10:51 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 91


Hôm nayHôm nay : 15792

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264366

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22993773

Trang nhất » Dưỡng linh » Văn - Thơ - Nhạc

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

HẠ MÌNH TRONG CHÚA

Thứ ba - 01/10/2019 21:17
HẠ MÌNH TRONG CHÚA

HẠ MÌNH TRONG CHÚA

Hạ mình không phải hèn hạ nhút nhát hay tỏ sự thấp kém, hạ mình giống như biển sâu. Có biển sâu tận 1000 mét, biển càng sâu càng trong yên tịnh thích hợp một số loài sinh vật sống và trưởng thành. Khi ta dìm mình dưới biển sâu cũng như vậy, yên tĩnh trầm lắng nghe tiếng nói êm dịu của biển. Những cơn sóng cuồng dữ dội của biển thường trên bề mặt, nước chuyển dời vận động làm ta cảm thấy kinh hoàng sợ hãi.

 

HẠ MÌNH TRONG CHÚA


         Hạ mình không phải hèn hạ nhút nhát hay tỏ sự thấp kém, hạ mình giống như biển sâu. Có biển sâu tận 1000 mét, biển càng sâu càng trong yên tịnh thích hợp một số loài sinh vật sống và trưởng thành. Khi ta dìm mình dưới biển sâu cũng như vậy, yên tĩnh trầm lắng nghe tiếng nói êm dịu của biển. Những cơn sóng cuồng dữ dội của biển thường trên bề mặt, nước chuyển dời vận động làm ta cảm thấy kinh hoàng sợ hãi. Rồi thì sao!? Nước trút xuống trở về vị trí tụ lại một chổ mà Chúa định cho nó. Gióp luận thế này “mầy đến đây, chớ không đi xa nữa. Các lượn sóng kiêu ngạo mầy sẽ dừng tại đây” (Gióp 38:11). Sự kêu căng giận dữ tỏ ra làn sóng yếu đuối hầu khống chế sinh hoạt bên ngoài, nhưng cũng có sự giới hạn trong ý định của Chúa, bị kéo xuống như nước phải lùi lại chịu lương tâm của biển suy xét.

         Hạ mình cũng như cây trồng trên những gò đất cao sừng sững ở các dãy núi. Rễ của nó có thể đâm qua đá làm nứt mà cứ chui qua, chui thật sâu xuống cho đến chừng gặp mạch nước sống. Cây bá hương trên các dãy núi Liban vươn cao đến tận 50-60mét. Loài người thường suy xét bên ngoài nhưng Chúa thấy bề trong, nơi có rễ sâu là lương tâm tốt lành chịu uống nguồn nước từ Đức Chúa Trời làm dài thêm đâm ra những rễ ngọt thật quý báu thay chẳng phải ơn phước cho ta lắm sao.

         Ở nơi yên tĩnh kín nhiệm ta mới có thể hạ mình, nhìn lại mình, suy xét mọi việc, để Chúa soi mình, đánh rơi mọi ý tưởng suy nghĩ trong lòng. Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời  (Thi thiên 46:10)

         Hạ mình tại nơi thấp cũng như nơi cao, sa mạc cũng như giá tuyết. Hạ mình dù ở địa vị nào thấp hèn hay cao sang. Hạ mình dù chốn hư nát hay cao trọng. Tại nơi cao trọng cần nên hạ mình  tỏ ra vẻ đẹp của người khôn ngoan. Một vị chủ nọ tuyển dụng người quản lý, cuộc phỏng vấn diễn ra vui vẻ phấn khởi, ông hỏi “vì sao anh làm quản lý?”. Anh cười bảo “vì tôi biết công nhân làm việc cực nhọc”. Ông chủ liền đứng dậy bắt tay bảo “sáng mai anh có thể đến văn phòng làm việc”. Câu trả lời gỏn gọn chứng minh anh ta qua trường quản lý đầy kinh nghiệm cả thời gian. Người ở bậc cao trọng cũng vậy dịu dàng hạ mình. Chúa Giê-xu rửa chân cho mồn đồ là hình ảnh đẹp được nhắc nhở đến ngày nay, Chúa là Thầy tỏ ra nét đẹp cao quý khiến ta ngưỡng mộ mến phục thay, việc làm nầy không những làm cho các môn đệ cảm thấy Ngài thật gần gũi song được nâng lên và quý trọng thay. Khoảng cách thầy trò dường như gần lại trò tỏ ra yêu mến Thầy có thể nói hết mọi điều không nói được cùng ai, Thầy lại trao ánh mắt nhiệt thành thiện cảm tạo lòng tin lớn lao cho học trò. Trò kể lể than thở niềm vui nỗi buồn thì Thầy cũng buồn mà vui lây. Tháng năm xa cách nghe gió  mưa  nơi này chốn nọ thầy trò nhớ nhau nghĩ về nhau, viết thư cho nhau, tình Thầy trò cao đẹp thay như Phao-lô và Ti-mô-thê.

         Hạ mình để được ngước lên. Hạ mình mới có sức mạnh để tiến thủ xông pha. Môi se hạ mình đi vào hoang vắng với Chúa được kêu gọi lãnh tụ một dân tộc. Gia-cốp kì kèo với Chúa nhiều lần không chịu khuất phục vật lộn với thiên sứ, bị hạ gục trong đêm tĩnh mịch giữa muôn ngàn sao lấp lánh thanh bình. Có ai biết một vị tướng lãnh Đaniên tưỏng sẽ dùng sự khôn ngoan triết lý hầu đối phó vua Nê-bu-cát-nết-sa!? Ông chỉ biết cúi mình khiêm nhường kêu cầu Chúa. Anh hùng đức tin luôn đi bằng những bước chân hạ mình.

         Hạ mình yên tĩnh giao thông về phần thiêng liêng, linh hồn bình yên, tâm trí nghỉ ngơi, thân thể giãn nở, tình cảm chữa lành, vì thế có tinh thần cầu nguyện cho những cơn sóng bên ngoài sấm sét hung dữ gió mây tơi bời. Biển tạo sóng ôm lấy bờ, sấm sét chạm nhau do sai đường, gió mây giận dữ vì chẳng thuận hòa. Chúng cũng cần sự bảo vệ của Đấng dựng nên. Trên không trung có điện từ, điện từ dương và âm, mỗi loại có đường đi riêng tạo nên không khí trong lành hiền hòa, rồi một ngày vì lí do chi chúng phải gặp nhau đụng chạm tạo nên sấm sét tiếng vang dội dữ tợn có thể gây chết người, cần cánh tay quyền năng Đức Chúa Trời hầu đem hòa bình yên ổn cho loài người thì xem như làm trọn phận sự.

         Hạ mình tỏ ra tánh hạnh đạo đức không chỉ giữa đời này mà cả phần thiêng liêng. Vì chỉ có Đấng trên cao mới tỏ cho ta biết học tập đức hạnh cao thượng. Hướng dẫn rèn luyện khí dụng trong nơi kín nhiệm.  Luyện vàng luyện bạc nơi riêng cách biệt sinh hoạt bên ngoài do một số nguyên lý sinh học. Người luyện bạc cần bảo vệ thân thể bằng một y phục đặc biệt. Tại đó “Ý cha được nên” không phải ý con.

         Lịch sử loài người chỉ có một  Đấng Tối Cao hạ mình làm người sống giữa loài người, hạ sinh chuồng chiên máng cỏ thấp hèn để cứu vớt nhân loại. Sự hạ mình ấy không phải Ngài thấp hèn đâu nhưng tỏ ra Ngài là Đấng Lạ Lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời Đời, là Chúa Bình an (Êsai 9:5b). Hành trình ba mươi ba năm Chúa Giê-xu tỏ cho ta thấy qua chân tướng của bốn sách Phúc Âm. Không một dụ ngôn hay lời nào của Chúa sai trật hay giả dối. Cũng không có một lời bình phẩm của con người chối bỏ Đấng cao thượng“Ngài là Vua, là Christ, là Chúa”. Hầu hết Kinh thánh tỏ cho ta thấy một bức tranh sinh động đầy quyền năng của Chúa Cứu Thế. Sự hạ mình của Chúa Giê-xu vâng phục ý Cha cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá. Đức Chúa Trời vui thỏa khen ngợi rằng “nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng ta mọi đàng”(Mathiơ 3:17). Cuối cùng Ngài sống lại về trời Ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.  Vinh hiển thay!.

         Sự chết của Chúa Giê-xu quá đau thương đến nỗi một số ý tưởng thầm rằng vì sao Đức Chúa Trời không chịu cất Chúa Giê-xu ngay trên thập tự giá, máu đã đổ chiên con đã dâng, đâu nhất thiết để Ngài chịu chết. Giá như Chúa Giê-xu về trời như Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời, hay tiên tri Êli trên xe ngựa lửa... Ngài có thể được tiếp rước bởi đạo binh muôn ngàn thiên sứ phải chứ. Nhưng không! Chương trình của Đức Chúa Trởi đặc biệt cho Hê-nóc, Ê-li đã xong, còn phần cho nhân loại là một chương trình vĩ đại lâu dài có thể nói quan trọng nhất xuyên suốt lịch sử vì lòng nhân từ Đức Chúa Trời nên Ngài cứ chờ đợi cho đến kỳ thuận hiệp. Lớn lao sâu nhiệm tại thập tự giá Chúa Giê-xu phải chịu chết để được sống lại.  Cái giá của sự cứu chuộc ở tại quyền năng biến đổi. Vinh hạnh thay ta ở trong ân điển thì sự hạ mình của Chúa Giê-xu là phần thưởng cho ta chịu lụy phục vụ Ngài. Hạt giống trên tay thì có ích gì, chịu rơi xuống đất chết đi mới được sống lại. Hiện nay hạt giống Tin Lành đã rơi vào tấm lòng nhiều người đến nỗi chết đi con người cũ, bỏ hết tất cả bươn theo con đường sự sống đời đời.

         Như vậy sự hạ mình một người trong Chúa có ý nghĩa cao thượng lắm. “Ai tự hạ mình xuống sẽ được nhấc lên”(Luca 18:14). Chúa nhấc lên cao hơn nơi ta tự mình nhấc. Nguyên lý con người có thể nhấc 50bls chừng 22,5kg phần quý ông, 25bls chừng 11,25kg phần phụ nữ. Nhấc lên cả sức nặng ta phải chịu. Ta nhấc lên 5 Chúa nhấc lên 10. Ta nhấc ngang tầm mắt Chúa nhấc qua khỏi đầu. Ta nhấc qua khỏi đầu Chúa nhấc lên những dãy núi. Ta nhấc lên núi thậm chí bay cao trên các tầng mây xuyên qua các lục địa nửa vòng trái đất, đến tận cung trăng các vì tinh tú cao xa như các nhà khoa học đã làm. Nhấc lên bay cao xa hơn chim ưng rồi thì còn nơi nào Đức Chúa Trời nhấc con cái Ngài đây..!! còn chứ, nơi mà các nhà tri thức khoa học không tự bay vào được, đó là công việc của Đức Chúa Trời dành cho con cái được cứu, ăn ở công bình yêu thương trọn vẹn.

         Hiện tại, Chúa nhấc ta lên cao về phần thuộc linh và tinh thần phục vụ. Chúa nâng ta cao hơn những nhu cầu yếu cần đời sống, nhờ sức Chúa ta có thể bay cao như chim ưng. Sức Chúa dồi dào bội phần ta cần nhờ cậy mà nhận lãnh. Sự cao trọng ấy thật thiêng liêng chẳng đáng cho ta hạ mình tin cậy vâng lời sao. Người hạ mình luôn được ơn Chúa. Chúa tô điểm các loài hoa hình hài sắc màu đẹp bao nhiêu Ngài cũng trang điểm cho ta nét đẹp cao thượng ấy bấy nhiêu. Ngài trang điểm bằng sự hạ mình khiêm nhường giúp ta đủ sức đứng vững mà hầu việc  “...phải trang sức bằng sự khiêm nhường vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên” (IPhi-e-rơ 5:5-6). Nét đẹp Cơ Đốc ở tại tâm hồn và tâm tình hầu việc đây là nét đẹp cơ bản hầu tỏa hương thơm khác nữa. Cũng như cây cần có gốc có rễ, rễ dài thêm đâm nhiều nhánh. Rễ hạ mình dài rộng đâm ra những rễ nhu mì nhân từ nhịn nhục yêu thương... lan tỏa cõi bờ khắp đất, quả là những rễ ngọt đáng yêu phải không đã không ngừng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Sự hạ mình một lần khác với nhiều lần cũng như bài toán nhân 1x1=1, nhưng 1x4 = 4 hoặc 6,7.

         Hạ mình là người khôn ngoan. Những giây phút bà Mari ngồi dưới chân Đấng Christ yên lặng lắng nghe lời se sẽ hầu nuôi dưỡng linh hồn và tâm linh an tịnh sâu thay. Dứt hết mọi vấn vương của đời, chốn om sòm chợ búa... ngồi nghe lời se sẽ của Chúa. Giây phút ấy tuy ngắn nhưng quý báu hơn những giờ còn lại. Tại nơi thiêng liêng giao thông cùng Chúa cần có thì giờ, mỗi ngày một giờ hoặc nhiều hơn, việc nhỏ thông thường ba ngày, việc lớn vài tháng đôi khi nhiều tháng nhiều năm ta mới thấy ý định kết quả của Chúa và đó là phần thưởng cho người hạ mình. Hạ mình để đi con đường dài.

         Nói xa chi không bằng nói gần, lịch sử Hội thánh Tin Lành ghi lại bao tấm gương hạ mình hy sinh cho vương quốc Đức Chúa Trời suốt 100 năm hầu hết đã ngủ yên trong Nước Chúa. Giờ đây, đâu đó tôi vẫn thấy một cách vô hình con cái Chúa hạ mình âm thầm trên bàn thờ Đức Chúa Trời cách lặng thinh và dường như họ được nhấc lên rất cao, bay cao hơn chim ưng sắp về đích thật rồi.

 

KIM HÂN
Nguồn: songdaoonline.com

Từ khóa: biển sâu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn