17:57 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 36


Hôm nayHôm nay : 10018

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 26754

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23035787

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Trẻ Em Từ Chối Tình Thương

Thứ hai - 04/11/2019 20:16
Trẻ Em Từ Chối Tình Thương

Trẻ Em Từ Chối Tình Thương

Trong tuần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số vấn đề đặc biệt của trẻ em, như một số em bị khuyết tật, chậm nói, chậm nghe vv. Hôm nay, chúng ta hãy cùng xem cách để giúp đỡ cho dạng trẻ em từ chối trước tình thương, hay nói đúng hơn là dạng trẻ em không muốn tiếp nhận tình thương của người khác. Vâng, có thể bạn không tin nhưng sự thật có nhiều trẻ em đề kháng một cách tự nhiên (bẩm sinh) đối với sự quan tâm và yêu thương của người khác. Các em lẩn tránh những ánh mắt, không muốn ai đụng chạm hoặc quan tâm đến mình.


Trẻ Em Từ Chối Tình Thương


        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong tuần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số vấn đề đặc biệt của trẻ em, như một số em bị khuyết tật, chậm nói, chậm nghe vv. Hôm nay, chúng ta hãy cùng xem cách để giúp đỡ cho dạng trẻ em từ chối trước tình thương, hay nói đúng hơn là dạng trẻ em không muốn tiếp nhận tình thương của người khác. Vâng, có thể bạn không tin nhưng sự thật có nhiều trẻ em đề kháng một cách tự nhiên (bẩm sinh) đối với sự quan tâm và yêu thương của người khác. Các em lẩn tránh những ánh mắt, không muốn ai đụng chạm hoặc quan tâm đến mình.
 

        Hiện tượng này có nhiều mức độ khác nhau. Một vài trẻ chỉ hơi tỏ vẻ đề kháng trong khi những em khác lại rất khó chịu trước những người biểu lộ tình thương đối với mình. Một số em chỉ thấy thoải mái đối với một cách biểu lộ tình cảm nào đó nhưng không phải em nào cũng như thế. Mỗi em một kiểu.
 

        Dạng trẻ em đề kháng trước tình thương sẽ trở nên cực kỳ khó hiểu trong mắt cha mẹ chúng. Trực giác của những bậc cha mẹ biết quan tâm đến con sẽ cho họ biết rằng con họ cần tình thương cũng như cần được nuôi dưỡng về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, khi cha mẹ muốn đáp ứng cho trẻ những nhu cầu này thì chúng lại tìm ra vô số cách để né tránh điều đó. Thật là khó xử! Thế là nhiều bậc phụ huynh đành chấp nhận làm theo điều mà họ cho là con cái mình muốn. Họ kết luận rằng con họ không cần đến sự quan tâm, tình cảm và sự yêu thương của họ. Thế nhưng, đây là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.
 

        Dù trẻ có tỏ ra đề kháng trước tình thương thì chúng vẫn rất cần đến tất cả những điều có liên quan đến một tình yêu vô điều kiện mà chúng ta đã nói đến. Tuy nhiên, vì chúng thấy khó có thể chấp nhận những điều nói trên nên việc cha mẹ phải làm là dạy dỗ để giúp chúng có thể dần dần đón nhận tình yêu của người khác.
 

        Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu năm giai đoạn trẻ đón nhận tình thương. Qua năm giai đoạn này, sự đề kháng của trẻ sẽ dần dần giảm bớt và chúng sẽ có thể đón nhận tình cảm nhiều hơn. Dĩ nhiên, không phải trẻ em nào cũng giống nhau. Có thể trong giai đoạn này trẻ chịu cởi mở đón nhận tình cảm nhưng trong giai đoạn khác, lại kém hơn. Trách nhiệm của cha mẹ là phải biết được đâu là lúc trẻ dễ đón nhận tình cảm và sự yêu thương của họ nhất.
 

        Quý thính giả thân mến,
 

        Giai đoạn nhứ nhất nhằm vào những lúc trẻ tiếp xúc với những điều hài hước. Chẳng hạn như lúc trẻ xem truyền hình và xem đến những cảnh vui nhộn. Đây là lúc cha mẹ có cơ hội để đem đến cho chúng những ánh mắt, cử chỉ và sự quan tâm qua việc bình luận về những hình ảnh vui nhộn đó. Cha mẹ phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ này vì chẳng bao lâu, trẻ sẽ lại trở về trạng thái phòng thủ. Chúng ta phải “đánh nhanh, rút gọn”, nếu không lần sau, trẻ sẽ đề phòng trước chiến thuật này của chúng ta.
 

        Giai đoạn thứ hai nhằm vào những lúc trẻ làm được một việc gì đó đáng khen. Thành quả đó không thể là bất kỳ điều gì mà phải là một điều nào đó khiến trẻ thật sự thấy hãnh diện. Những lúc này, cha mẹ có thể dành những ánh mắt, cử chỉ (và cả sự quan tâm chú ý nếu cần thiết) của họ cho con bên cạnh những lời khen ngợi. Một lần nữa, chúng ta cũng cần phải chú ý đừng làm điều này cách thái quá, nhất là đừng kéo dài, phải nhớ “đánh nhanh, rút gọn”.
 

        Giai đoạn thứ ba nhằm vào những lúc sức khỏe của trẻ có vấn đề. Việc trẻ sẵn sàng tiếp nhận tình cảm khi bị đau ốm là điều khó đoán trước được. Có lúc, bệnh tật và những cơn đau có thể giúp trẻ tăng khả năng đón nhận tình thương nhưng cũng có lúc nó khiến trẻ trở nên phòng thủ hơn. Cha mẹ phải liên tục làm chủ tình thế, nắm bắt những cơ hội để đem tình thương đến cho con cái trong những lúc chúng đau ốm. Đó là những giây phút hết sức đặc biệt mà trẻ sẽ không bao giờ quên được.
 

        Giai đoạn thứ tư nhằm vào những lúc trẻ bị tổn thương về mặt tình cảm. Điều này thường xảy ra khi trẻ gặp mâu thuẫn với bạn bè và chúng bị đối xử bất công. Với sự tổn thương về mặt tình cảm như thế, trẻ sẽ dễ đón nhận tình thương của chúng ta hơn.
 

        Giai đoạn thứ năm phần lớn phụ thuộc vào những kinh nghiệm trước đó mà trẻ có được. Chẳng hạn nếu một đứa trẻ có những kinh nghiệm thật vui và ý nghĩa khi đi dạo với cha mẹ thì em sẽ dễ dàng đón nhận tình thương hơn trong những lần đi dạo kế tiếp. Một em khác có thể đã có những kinh nghiệm thật vui lúc lên giường ngủ, cũng là lúc cha mẹ đọc sách, cầu nguyện và trò chuyện với em. Vì vậy, em sẽ có khuynh hướng dễ đón nhận tình thương hơn trong cùng một thời điểm chuẩn bị đi ngủ như thế. Đây là lý do vì sao việc tạo ra những khoảnh khắc thú vị và ấm áp mỗi ngày là điều hết sức quan trọng và vô cùng ích lợi đối với con cái lẫn cha mẹ. Chẳng hạn như những thói quen trước khi đi ngủ nói trên là điều hết sức ích lợi.
 

        Tóm lại, trẻ em đều cần đến tình thương qua những ánh mắt, cử chỉ và sự quan tâm chú ý. Nếu trẻ không nhận lãnh đầy đủ những điều này, cha mẹ cần phải tìm ra lý do tại sao và tìm cách để thay đổi tình huống đó.
 

        Trong tuần tới, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cách nào để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho con trẻ. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: trẻ em

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn