KẾT THÚC NỖI ĐAU

KẾT THÚC NỖI ĐAU
Giê-rê-mi 51:59 Nầy là lời của tiên tri Giê-rê-mi dặn Sê-ra-gia, con trai Nê-ri-gia, cháu Ma-ha-sê-gia, khi người đi với Sê-đê-kia, vua Giu-đa, qua nước Ba-by-lôn trong năm thứ tư đời vua ấy. Bấy giờ Sêrn-gia làm quan nội đại thần.

KẾT THÚC NỖI ĐAU
 
 

               Giê-rê-mi 51:59

               Nầy là lời của tiên tri Giê-rê-mi dặn Sê-ra-gia, con trai Nê-ri-gia, cháu Ma-ha-sê-gia, khi người đi với Sê-đê-kia, vua Giu-đa, qua nước Ba-by-lôn trong năm thứ tư đời vua ấy. Bấy giờ Sêrn-gia làm quan nội đại thần.

               Giê-rê-mi đã ghi lại lời mô tả về tất cả những thảm họa sẽ đổ xuống Ba-by-lôn. Giê-rê-mi bảo Sê-ra-gia rằng hãy đọc lớn tiếng toàn bộ sách này khi ông đến Ba-by-lôn. Giê-rê-mi bảo ông ta hãy nhấn mạnh đến sự hủy diệt toàn bộ Ba-by-lôn (51:60-62).

               Tại Ba-by-lôn, sau khi Sê-ra-gia đã đọc những lời này, ông sẽ cột vào sách một tảng đá. Sau đó ông phải ném sách xuống sông Ơ-phơ-rát. Lời kết luận Sê-ra-gia nói với dân chúng là Ba-by-lôn sẽ chìm và không bao giờ nổi lên lại. Chúa sẽ giáng những tai ương vô cùng lớn lao trên Ba-by-lôn (51:63-64).

               Sê-ra-gia là anh Ba-rúc. Ba-rúc là thư ký trung tín và là bạn của Giê-rê-mi. Suốt nhiều năm chức vụ, Giê-rê-mi nương dựa rất nhiều vào sự giúp đỡ của Ba-rúc. Bây giờ Giê-rê-mi lại nhờ vào anh Ba-rúc để giúp ông với hành động biểu tượng.

               Sau này, chinh Giê-rê-mi đã thực hiện một hành động biểu tượng ở Ê-díp-tô. Đang khi một số người Do Thái quan sát, Giê-rê-mi đã chôn những tảng đá dưới lối đi lót gạch ngay phía trước của một trong các cung điện của Ê-díp-tô. Sau đó Giê-rê-mi giải thích hành động này. Người Ba-by-lôn sẽ xâm lăng Ê-díp-tô và đặt ngai của họ trên những tảng đá mà Giê-rê-mi dã chôn (43:8-13). Cả Ê-díp-tô lẫn Ba-by-lôn đều không được an toàn trước cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời.

               Sê-ra-gia đến Ba-by-lộn vào năm thứ tư đời vua Sê-đê-kia. Người Giu-đa đã không có được đời sống hạnh phúc dưới thời vua Sê-đê-kia. Người Ba-by-lôn đã đặt Sê-đê-kia lên ngôi và cứ liên tục kiểm soát ông. Theo một ý nghĩa nào đó, người Giu-đa đã kinh nghiệm chế độ phu tù của Ba-by-lôn dưới thời vua Sê-đê-kia yếu nhược.

               Ý nghĩa đằng sau hành động mang tính biểu tượng của Sê-ra-gia sẽ khích lệ dân sự của Đức Chúa Trời. Ba-by-lôn và tất cả những gì tượng trưng cho Ba-by-lôn đều sẽ sụp đổ Ba-by-lôn đem đến sự đau đớn, nhưng Chúa sẽ chấm đứt nỗi đau đớn bằng cách hủy diệt Ba-by-lôn.

               Cũng vậy, đến cuối cùng Chúa sẽ chấm dứt tất cả những gì làm cho bạn đau đớn. Ba-by-lôn sẽ sụp đổ (Khải Huyền 18:21). Chúa sẽ lau ráo hết nước mắt của anh em (Khải Huyền 21:4).

               Việc Chúa hủy diệt Ba-by-lôn đem lại hi vọng gì cho bạn giữa những nỗi đau đớn và nan đề?

 
David Coldwel
Nguồn: cdnvn.com