05:05 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 77


Hôm nayHôm nay : 12414

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 260988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22990395

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 8 CHỮ THỨ TÁM: KHETH (Hàng rào)

Thứ tư - 17/08/2022 19:00
Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 8 CHỮ THỨ TÁM: KHETH (Hàng rào)

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 8 CHỮ THỨ TÁM: KHETH (Hàng rào)

Chữ thứ tám của mẫu tự Hy-bá-lai là KHETH phát âm như chữ KH. Chữ nầy có nghĩa là “hàng rào” hay “vách”, hoặc “thành”.

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 8
CHỮ THỨ TÁM: KHETH (Hàng rào)

 
      Chữ thứ tám của mẫu tự Hy-bá-lai là KHETH phát âm như chữ KH. Chữ nầy có nghĩa là “hàng rào” hay “vách”, hoặc “thành”.

      Từ nầy trong nguyên văn Hy-bá-lai có đến chín hình thức khác nhau, được chép ít nhất 39 chỗ trong Cựu Ước. Chữ BATSAR được chép 16 lần trong 10 sách, chữ GADAR 1 lần, chữ NIBSAR 11 lần trong 6 sách, chữ MATSOR 1 lần, chữ MITSURAH 4 lần trong 1 sách, chữ GADER 1 lần, chữ SUK 1 lần, chữ AZAQ 1 lần...

      Trong sách Gióp 19:8 có chép: “Chúa có chặn đường tôi, tôi không đi qua được”, cũng có nghĩa là Ngài “rào” đường tôi đi. Chữ này là GADAR chỉ được dùng một lần tại đây thôi. Trên bước linh trình nhiều lúc Chúa đặt những “hàng rào” trước mặt tôi tớ, con cái Ngài để họ bị chặn lại khi họ vô tình đi quá xa ý chỉ của Ngài. Những hàng rào ấy có khi là “hàng rào gai” của hoạn nạn, bắt bớ chẳng hạn.

      Trên một con đường nguy hiểm, dốc cao, hố thẳm người ta thường làm những rào cản dọc theo mé đường để tài xế thấy chỗ nguy mà hãm bớt tốc lực và lái xe cẩn thận hơn. Loài người đang tiến nhanh trên con đường thật nguy hiểm là tội lỗi. Họ đang đổ dốc mà không hãm thắng. Họ thích tự do, bất chấp những “hàng rào luân lý, đạo đức” hay “tôn giáo” hoặc những tổ chức tốt đẹp trong xã hội. Họ xem thường cuộc sống có nề nếp, tổ chức của gia đình, xem cha mẹ anh chị em như là thù địch, thích sống cuộc đời lang thang, vất cưởng, vô định. Vì thế trước đây ở Mỹ có phong trào Hippy, hiện nay có những băng đảng lộng hành khắp nơi. Sự giết chóc xảy ra hàng ngày. Không ai có thể ngăn chặn họ được, họ muốn sống cách tự do, man rợ, vượt ngoài vòng lễ giáo, pháp luật, phá đổ hàng rào luân lý mà họ cho là cổ hủ. Vì những cái rào ấy không đủ sức ngăn chặn họ và cũng không thể ngăn chặn nổi vì quá yếu ớt. Nó chỉ là phương pháp của loài người, xây dựng bên ngoài không không ngăn nổi lòng dục bộc phát bên trong.

      Tạ ơn Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng Tạo Hóa, Ngài luôn luôn yêu thương nhân loại, đang lúc họ mê man trượt dốc thì chính Ngài đã dự bị cho họ một hàng rào lớn và chắc chắn nhất, ấy là ÂN ĐIỂN của Ngài, là Cứu Chúa Giê-xu. Mọi “hàng rào” của loài người lập ra rất dễ bị phá đổ, chỉ “ân điển” của Đức Chúa Trời là “hàng rào”, một “bức thành” kiên cố, không ai triệt hạ nổi! Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy có nhiều người đã cố tâm vượt rào, trượt dốc, lao mình vào chốn hư mất trầm luân. Nhưng ân điển của Đức Chúa Trời đã ngăn họ lại, khiến họ phải dừng ngay và quay về với Cha từ ái. Phao-lô là một tội nhân đã bị chặn trên con đường Đa-mách bởi ân điển lớn lao của Chúa. Ngoài ra, còn có muôn triệu người nhờ “hàng rào” ân điển mà được cứu rỗi.

      Đấng Christ là một bức thành kiên cố, thập tự giá là một “hàng rào” vĩ đại cuối cùng để chặn đường tội nhân vào địa ngục. Khi xưa, Đức Chúa Trời dùng nhiều biện pháp ngăn chặn, kềm hãm loài người để họ đi theo ý chỉ của Ngài. Mười điều răn mà Ngài ban bố cho dân Y-sơ-ra-ên trên núi Si-nai cũng là một “hàng rào” họ không được phép vượt qua. Nhưng bởi sự cứng cỏi của lòng họ, sự bất phục tùng của họ, họ đã phá đổ “hàng rào” ấy bằng cách tiếp nhận và thờ lạy thần tượng ngoại bang để cuối cùng mang lấy hình phạt, gây họa cho giống nói, phải tan lạc khắp thế giới, chịu không biết bao nhiêu nỗi thống khổ. Đời xưa như đời nay, con người luôn muốn làm điều “lòng mình ưa thích”. Thậm chí những người có danh hiệu là Cơ Đốc Nhân, tức là dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh, là người đã chạy vào “thành ẩn nấu” đã ở trong “hàng rào ân điển” rất an toàn, thế mà họ lại muốn vượt rào ấy để lao mình vào hố sâu, vực thẳm. Họ xem thường thập tự giá nên sẵn sàng đạp qua để bước vào lối cũ. Đó là ý tưởng của những người chống nghịch lại với Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban cho họ hàng rào ân điển hầu ngăn chặn họ khỏi chốn trầm luân. Họ đã chấp nhận một thời gian, nhưng bị cám dỗ mà khước từ, đã vượt qua cái rào “hội thánh” cách dễ dàng, để tự do đi vào con đường tăm tối. Tại họ “ham hố đời này” nên không nghe được tiếng êm diệu của Chúa Giê-xu kêu gọi: “Hãy cứ ở trong Ta thì Ta sẽ ở trong các ngươi...” (Giăng 15:4a)
 
Vĩnh Phước ngày 18 tháng 8 năm 2022
(HT-st- TRích bài viết của Bà Mục sư Phạm Văn Năm)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn