15:03 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266867

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22996274

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Quản Trị Hội Thánh: Kỷ Luật

Thứ bảy - 07/10/2023 20:02
Quản Trị Hội Thánh: Kỷ Luật

Quản Trị Hội Thánh: Kỷ Luật

“Hãy đuổi kẻ nhạo báng ra, thì sự cãi lẫy cũng sẽ đi; Điều tranh cạnh và sự sỉ nhục sẽ hết” (Châm Ngôn 22:10).


Quản Trị Hội Thánh: Kỷ Luật 

Châm Ngôn 21:24; 22:10

           “Hãy đuổi kẻ nhạo báng ra, thì sự cãi lẫy cũng sẽ đi; Điều tranh cạnh và sự sỉ nhục sẽ hết” (Châm Ngôn 22:10).

           Câu hỏi suy ngẫm: “Kẻ nhạo báng” được liên kết với điều gì? Vua Sa-lô-môn dạy phải có thái độ nào với “kẻ nhạo báng”? Sự kỷ luật trong quản trị Hội Thánh đem lại những lợi ích gì cho cộng đồng?

           “Kẻ nhạo báng” được liên kết với “sự cãi lẫy” và “điều tranh cạnh”, là những nguyên nhân gây tranh cãi và là nan đề trong bất cứ cộng đồng nào, bao gồm cả trong Hội Thánh. Nguyên nhân được nêu rõ trong Châm Ngôn 21:24 vì “kẻ nhạo báng” là người kiêu ngạo, xem mình là trung tâm, không màng đến cảm xúc và quyền lợi của người khác và cộng đồng. Sự kiêu ngạo đã khiến “kẻ nhạo báng” lầm tưởng rằng mình luôn luôn đúng và mình biết người khác rõ hơn bất cứ ai. Vũ khí thâm độc nhất của “kẻ nhạo báng” chính là lời nói, vì lời nhạo báng, chế giễu, trịch thượng dễ kích động sự tranh cạnh hơn cả một cú đánh.

           Vua Sa-lô-môn dạy hãy đuổi kẻ nhạo báng ra khỏi cộng đồng vì trong các nan đề do con người thường gây ra, thì “kẻ nhạo báng” luôn là nguyên nhân chính. Nói cách khác, “kẻ nhạo báng” phải bị kiểm soát hay kiềm chế, và nếu sự kiềm chế không hiệu quả thì phải loại khỏi cộng đồng. Chúa Giê-xu cũng dạy sau khi Hội Thánh đã khuyên bảo mà người sai phạm cứ khăng khăng tiếp tục sai phạm “thì hãy coi người như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy” (Ma-thi-ơ 18:17; Tít 3:10-11).

           Kết quả của việc “đuổi kẻ nhạo báng” ra khỏi cộng đồng là không còn “cãi lẫy”, “tranh cạnh”, không còn xung đột, chia rẽ. Đặc biệt là hết “sỉ nhục” tức hết xấu hổ, ô nhục, vì “kẻ nhạo báng” là một sự ô nhục đối với những người tìm cách sống cho sự công bình, và việc loại bỏ sẽ cất đi sự sỉ nhục khỏi cộng đồng dân Chúa.

           Nhiều người cho rằng trong việc quản trị Hội Thánh, phải chấp nhận nhau cho dù có bị cư xử sai trật đến đâu. Nhiều khi chúng ta tôn trọng văn hóa hơn là Lời Chúa, do đó Hội Thánh cứ tiếp tục dung chứa những “kẻ nhạo báng”, không dám kỷ luật vì sợ bị mang tiếng là không yêu thương, là chủ nghĩa luật pháp. Thế nhưng việc giữ những “kẻ nhạo báng” đem đến sự chia rẽ, cay đắng, nặng nề trong Hội Thánh, làm vấp phạm nhiều người, nhất là những người mới và người trẻ, và làm Hội Thánh mang một hình ảnh xấu trong cái nhìn của người bên ngoài. Lời Chúa cho biết “Ngài nhạo báng kẻ hay nhạo báng” (Châm Ngôn 3:34) thì tại sao chúng ta cứ phải dung chứa những “kẻ nhạo báng”. Nhà giải kinh Derek Kidner viết trong quyển giải nghĩa sách Châm Ngôn của ông rằng: “Điều mà một tổ chức đôi khi cần không phải là cải cách mà là khai trừ một thành viên.” Xin Chúa cho chúng ta quản trị Hội Thánh trong sự khôn ngoan để đem lại ích lợi cho cộng đồng.

           Bạn làm gì với kẻ nhạo báng trong Hội Thánh?

           Lạy Chúa, xin cho con sống trong Hội Thánh bằng tình yêu thương dưới sự hướng dẫn của Lẽ Thật, bằng sự kiên trì, mềm mại nhưng luôn tôn trọng sự thánh khiết, và bằng sự khôn ngoan của Chúa để cân bằng tất cả những điều đó khi sống với nhau trong Hội Thánh. Nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ, Amen!
 

Nguồn: httlvn.org


Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn