04:01 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 88


Hôm nayHôm nay : 11558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 260132

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22989539

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Gieo Và Gặt

Thứ hai - 06/11/2023 18:34
Gieo Và Gặt

Gieo Và Gặt

“Lòng rộng rãi sẽ được no nê; Còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội” (câu 25).


Gieo Và Gặt 

Châm Ngôn 11:24-25

          “Lòng rộng rãi sẽ được no nê; Còn ai nhuần gội, chính người sẽ được nhuần gội” (câu 25).

          Câu hỏi suy ngẫm: Vua Sa-lô-môn nêu ra hai loại người nào và sự khác biệt nào trong cách họ sử dụng tiền bạc và của cải? Những kết quả tương ứng cho hai hạng người này, đem đến cho bạn sự khích lệ hay lời cảnh cáo nào?

          Vua Sa-lô-môn nêu ra hai hạng người, thứ nhất là những người “rải của mình ra”. Căn cứ câu 23 thì đó là người công bình, kính sợ Đức Chúa Trời. Cụm từ “rải… ra” có nghĩa là ném ra một cách rộng rãi, hào phóng, có thể là dễ dãi, không quan tâm đến vấn đề lợi nhuận. Và câu châm ngôn này nêu lên một nghịch lý, đó là người càng “rải của mình ra, lại càng thêm nhiều lên”. Một nông dân gieo càng nhiều thì gặt càng nhiều, và nguyên tắc này cũng đúng trong việc sử dụng của cải vật chất (Truyền Đạo 11:1-2; II Cô-rinh-tô 9:6). Tuy nhiên, trong lĩnh vực thuộc linh, khi chúng ta gieo ra sức lực, thì giờ, tiền bạc v.v… có thể không gặt được những lợi ích vật chất, nhưng sẽ gặt được những giá trị thuộc linh, đó là giúp cho người khác được cứu rỗi, hoặc gây dựng, nâng đỡ tâm linh nhiều anh chị em mình.

          Vua Sa-lô-môn nhấn mạnh thêm trong câu 25 rằng những người có lòng rộng rãi sẽ được “no nê” và “nhuần gội”. “No nê” có nghĩa là “béo” – phần ngon nhất của thịt, biểu tượng cho sung túc, sức khoẻ, thỏa lòng. Và “nhuần gội” nghĩa là cho uống nước no nê, làm cho ướt sũng. Do Thái là xứ nông nghiệp, do đó nước là yếu tố vô cùng quan trọng, và từ ngữ “nhuần gội” cho thấy hình ảnh một người rộng rãi, hào phóng, tưới vườn của người lân cận rồi chính họ cũng sẽ được tưới mát.

          Thứ hai là những “người chắt lót quá bực”. Cụm từ này có nghĩa là người đã giữ lại những điều đáng ra phải cho, không làm điều đúng ra mình nên làm, không chia sẻ những gì đúng ra mình nên chia sẻ. Nói cách khác, khi chúng ta có thể giúp đỡ một người cần giúp đỡ nhưng đã cầm giữ lại những điều đó cho mình thì có nghĩa là chúng ta đang “chắt lót quá bực”. Có sự tương đồng giữa sự ăn cắp và “chắt lót quá bực”. Người ăn cắp lấy những điều không thuộc về mình, còn người “chắt lót quá bực” giữ lại những điều đáng ra thuộc về người khác. Nói cách khác, người ích kỷ, keo kiệt, không biết chia sẻ cho người khác và một người ăn cắp thật ra chỉ là một!

          Người có lòng rộng rãi “sẽ được no nê”, thỏa lòng, trên bàn người này có thể không có đồ ăn ngon nhưng người vẫn “no nê”, vui thỏa về những gì Chúa ban cho mình. Ngược lại, người không có lòng rộng rãi, không biết chia sẻ cho người khác những gì mình có sẽ không bao giờ được “no nê” vì người ấy không lúc nào thấy mình có đủ, luôn khao khát thâu trữ cho mình nhiều hơn, đó là người luôn đói khát, luôn “thiếu thốn”.

          Cách sống của bạn đang giống ai trong hai hạng người này?

          Lạy Chúa, con cảm ơn Chúa vì những ơn phước, sự bảo vệ, chăm sóc của Ngài ban cho con vô cùng rộng rãi. Xin cho con luôn sống cuộc đời yêu thương, sẵn sàng chia sẻ mọi sự mình có cho những người khốn cùng đang thiếu thốn. Nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ, Amen!
 

Nguồn: httlvn.org


Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn