02:09 EDT Thứ năm, 12/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 31

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 27


Hôm nayHôm nay : 6957

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 117423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25548785

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

“Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác” (câu 2-3).

Xem tiếp...

Một Lòng Một Dạ

Thứ hai - 27/05/2019 21:07
Một Lòng Một Dạ

Một Lòng Một Dạ

Kinh Thánh: I Sử-ký 12:23-40 Câu gốc: “Những người này là lính chiến có tài bày trận, đều lấy lòng thành mà kéo đến Hếp-rôn đặng lập Đa-vít làm vua trên cả Ít-ra-ên; còn những người khác trong Ít-ra-ên cũng đều một lòng một dạ muốn tôn Đa-vít làm vua” (câu 38).


Một Lòng Một Dạ


           Kinh Thánh: I Sử-ký 12:23-40

 

           Câu gốc: “Những người này là lính chiến có tài bày trận, đều lấy lòng thành mà kéo đến Hếp-rôn đặng lập Đa-vít làm vua trên cả Ít-ra-ên; còn những người khác trong Ít-ra-ên cũng đều một lòng một dạ muốn tôn Đa-vít làm vua” (câu 38).
 

           Câu hỏi suy ngẫm: Những người trong phân đoạn Kinh Thánh này đến Hếp-rôn để làm gì? Họ là những ai, có những đặc điểm nào, và ở đâu tới? Họ có cùng một điểm chung nào? Vì sao có niềm vui nơi Ít-ra-ên? Bạn học được gì từ những người này?
 

           Phân đoạn Kinh Thánh này viết về đoàn người đến với ông Đa-vít ở Hếp-rôn để tôn ông làm vua theo ý Chúa (câu 23). Họ thuộc đủ mọi chi phái, ở khắp mọi nơi trong đất nước. Được kể tên trước nhất là người của những chi phái ở miền Nam gần nơi ông Đa-vít sinh sống, ví dụ như chi phái Giu-đa, Si-mê-ôn, và Bên-gia-min, vốn là chi phái của Vua Sau-lơ, là người muốn hãm hại ông Đa-vít. Có cả những chi phái ở miền Bắc, ở nơi xa xôi hơn, chẳng hạn như Y-sa-ca, Sa-bu-lôn, Nép-ta-li, và Đan v.v… (câu 32-35), và nửa chi phái Ma-na-se ở bên kia sông Giô-đanh (câu 37), cũng có cả người Lê-vi, là những người không được phân chia vùng đất riêng. Dù có thành phần xuất thân khác nhau, họ đều là những người có khả năng. Họ là những dũng sĩ nổi tiếng (câu 30), những người có tài lãnh đạo, giỏi đánh giặc (câu 34-35) và hiểu biết thời cơ, biết dân Ít-ra-ên nên làm gì vào thời điểm nào (câu 32).
 

           Điểm chung lớn nhất của những người này là “đều lấy lòng thành mà kéo đến Hếp-rôn đặng lập Đa-vít làm vua trên cả Ít-ra-ên” (câu 38). Ngoài ra, còn có “những người khác trong Ít-ra-ên” (câu 38), nghĩa là toàn dân, chứ không chỉ có các chiến sĩ, cũng “đều một lòng một dạ muốn tôn Đa-vít làm vua” (câu 38). Kết quả của sự đồng lòng này là niềm vui lan tràn khắp Ít-ra-ên (câu 40). Một bữa tiệc kéo dài đến ba ngày với đầy dẫy thức ăn nước uống được đem đến từ các nơi gần cho đến những nơi xa, tức là khắp mọi miền đất nước của những người đang làm theo “Lời của Đức Giê-hô-va” (câu 23).
 

           Cơ Đốc nhân đều là những người tin nhận Chúa Giê-xu và tôn Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Vua, làm Chúa của đời sống mình. Chúng ta có thể có xuất thân khác nhau, đến từ những vùng đất khác nhau từ miền Nam, miền Trung, miền Bắc, từ trong nước, từ hải ngoại… Chúng ta có thể có những khả năng, học thức, kinh nghiệm, và nhiều điều khác nhau nữa nhưng khi sẵn sàng bỏ qua những khác biệt để cùng một lòng một dạ làm theo ý Chúa, chung tay góp sức dựng xây Vương Quốc của Đức Chúa Trời trên đất này thì chúng ta sẽ có sự vui mừng trọn vẹn và ơn phước dẫy đầy từ Chúa ban cho.
 

           Bạn thấy mình cần làm gì để xây dựng, củng cố tinh thần “một lòng một dạ” trong Hội Thánh của mình? Bạn có lời nói, việc làm nào gây tổn hại cho sự hiệp một của Hội Thánh không?
 

           Lạy Chúa, xin cho Hội Thánh con cũng như chính con kinh nghiệm được sức mạnh và ơn phước của Chúa khi chúng con “một lòng một dạ” phục vụ Vương Quốc của Ngài.
 

Nguồn: vietchristian.com

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn