NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT KINH THÁNH- BÀI SỐ 7 NABANH- NGƯỜI LẤY ÁC BÁO THIỆN
Lần này, Đa-vít dẫn theo số đông chạy sang vua A-kích mà nhờ vả, được vua A-kích nhiệt liệt hoan nghênh. Vua A-kích nghĩ rằng, ông và Đa-vít đều là kẻ thù của vua Sau-lơ và nước Y-sơ-ra-ên, do đó hy vọng liên minh với Đa-vít để xoay chuyển thế bất lợi lâu nay của người Philitin.
NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT KINH THÁNH- BÀI SỐ 7
NABANH- NGƯỜI LẤY ÁC BÁO THIỆN
Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 25:2-17; 36-38
Câu gốc: I Sa-mu-ên 25:10
Kinh Thánh tham khảo: Thi thiên 14
Dẫn giải:
Nabanh thuộc dòng Ca-lép, ông rất giàu, có ba ngàn chiên và một ngàn dê. Kinh Thánh mô tả Nabanh là người hung ác.
Lần này, Đa-vít dẫn theo số đông chạy sang vua A-kích mà nhờ vả, được vua A-kích nhiệt liệt hoan nghênh. Vua A-kích nghĩ rằng, ông và Đa-vít đều là kẻ thù của vua Sau-lơ và nước Y-sơ-ra-ên, do đó hy vọng liên minh với Đa-vít để xoay chuyển thế bất lợi lâu nay của người Philitin. Vua A-kích hứa cho Đa-vít cư ngụ tại Xiếc-lác, thuộc phía nam của xứ Philitin, đất này vốn thuộc về chi phái Giu-đa, sau chuyền tay đến chi phái Si-mê-ôn, cuối cùng bị người Philitin chiếm lấy. Đa-vít cư ngụ tại đó một năm bốn tháng, và tiêu diệt rất nhiều kẻ thù xung quanh nước Y-sơ-ra-ên, gồm hai dân Ghê-su-rít, dân Ghiệt-xít và dân A-ma-léc, đây là điều Sau-lơ chưa làm trọn.
Khi Đa-vít cho người tìm đến xin sự giúp đỡ của Na-banh thì bị ông sỉ nhục và đuổi người của Đa-vít về tay không. Đa-vít đã bảo vệ, giúp đỡ cho đàn gia súc của Na-banh nhưng Na-banh đã lấy oán báo ơn, lấy ác trả thiện.
Tóm lược tiểu sử:
Địa điểm: Gát
Nghề nghiệp: chủ một trang trại lớn
Suy gẫm:
Cái tên A-kích có nghĩa là “điều đáng sợ”. Thời gian Đa-vít chạy trốn sự truy giết của Sau-lơ, đã hai lần lưu vong sang A-kích. Do Đa-vít không cầu hỏi Đức Chúa Trời nên phải quỵ lụy, nói dối để được sống chung với kẻ thù. Nếu không nhờ cậy sự thương xót của Đức Chúa Trời, Đa-vít sẽ sa vào tình cảnh bất nghĩa.
Nhiều lúc tín đồ sữ sa vào nghịch cảnh và sự bắt bớ, không tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa lại tự chọn con đường thế gian mà đi. Mong sao chúng ta đừng để thế gian làm vua mình.
Là Cơ Đốc nhân, chúng ta cần đối xử tử tế và giúp đỡ người cần đến chúng ta. Hãy lấy thiện báo ác, đừng lấy ác trả ơn.
ABIGAIN- NGƯỜI PHỤ NỮ KHÔN NGOAN XINH ĐẸP
Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 25:14-35; Châm ngôn 31:10-31
Câu gốc: I Sa-mu-ên 25:33a
Diễn giải:
Sau khi Na-banh làm nhục các sứ giả của Đa-vít, Đa-vít hay tin thì quyết định báo thù. Đa-vít đem 400 người theo mình để đánh nhau với Na-banh và tàn phá hết của cải của Na-banh. Abigain biết được tính nghiêm trọng của sự việc, lập tức sửa soạn lễ vật đón Đa-vít ở giữa đường. Bà lấy lòng dũng cảm, ý chí vững vàng đối diện với cơn giận của Đa-vít, tìm cách đền bù thiệt hại do chồng mình gây ra.
Thái độ của Abigain là thành khẩn và khiến cho người khác cảm động. Bà không cầu xin Đa-vít tha thứ cho sự ngu muội của Na-banh, mà cầu xin ông tha thứ lỗi lầm của bà, làm nguôi cơn giận của Đa-vít. Rồi sau đó, với thái độ khiêm nhường và lời nói chân thật, cảm động Đa-vít. Bà nhắc nhở Đa-vít chớ vì giận nhất thời mà hành động theo ý riêng, làm đổ máu người vô tội.
Abigain vì có lòng kính sợ Đức Chúa Trời sâu sắc khiến cho bà có lòng kính trọng đầy tớ của Ngài, là vị vua tương lai của đất nước. Bà đã hòa giải được cuộc xung đột và cũng gìn giữ được đầy tớ của Đức Chúa Trời không sa chân vào việc giết người. Đa-vít khen bà là người đàn bà khôn ngoan, và cho phép bà bình an trở về nhà, không trả thù Na-banh.
Tóm lược tiểu sử:
Địa điểm: Cạt-mên
Nghề nghiệp: nội trợ, sau là thứ phi.
Thân thuộc: chồng trước là Na-banh; chồng thứ hai là Đa-vít; con trai: Ki-lê-áp.
Những người sống cùng thời: Sau-lơ, Mi-canh.
Suy gẫm:
Abigain có đời sống tin kính Chúa. Đức Chúa TRời có vị trí rất quan trọng trong đời sống bà. Bà đã tôn vinh Đức Chúa Trời trong cách sống của mình.
Abigain là người đàn bà khôn ngoan, vì bà làm một việc thích đáng với một phương pháp thích hợp, đúng thời điểm. Cơ Đốc nhân cần phải học bài học quý báu này.
Abigain đứng trên lập trường của Đa-vít để thuyết phục ông. Sự nài xin của bà là vì ích lợi của ông chứ không phải vì ích lợi cá nhân bà. Động cơ của bà là vì kính mến Đa-vít để cứu gia đình. Đây là cách làm tốt nhất có sức thuyết phục người khác.
KẾT CUỘC CỦA NHỮNG NGƯỜI NÓI HÀNH ĐẦY TỚ ĐỨC CHÚA TRỜI
Nhân vật | Lời phê bình | Kết cuộc | Kinh Thánh |
Mi-ri-am | Nói hành Môi-se về việc người lấy nữ Ê-thi-ô-pi. | Mắc bệnh phung | Dân số 12 |
Cô-rê và những người đi theo. | Không vâng phục sự lãnh đạo của Môi-se. | Đất nứt ra hả miệng nuốt họ | Dân số 16 |
Mi-canh | Khinh bỉ Đa-vít vì cớ Đa-vít nhảy múa trước mặt Đức Chúa Trời. | Son sẻ cho đến ngay chết. | II Sa-mu-ên 6 |
Si-mê-i | Ném đá Đa-vít. | Vua Sa-lô-môn hạ lịnh xử tử. | IISa-mu-ên 16, I Các vua 2 |
Những trẻ trai | Nhạo báng tiên tri Ê-li-sê đầu trọc. | Bị gấu xé. | II Các vua 2 |
San-ba-lát và Tô-bi-gia | Chê cười, khinh thường, ngăn cản không cho Nê-hê-mi xây bức tường thành Giê-ru-sa-lem. | Sợ hãi. | Nê-hê-mi 2,4,6 |
Ha-na-nia | Dùng lời tiên tri giả để phá hoại lời tiên tri của Giê-rê-mi. | Chết sau hai tháng. | Giê-rê-mi 28 |
Ba Giê-su (thuật sĩ) | Chống nghịch sứ đồ Phao-lô. | Tạm thời bị mù. | Công vụ 13 |
Vĩnh Phước ngày 21 tháng 7 năm 2022
(HT-st)