03:15 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 10803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 259377

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22988784

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI- BÀI SỐ 9 CHỮ THỨ CHÍN: TETH (Con rắn)

Thứ tư - 31/08/2022 23:12
Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI- BÀI SỐ 9 CHỮ THỨ CHÍN: TETH (Con rắn)

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI- BÀI SỐ 9 CHỮ THỨ CHÍN: TETH (Con rắn)

Chữ thứ chín của mẫu tự Hy-bá-lai là TETH (phát âm như chữ T). Chữ này có nghĩa là “con rắn” trông giống như con rắn ngẩng đầu lên. Trong tiếng Hy-bá-lai có 11 chữ chỉ về con rắn, tiếng Ả rập có 4 và tiếng Hy lạp có 5.

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI- BÀI SỐ 9
CHỮ THỨ CHÍN: TETH (Con rắn)
 
   Chữ thứ chín của mẫu tự Hy-bá-lai là TETH (phát âm như chữ T). Chữ này có nghĩa là “con rắn” trông giống như con rắn ngẩng đầu lên. Trong tiếng Hy-bá-lai có 11 chữ chỉ về con rắn, tiếng Ả rập có 4 và tiếng Hy lạp có 5.

   Trong Kinh Thánh từ Sáng thế ký đến Khải huyền, danh từ “rắn” được đề cập đến 51 lần trong 24 sách. Con rắn xuất hiện lần đầu tiên trong Sáng thế ký chương 3. Bắt đầu từ đó, con rắn bò suốt Kinh Thánh song song với chương trình cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời đã và đang thực hiện để cứu vớt nhân loại. Nhận xét những biến cố xảy ra trong Kinh Thánh đủ biết rằng đó là do sự có mặt của con rắn. Con rắn là hiện thân của ma quỷ, luôn luôn gây rối, quấy động, biết bao tang tóc đổ vỡ đều do “con rắn” gây ra.

   Biến cố quan trọng nhất do con rắn gây ra tại vườn Ê-đen mà chúng ta đều biết. Con rắn thật khôn khéo, quỷ quyệt, biết cách gợi tánh hiếu kỳ của người nữ. Khi cám dỗ Ê-va, con rắn nói rất ít chỉ 2 câu gồm 56 chữ. Câu đầu 21 chữ khiến Ê-va ngờ vực, câu thứ 2 35 chữ đủ sức khiến Ê-va hành động ngay. Bà Ê-va đã thảo luạn với con rắn rất dài dòng, vẫn không thắng nổi sức quyến rũ của nó. Rồi từ đó, loài người mang lấy án phạt, bị sự chết xâm nhập vào tâm linh, thể xác và linh hồn, bị tội lỗi chủ trị đời sống. Và cũng từ đó, loài người càng sinh sản thêm nhiều càng trở nên hung ác đến nỗi Đức Chúa Trời không thể chịu đựng họ được nữa, đã dùng nước tiêu diệt trong tai họa mệnh danh là “cơn đại hồng thủy”, chỉ trừ cả gia đình Nô-ê còn sống vì đã vâng lời Chúa, đóng một chiếc tàu để cứu gia đình. Rồi một “tân thế giới” được tái lập từ dòng giống Nô-ê.

   Loài người vẫn bị tội lỗi chế ngự, cứ làm điều ác trước mặt Đức Chúa Trời. Suốt dòng lịch sử, giữa Đức Chúa Trời và ma quỷ có sự tranh chiến không ngừng. Từ vườn Ê-đen, ma quỷ đã phá hủy chương trình của Đức Chúa Trời, tức thì Đức Chúa Trời đã tuyên bố một cuộc chiến tranh trường kỳ giữa “dòng dõi người nữ” và “dòng dõi con rắn” từ khi sáng thế đến ngày chung tận cõi đời.

   Một biến cố lịch sử nữa liên quan trực tiếp đến con rắn là trong Dân số ký 21:4-9, ma quỷ xui giục dân Y-sơ-ra-ên nói nghịch cùng Đức Chúa Trời và Môi-se” nên Đức Chúa Trời sai rắn lửa cắn họ chết vô số. Sau khi bị tai nạn kinh khiếp, họ liền ăn năn, rồi con rắn bằng đồng đánh bóng được Chúa sai Môi-se làm ra treo lên cây sào, đó là một “linh dược” chữa lành những người bị rắn cắn bằng cách “nhìn lên” rắn đồng ấy. Con rắn lửa biểu hiện về ma quỷ, con rắn đồng chỉ về Đấng Christ. Chính Ngài đã xác nhận với Ni-cô-đem rằng: “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thế nào thì con người cũng bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sống.” (Giăng 3:14)

   Ma quỷ luôn phá hoại công việc của Đức Chúa Trời. Ngài xây dựng, ma quỷ phá đổ. Ngài làm điều ích lợi cho loài người, ma quỷ lạm dụng sự ích lợi đó để biến thành một tai họa. Thực phẩm là thứ mà Đức Chúa Trời dùng để thêm sức sống cho loài người, ma quỷ dùng chính thức ăn để đưa con người vào sự chết. Ma quỷ lợi dụng những gì loài người thích để xô họ vào đó, khiến họ đam mê xa cách ý chỉ của Đức Chúa Trời. Con rắn đồng mà Môi-se đã làm theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời để chữa cho dân khỏi tai vạ khủng khiếp thì họ cũng bị ma quỷ cám dỗ, thay vì họ hết lòng thờ lạy Đức Chúa Trời thì họ lại thờ lạy “con rắn đồng” ấy. Mãi đến đời vua Ê-xê-chia con rắn đồng mới bị phá hủy (II Các vua 18:4). Về sau, có những huyền thoại về con rắn đồng mà người ta tìm được tại Alexandrie và quyết đó là con rắn đồng của Môi-se! Một số học giả giải thích rằng ấy chẳng qua là tính hiếu kỳ của con người thích sưu tầm, đề xướng ra những gì liên quan đến tài liệu lịch sử, rất có thể người ta đúc những con rằng đồng khác để thờ lạy, vì làm một con rắn bằng đồng không phải quá khó đối với những người thích thờ lạy hình tượng. Như trước đây nhiều năm, một số người chủ trương tìm kiếm, góp nhặt “những mẫu xương khô của sứ đồ Phi-e-rơ” và sau một thời gian tìm tòi, họ tuyên bố rằng đã tìm được rất nhiều xương của vị sứ đồ ấy, nhiều cho đến nỗi nếu đem tất cả các mẫu xương thu thập được ráp lại với nhau thì sứ đồ Phi-e-rơ có đến hàng chục cánh tay, hàng tá ống chân, 5-7 cái sọ.

   Cuộc giao tranh giữa Đức Chúa Trời và ma quỷ vẫn còn đang tiếp diễn. Một trận thư hùng với “con rồng tức là con rắn xưa, là ma quỷ, là Satan” được ghi nhận trong sách Khải huyền chương 12. Tại đây, chúng ta thấy đối phương kéo đạo binh quỷ sứ ra tranh chiến với “người đàn bà” có Satan chỉ huy cuộc chiến. Về phần người đàn bà thì có sự tiếp cứu thần hựu từ Đức Chúa Trời nên được an toàn. Đây là biểu hiện về sự bắt bớ mà Hội Thánh của Đức Chúa Trời phải trải qua. Ma quỷ rất thù ghét con cái Đức Chúa Trời tức là “dòng dõi người nữ” là Hội Thánh nên quyết định bắt bớ đến cùng. “Người đàn bà” đây là biểu hiện về dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh. Ma quỷ không để yên cho con cái Chúa làm theo ý Ngài, nên mỗi giờ, mỗi phút nó tìm đủ mọi cách lôi cuốn, cám dỗ người theo Chúa trở lại chống đối, bất tuân mạng lệnh Ngài, không làm theo ý chỉ Ngài mà đi theo một chiều hướng khác. Thay vì lo thi hành mạng lịnh tối hậu của Chúa Giê-xu là “đi khắp thế gian giảng tin lành cho mọi người” thì nó khiến họ xâu xé lẫn nhau, tranh chấp quyền lợi cá nhân, tranh giành địa vị ảnh hưởng như người đời, gây chia rẽ, chuốc hận thù, tìm đủ mánh khóe thủ đoạn để khai trừ  những phần tử ưu tú khỏi nhà Đức Chúa Trời, khoe khoang, kiêu ngạo, tự cao, tự đắc. Họ đương nhiên gia nhập vào hàng ngũ “dòng dõi con rắn” để chiến đấu chống lại với “dòng dõi người nữ” mà họ không ngờ! Thật là một thực trạng kinh khiếp!

   Con cái thật của Chúa chỉ có một nguyện vọng là: “Tin lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân”, hầu cho “sự cuối cùng sẽ đến”. Và khi sự cuối cùng đến thì cơn chiến tranh trường kỳ giữa “dòng dõi người nữ” và “dòng dõi con rắn” cũng tạm ngưng, vì Satan đã bị xiềng nơi vực thẳm cho đến một ngàn năm. Chúng ta phải cầu nguyện Chúa cho ngày ấy mau đến, để con dân Chúa được hiện diện trong nước Thiên hy niên do chính Chúa Giê-xu cai trị bằng sự công bình và phước hạnh.

 
Vĩnh Phước, ngày 1 tháng 9 năm 2022
(HT- st, trích từ bài viết của Bà Mục sư Phạm Văn Năm)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn