạ do chính Chúa, vị tướng chỉ huy và đạo quân là của Đức Giê-hô-va (Giô-suê 5:13-15). Chúa phán Ngài đã phó thành Giê-ri-cô vào tay ông Giô-suê, nghĩa là Ngài khẳng định sự chiến thắng khi ông vâng phục mệnh lệnh Chúa truyền (câu 2).
 

                  Từ Ghinh-ganh là nơi đóng trại (Giô-suê 4:19), toàn thể chiến sĩ mười hai bộ tộc đi đến thành Giê-ri-cô cách đó khoảng 3km. Họ được lệnh đi vòng quanh thành trong sáu ngày, mỗi ngày một vòng. Thứ tự di chuyển như sau: đội tiền quân là bảy thầy tế lễ thổi kèn bằng sừng, hòm giao ước do các thầy tế lễ khiêng, rồi đến đội hậu binh. Như vậy, hòm giao ước, tượng trưng sự hiện diện của Chúa (Xuất Ê-díp-tô Ký 25:22) ở vị trí chỉ huy. Sau đó trở về Ghinh-ganh. Họ lặp lại hành trình quanh thành Giê-ri-cô như vậy sáu ngày trong sự yên lặng hoàn toàn. Qua ngày thứ bảy họ phải đi bảy vòng. Khi hoàn tất vòng thứ bảy, tiếng kèn liền đồng bộ thổi lên, lúc đó toàn quân được lệnh reo hò vang dội. Toàn bộ tường thành liền đổ sập. Dân Chúa chiếm được thành không phải bằng gươm giáo mà bằng sự vâng lời và hiệp một. Họ vâng lời dù mệnh lệnh vô cùng khó hiểu; họ bền lòng hiệp một giữ yên lặng trong sáu ngày, cũng như hiệp một lúc reo hò lớn tiếng.
 

                  Cơ Đốc nhân là những chiến sĩ trong mặt trận tâm linh. Kẻ thù chúng ta không phải là con người nhưng là Sa-tan và ma quỷ; khí giới chúng ta không phải là khí giới vật chất mà là khí giới tâm linh (Ê-phê-sô 6:10-19). Câu chuyện chiếm thành Giê-ri-cô giúp chúng ta rút ra những bài học áp dụng cho mặt trận tâm linh mà mỗi cá nhân và Hội Thánh đều phải đối diện. Thứ nhất, phải luôn mời Chúa làm Chủ Tướng. Lời Chúa phải là nền tảng cho mọi quyết định (Thi Thiên 119:105). Thành tâm cầu nguyện để xin sự soi sáng và năng lực từ Chúa Thánh Linh (Châm Ngôn 3:5-6). Thứ hai, toàn thể hội chúng cùng chung sức, hiệp lòng, mỗi người một phần việc trong cuộc chiến (I Phi-e-rơ 4:10). Thứ ba, bền lòng trong công tác cho đến khi đạt kết quả, không vì khó khăn mà bỏ dở nửa chừng (II Ti-mô-thê 4:7). Vâng lời trọn vẹn và hiệp một chính là bí quyết tạo sức mạnh để đắc thắng ma quỷ.
 

                  Bạn có hiệp một cùng anh chị em trong Hội Thánh để chiến đấu chống lại ma quỷ không?
 

                  Lạy Chúa, xin giúp con biết cảnh giác trước ma quỷ, và đứng vững trong đức tin nơi Ngài, hiệp một cùng anh chị em con mà kháng cự chúng.
 

Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn