19:00 EDT Thứ tư, 08/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 57

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 54


Hôm nayHôm nay : 10672

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 78363

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23087396

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tội Lỗi Và Ân Sủng

Tội Lỗi Và Ân Sủng

“Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” (Rô-ma 5:20).

Xem tiếp...

Nếu Tôi Có Thể Làm Điều Đó Thì Bạn Cũng Vậy

Thứ hai - 01/09/2014 21:20
Nếu Tôi Có Thể Làm Điều Đó Thì Bạn Cũng Vậy

Nếu Tôi Có Thể Làm Điều Đó Thì Bạn Cũng Vậy

Tuần qua chúng ta đã nói đến đời sống hôn nhân của chúng tôi. Sau nhiều thất bại, tôi vẫn cố gắng tìm cách đáp ứng với Sarah nhằm giúp cô ấy có thể hiểu được thông điệp thật của tôi khi tôi cảm thấy không được cô ấy đối xử cách tôn trọng.

           

                Kính thưa quý độc giả,

              Tuần qua chúng ta đã nói đến đời sống hôn nhân của chúng tôi. Sau nhiều thất bại, tôi vẫn cố gắng tìm cách đáp ứng với Sarah nhằm giúp cô ấy có thể hiểu được thông điệp thật của tôi khi tôi cảm thấy không được cô ấy đối xử cách tôn trọng. Rút lui trong im lặng không phải là phương cách tốt nhất khi có xung đột trong hôn nhân. Dù là với bất cứ người nào chăng nữa, thì những sự công kích cá nhân không bao giờ tỏ ra hữu hiệu. Là một người đàn ông trọng danh dự, tôi cần giới thiệu một loại thay đổi nào đó. Cụm từ hiện lên trong tôi là: “Em yêu, điều đó hình như thiếu tôn trọng. Phải chăng anh vừa mới tỏ ra là thiếu yêu thương?”

              Phương pháp mới của tôi cho phép tôi biểu lộ những cảm nghĩ của mình mà không khẳng định Sarah là sai còn tôi thì đúng. Lúc tôi nói thêm vào vế thứ nhì rằng, “Phải chăng anh vừa mới tỏ ra là thiếu yêu thương?” là tôi thú nhận phần của mình trong trách nhiệm này, và đối với cô ấy đây là một cơn gió trong lành! Câu hỏi của tôi cho thấy điều tôi hỏi vẫn còn là nghi vấn nên không có sự cáo buộc nào trên Sarah, và thường thì cô đáp trả lại với thiện ý.

              Như đã thú nhận với quý thính giả trong bài nói chuyện tuần trước, hai câu này có thể hình như hơi ngượng nghịu một hoặc hai lần đầu bạn sử dụng chúng. Thế nhưng cặp vợ chồng nào mong ước nói ra những vấn đề sâu xa nhất khi xung đột nổi lên, những câu nói kiểu này đạt hiệu quả vô cùng nhanh chóng vì cả hai vợ chồng đều cảm thấy được khẳng định ở mức độ của nhu cầu sâu xa nhất. Điều thường xảy ra chính là: Sarah nói, “Đúng, em cảm thấy không được yêu thương. Em xin lỗi vì đã tỏ ra thật thiếu tôn trọng. Anh sẽ tha thứ cho em chứ?” Tôi đáp, “Vâng. Em cũng sẽ tha thứ cho anh vì đã tỏ ra là thiếu yêu thương chăng?” Cô ấy trả lời, “Hẳn nhiên rồi.” Và mọi sự chấm dứt.

              Sự thật là, cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác, nhiều lúc Sarah và tôi vẫn có thể trở nên khó chịu với nhau. Chúng tôi có thể trở nên bướng bỉnh và hờn dỗi, thậm chí có thể lên cao giọng nữa! Tôi có thể nhìn cô ấy một cách khó chịu hoặc im hơi lặng tiếng, không muốn nói chuyện. Sarah cũng có thể dậm mạnh chân đi ra khỏi phòng. Chúng tôi giẫm đạp lên cái ống thở của nhau—đôi khi với sự thích thú nữa!

              Nhưng cho dù trong ngày hôm ấy có điều gì xảy ra chăng nữa, thì cả hai chúng tôi đều có một sự cam kết chắc chắn rằng chúng tôi sẽ nói những câu Yêu Thương và Tôn Trọng của mình trước khi lên giường ngủ. Nếu tôi đang cảm thấy không được tôn trọng, hoặc Sarah đang cảm thấy không được yêu thương thì chúng tôi nói cho nhau biết điều đó, bắt đầu với hai câu như tôi đang đề cập đến. Điều khó làm, là mỗi người phải hạ mình xuống, thành thật nói ra hai câu ngắn gọn này, và rồi để cho hai câu ấy đưa đến một sự thảo luận chân thành.

              Kính thưa quý độc giả,

              NẾU TÔI CÓ THỂ LÀM ĐIỀU ĐÓ THÌ BẠN CŨNG VẬY

              Là những người đàn ông trưởng thành, chúng ta cần đảm nhận vai trò lãnh đạo và đưa vấn đề này ra để thảo luận. Chúng ta phải thừa nhận những cảm xúc của mình—chúng ta cần cảm thấy được tôn trọng. Tuy nhiên, khi chúng ta làm điều này chúng ta cũng phải thừa nhận cảm xúc của vợ mình—cô ấy cần cảm thấy được yêu thương! Đây là một biện pháp thẳng thắn và công bằng cho phép cả hai bên cởi mở trình bày những điều đã thật sự diễn ra. Việc né tránh toàn bộ vấn đề lần này đến lần khác (hoặc bùng nổ mỗi lần) không cứu vãn được gì cả. Một người đã viết:

              Chúng tôi đã có thể nói chuyện về những tình huống “khó chịu” mà không có sự thảo luận gì, và cuối cùng kết thúc bằng một trận cãi nhau kịch liệt. ĐIỀU ĐÓ là phần có thể nhận thức được! Và cả hai chúng tôi đều đang nói thẳng nói thật đến mức độ thừa nhận với nhau, “Đúng vậy! Đó là cách anh đã từng cảm thấy suốt những năm qua!”... Vì thế chúng tôi đã bắt đầu mức độ mới này của việc cùng học với nhau. Tôi vô cùng phấn khích. Tôi thấy được cuộc hôn nhân của mình đang cải thiện bất ngờ. Giống như là một sự nặng nề đã được cất đi khỏi vẻ mặt của chúng tôi khi chúng tôi đối thoại và hiểu được tất cả những sự nhận thức chúng tôi đã từng có!

              Thú thật, điều này đòi hỏi sự quyết tâm. Một ông nọ đã viết cho tôi:

              Tôi nhìn thấy sự giận dữ và ghen ghét của vợ tôi đối với tôi, và nhiều lúc tôi chỉ không biết làm thế nào để xử lý việc này... Tôi biết rằng cô ấy không đang đòi hỏi nhiều điều, nhưng tôi chưa bao giờ thật sự nói năng đàng hoàng với cô ấy và không biết làm sao để bắt đầu và rồi tiếp tục thực hiện điều đó. Tôi mệt mỏi vì phải chiến đấu với cô ấy, và nhiều lần tôi tránh nói chuyện để đừng rơi vào chỗ tranh cãi. Cô ấy lại hiểu sự thiếu đối thoại của tôi là vì tôi không quan tâm hoặc không thành thực với cô. Tôi chỉ không biết vì sao lại thật khó khăn cho tôi khi làm điều đó.

              Một người chồng khác thuật lại như sau:

              Những sự bất đồng ý kiến của chúng tôi đều tập trung vào những sự bộc phát cảm xúc của cô ấy và sự thiếu cảm xúc của tôi. Tôi yêu vợ mình và tự thấy là mình dễ cảm xúc về cô ấy. Thế nhưng, tôi lại cố gắng không cho phép cảm xúc điều khiển mình. Tôi tin tình yêu được biểu lộ bằng hành động chứ không bằng những sự phản ứng lại... Tôi thực sự yêu thích cảm xúc vợ mình có, và tôi biết Đức Chúa Trời đặt chúng tôi bên nhau để yêu thương và tôn trọng nhau khi chúng tôi tìm cách để tôn cao Ngài, nhưng tôi tranh chiến khi vợ tôi biện minh cho hành vi cư xử của cô ấy là một sự phản ứng lại của cảm xúc không thể kiểm soát được. Tôi không đang tìm kiếm một điều gì đó để lên án cô ấy; thay vào đó, tôi muốn giải quyết điều này.

              Tôi nói với cả hai người chồng này, “Thưa quý ông, đúng là quý ông không được Đức Chúa Trời định là phải ưa thích sự coi thường, nhưng Ngài thực sự kêu gọi quý ông nhận chịu sự chỉ trích gay gắt.”

              Tiến Sĩ John Gottman, trong sự nghiên cứu rộng rãi về các cuộc hôn nhân, đã kết luận rằng thật vô cùng hữu hiệu khi một người chồng có thể chấp nhận cơn giận của vợ mình. Ông khuyên nam giới đừng né tránh xung đột nếu họ muốn làm cho hôn nhân của họ có kết quả. Việc lảng tránh vấn đề, bỏ mặc cho cuộc xung đột không được giải quyết, sẽ chỉ làm cho người vợ khó chịu bực bội hơn. Người chồng phải luôn nhớ rằng người vợ phải nói chuyện về những gì đang ‘gặm nhấm’ cô ấy. Khi cô ấy trút đổ những cảm xúc của mình, cô tin mình đang giữ cho cuộc hôn nhân lành mạnh và đang giúp cho mối quan hệ hoạt động trôi chảy hơn. Cô ấy không đang cố gắng tấn công chồng mình cách cá nhân. Gottman nói, “Nếu bạn ở cạnh bên cô ấy suốt thời gian bực dọc này, và lắng nghe những lời chỉ trích của cô ấy, cô ấy sẽ dịu xuống. Nếu bạn im lặng rút lui, cô ấy sẽ bực mình và có thể làm cho sự xung đột gia tăng hơn.”

              Đề nghị của tôi gởi đến các ông chồng là: thay vì né tránh việc chạm trán với vợ mình, bạn sẽ chọn lựa việc tiến về phía cô ấy trước, hay để cho cô ấy tiến về phía bạn mà bắn những phi tiêu nho nhỏ nhưng kịch độc của cô ấy khi cô đến chăng? Nếu bạn sẵn sàng nhận chịu sự chỉ trích gay gắt, bạn có thể ngăn chặn những cuộc cãi vã điên rồ. Sau khi để cho vợ mặc sức trút đổ cảm xúc của mình, bạn có thể nói cách yêu thương, “Em yêu, anh yêu em. Anh không muốn điều này. Khi em nói chuyện theo cách này, anh biết em đang cảm thấy không được yêu thương. Chúng ta hãy bàn thảo về việc này. Anh muốn tỏ ra yêu thương em nhiều hơn, và anh hy vọng em sẽ muốn tỏ ra tôn trọng anh hơn.”

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn