11:31 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 28


Hôm nayHôm nay : 10956

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 35013

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23044046

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Ông Ê-bết-Mê-lết, Người Ngoại Quốc

Thứ tư - 19/10/2022 21:04
Ông Ê-bết-Mê-lết, Người Ngoại Quốc

Ông Ê-bết-Mê-lết, Người Ngoại Quốc

“Từ trên cao Ngài giơ tay ra nắm tôi, rút tôi ra khỏi nước sâu. Ngài giải cứu tôi khỏi kẻ thù nghịch có sức lực, khỏi kẻ ghét tôi, vì chúng nó mạnh hơn tôi” (Thi Thiên 18:16-17).


Ông Ê-bết-Mê-lết, Người Ngoại Quốc

Giê-rê-mi 38:7-13


         “Từ trên cao Ngài giơ tay ra nắm tôi, rút tôi ra khỏi nước sâu. Ngài giải cứu tôi khỏi kẻ thù nghịch có sức lực, khỏi kẻ ghét tôi, vì chúng nó mạnh hơn tôi” (Thi Thiên 18:16-17).

         Câu hỏi suy ngẫm: Ông Ê-bết-Mê-lết là ai? Ông đã làm gì khi thấy Tiên tri Giê-rê-mi sắp chết? Điều nghịch lý trong câu chuyện này là gì? Bạn học được gì về quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên đời sống phục vụ Chúa của mình?

         Bốn nhân vật được nhắc đến trong câu 1 là bốn quan trưởng của người Ít-ra-ên, họ là những người Do Thái nhưng lại âm mưu giết đầy tớ trung tín của Đức Chúa Trời bằng cách quăng ông xuống hố sâu. Trong khi một nhân vật khác được nhắc đến trong câu 7 là ông Ê-bết-Mê-lết lại tìm cách cứu Tiên tri Giê-rê-mi.

         Ông Ê-bết-Mê-lết là người Ê-thi-ô-bi, làm thái giám phục vụ trong cung vua. Từ “Ê-bết-Mê-lết” có nghĩa là “đầy tớ của vua,” nên có lẽ viên hoạn quan này là một nô lệ không có tên tuổi. Thế nhưng khi thấy việc bất công, và lo lắng cho tính mạng của Tiên tri Giê-rê-mi bị nguy hiểm nếu không được cứu giúp kịp thời, ông đã yết kiến Vua Sê-đê-kia để xin lệnh giải cứu vị tiên tri. Được vua đồng ý, ông Ê-bết-Mê-lết cùng với ba mươi người của vua đã dùng dây kéo Tiên tri Giê-rê-mi lên khỏi hố và đưa về nơi an toàn trong sân vệ binh.

         Điều nghịch lý chúng ta thấy ở đây là ai cũng nghe lời rao báo của Tiên tri Giê-rê-mi nhưng cách phản ứng hoàn toàn khác nhau. Bốn quan chức Do Thái không thích lời tiên tri đó nên đã tìm cách giết người diệt khẩu, còn người nô lệ ngoại quốc có lẽ chẳng quan tâm nhiều đến lời tiên tri, lại tìm cách cứu vị tiên tri. Tiên tri Giê-rê-mi gặp nguy hiểm bởi chính vua, quan của dân tộc mình nhưng ông lại được giải cứu bởi một người ngoại quốc. Dù là một nô lệ nhưng ông Ê-bết-Mê-lết đã không xem mình là người ngoài cuộc để thờ ơ nhìn việc ác diễn ra trước mắt. Trong lúc Vua Sê-đê-kia, vị vua được đế quốc Ba-by-lôn lập khi Vua Giê-hô-gia-kim bị lưu đày, thì lại chỉ biết thụ hưởng và hoàn toàn thờ ơ trước mọi sự xảy ra với đầy tớ của Đức Chúa Trời.

         Đứng trước những điều ác, điều không công bình, xin Chúa cho chúng ta can đảm quyết định trở thành người trong cuộc để lên tiếng bênh vực cùng hành động bảo vệ sự công bình giống như ông Ê-bết-Mê-lết. Đừng hèn nhát mà trở thành người ngoài cuộc, mặc cho điều ác xảy ra trước mắt. Đặc biệt khi phục vụ Chúa, chắc chắn chúng ta không tránh khỏi bị bức hại, nhưng hãy vững tin vào quyền tể trị của Chúa trên đời sống mình. Nhiều lúc điều ác dường như thắng hơn, nhưng hãy cứ vững lòng vì Chúa có quyền dùng những khổ nạn để rèn luyện người phục vụ Ngài. Đến thời điểm của Chúa, Ngài sẽ dùng nhiều người, nhiều cách để giải cứu chúng ta.

         Bạn có vững tin nơi quyền tể trị của Chúa trên cuộc đời mình không?

         Lạy Đức Chúa Trời, xin cho con ý thức trách nhiệm của con là công dân của Vua Công Bình, để con luôn can đảm bảo vệ lẽ thật và sự công bình, đồng thời hết lòng phục vụ Chúa dù hoàn cảnh có ra sao vì tin Chúa tể trị cuộc đời con.

Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn