Đang truy cập : 57
•Máy chủ tìm kiếm : 6
•Khách viếng thăm : 51
Hôm nay : 6319
Tháng hiện tại : 116785
Tổng lượt truy cập : 25548147
“Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác” (câu 2-3).
Phục Truyền 29:1-8
“Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Ma-thi-ơ 22:37-39).
Câu hỏi suy ngẫm: Ông Môi-se nhắc lại cho thế hệ mới của dân Y-sơ-ra-ên những điều gì? Ông lặp đi lặp lại những điều ấy với mục đích gì? Bạn cần làm gì để giúp con cháu kinh nghiệm Chúa cách cá nhân?
Sau khi nói về phước lành và rủa sả, ông Môi-se nhắc lại “các lời của sự giao ước” Chúa đã lập tại Hô-rếp và một số điều được giải thích thêm trong các bài giảng của ông. Ông nhấn mạnh sự chăm sóc của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên trong thời gian sống ở Ai Cập, sự giải cứu dân Chúa khỏi kiếp nô lệ, sự chăm sóc đặc biệt của Chúa suốt quá trình đem họ đến miền Đất Hứa, giúp họ vượt qua những hoang mạc khô hạn, chiến thắng và chiếm xứ phía đông sông Giô-đanh làm sản nghiệp.
Do chỉ các thầy tế lễ và người Lê-vi mới có một bản luật pháp để tham khảo, còn dân Chúa phải lệ thuộc vào trí nhớ nên ông Môi-se luôn lặp đi lặp lại những điều trong lịch sử Đức Chúa Trời đã làm cho dân Ngài. Hiện nay họ chưa được Chúa ban tấm lòng để hiểu vì họ thường xuyên cứng lòng, bất tuân mạng lệnh Chúa (câu 4). Do đó lặp đi lặp lại những chủ đề quen thuộc là điều quan trọng với dân Chúa. Hơn nữa, nhắc nhở cho thế hệ mới những điều tốt lành Chúa làm cho tổ phụ họ là để họ nhận biết Đức Chúa Trời thành tín luôn làm trọn những gì Ngài đã hứa trong giao ước. Đây không phải là một hợp đồng sòng phẳng hai chiều, nhưng là giao ước ân sủng, trong đó Đức Chúa Trời đơn phương cam kết thực hiện Lời Ngài đã hứa, phần dân Chúa chỉ đón nhận, sống cách xứng đáng và trung thành, nghĩa là chỉ phải hết lòng, hết ý kính yêu, tôn thờ Chúa cùng vâng phục điều răn Ngài. Như vậy, không một thế hệ nào có thể coi giao ước của Đức Chúa Trời là một sự chuyển giao đương nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng mỗi thế hệ cần phải lập giao ước với Chúa và có sự cam kết cá nhân giữa họ với Ngài.
Nhìn lại quá khứ giúp chúng ta nhìn thấy được sự chăm sóc của Đấng thành tín trên đời sống mình và tiếp tục hướng về tương lai trong tinh thần sống biết ơn và tin cậy Ngài. Hơn nữa, chúng ta còn cần nhắc đi nhắc lại cho con cháu biết những điều lớn lao Chúa đã làm cho gia đình mình nhằm khuyến khích chúng có những cam kết cá nhân với Chúa, đó là sự kết ước riêng tư giữa con cháu chúng ta với Ngài chứ không dựa vào những kết ước của cha mẹ, ông bà với Chúa. Sự xác lập giao ước trong từng thế hệ, từng cá nhân, giúp kinh nghiệm Chúa một cách riêng tư trên đời sống mỗi người để có thể hướng về tương lai trong sự chăn dắt của Ngài.
Bạn đã kết ước cá nhân với Chúa như thế nào?
Lạy Chúa, con hết lòng tạ ơn Ngài vì đã dẫn đưa con qua mọi thăng trầm của cuộc sống. Xin giúp con hết lòng yêu kính, vâng phục Chúa để con luôn được sống trong giao ước với Ngài. Nhân Danh Đức Chúa Giê-xu Christ, Amen!
Nguồn: httlvn.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn