15:20 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 17


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266929

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22996336

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Hy Vọng Nơi Lời Chúa

Thứ năm - 05/01/2023 20:23
Hy Vọng Nơi Lời Chúa

Hy Vọng Nơi Lời Chúa

“Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy Lời của Chúa” (câu 81).

Hy Vọng Nơi Lời Chúa 

Thi Thiên 119:81-88

          “Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy Lời của Chúa” (câu 81).

          Câu hỏi suy ngẫm: Phân đoạn Thi Thiên này mô tả tâm trạng của trước giả ra sao? Ông đặt hy vọng vào đâu? Bạn thường đặt hy vọng vào đâu khi gặp hoàn cảnh tuyệt vọng?

          Tám câu Thi Thiên này được bắt đầu với chữ cái thứ mười một của tiếng Hê-bơ-rơ là chữ Caph. Chữ này mang ý nghĩa “bàn tay rỗng”. Theo một số nhà giải kinh, hàm ý của phân đoạn này là trước giả đang chìa bàn tay trống không ra kêu cầu sự thương xót của Chúa. Thật vậy, Thi Thiên này mô tả tâm trạng mòn mỏi và thất vọng của trước giả. Ông ví sánh mình như “bầu da bị khói đóng đen” (câu 83). Ông có cảm giác kẻ thù đang vây quanh ông và đào hố chực sẵn để gài bẫy ông (câu 85). Ông trông chờ sự cứu giúp của Chúa, không mong đợi ai khác ngoài Chúa và đặt trọn niềm hy vọng nơi Lời Ngài.

          Hầu hết trong từng câu, trước giả đều khẳng định: ông “trông cậy Lời của Chúa” (câu 81), “mong ước Lời Chúa” (câu 82), “không quên các luật lệ Chúa” (câu 83), “điều răn Chúa là thành tín” (câu 86), “không lìa bỏ các giềng mối Chúa” (câu 87), “gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa” (câu 88). Rõ ràng trước giả hoàn toàn tin cậy Lời của Chúa và chính Lời Ngài là nguồn sức lực, niềm an ủi và cậy trông của ông trong khi tuyệt vọng.

          Thi Thiên 119 không ghi tên trước giả nhưng phần lớn các nhà giải kinh đều cho là của Vua Đa-vít. Cuộc đời của ông đã trải qua quá nhiều nỗi gian truân, đối diện với biết bao kẻ thù hung bạo và nguy hiểm. Vì thế, ông kinh nghiệm được “sự cứu rỗi” cho linh hồn ông chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời quyền năng. Và chỉ có Lời thành tín của Ngài mới mang đến niềm hy vọng cho ông. Trong câu cuối của khổ thơ này ông cầu xin Chúa cho ông “được sống tùy theo sự nhân từ Chúa” (câu 88). Trước giả đã kinh nghiệm được sự hồi sinh thật sự khi tuân giữ điều răn của Chúa. Vì thế, ông quyết tâm không quên luật lệ Chúa, không từ bỏ kỷ cương Ngài và luôn tuân giữ Lời Chúa.

          Hy vọng đây cũng là kinh nghiệm của tất cả con cái Chúa khi trông cậy nơi Lời của Ngài. Chúng ta chắc chắn không tránh khỏi những hoàn cảnh khó khăn, thất vọng khi còn sống trên trần gian. Nguyện Lời của Chúa trở thành nguồn an ủi và hy vọng lớn cho mỗi chúng ta. Nhận biết Lời Chúa vô cùng quý báu cho đời sống, mỗi chúng ta cần đầu tư thời gian, lập thói quen học hỏi Lời Chúa và bám chắc Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh. Hãy quyết tâm như Vua Đa-vít, không bao giờ quên điều răn Chúa dù trong cảnh ngộ nào. Chắc chắn khi chuyên tâm học hỏi Kinh Thánh, chúng ta sẽ tìm thấy nguồn hy vọng nơi Lời Chúa, vì mọi vật luôn thay đổi nhưng Lời Ngài không bao giờ thay đổi (Ma-thi-ơ 24:35).

          Bạn đã lập thói quen học hỏi Lời Chúa mỗi ngày chưa? Có những ngăn trở nào khi bạn thực hiện điều này?

          Lạy Chúa, xin giúp con biết đầu tư cho cuộc đời con bằng việc học hỏi Lời Chúa để con luôn ghi khắc Lời Chúa và đặt trọn niềm hy vọng nơi Lời Ngài dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
 

Nguồn: httlvn.org


Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn