05:32 EST Thứ sáu, 06/12/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 19

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 17


Hôm nayHôm nay : 8007

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 76169

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 26159994

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Nguyên Tắc 1: Sốt Sắng Làm Lành

Nguyên Tắc 1: Sốt Sắng Làm Lành

“Ví bằng anh em sốt sắng làm lành, thì có ai làm dữ lại cho anh em?” (câu 13).

Xem tiếp...

Tiết Độ

Thứ sáu - 08/05/2020 21:07
Tiết Độ

Tiết Độ

Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:16-25 Câu gốc: “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (câu 22).


Tiết Độ


          Kinh Thánh: Ga-la-ti 5:16-25
 

          Câu gốc: “Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (câu 22).
 

          Câu hỏi suy ngẫm: Tiết độ là gì? Vai trò của Đức Thánh Linh và vai trò của Cơ Đốc nhân trong sự tiết độ để kiềm chế những dục vọng xác thịt là gì? Mỗi người đều có những điểm yếu khác nhau cần được chế ngự, điểm yếu của bạn là gì?
 

          Sứ đồ Phi-e-rơ cho biết tiết độ là mỹ đức cần thiết cho sự trưởng thành tâm linh (II Phi-e-rơ 1:5-8). Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn dạy, “Người nào không chế ngự lòng mình, khác nào một cái thành đổ nát, không tường lũy” (Châm-ngôn 25:28 BTTHĐ). Tiết độ là sức mạnh để kiềm chế những đam mê xấu xa của tính xác thịt, tức bản chất tội lỗi trong mỗi con người. Ga-la-ti 5:19-21 liệt kê những công việc của xác thịt cần phải bị loại bỏ. Tít 2:12 xếp chúng vào loại “sự không tin kính và dục vọng trần gian” (BTTHĐ). Kinh Thánh khuyên dạy chúng ta phải tiết độ trong nhiều lãnh vực, đặc biệt đề cập nhiều về tính nết nóng giận (Châm-ngôn 16:32), lời nói độc ác (Gia-cơ 3:2, 8-9), tình dục phóng đãng (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-5).
 

          Tiết độ là mỹ đức thuộc bông trái của Đức Thánh Linh được Sứ đồ Phao-lô liệt kê trong Ga-la-ti 5:22. Mỗi con cái thật của Chúa đều được Đức Thánh Linh ngự trong lòng (I Cô-rinh-tô 6:19). Quyền năng Ngài chỉ thể hiện khi chúng ta thật sự đầu phục, để Ngài cai trị trọn vẹn đời sống mình (Ê-phê-sô 5:18). Chúng ta cần lưu ý, người được đầy dẫy Đức Thánh Linh khác hẳn với người bị quỷ ám. Người bị quỷ ám không ý thức và không kiểm soát được những hành động của mình, thường gây tổn hại cho chính bản thân và cho người khác do tác động của ma quỷ (Mác 5:5). Ngược lại, người được Đức Thánh Linh cai trị sẽ được Ngài soi sáng, dẫn dắt để lý trí họ sáng suốt hơn, Ngài thêm năng lực để ý chí họ mạnh mẽ hơn, và chính họ với sức mạnh Chúa cho, có thể chống cự lại những tham dục xấu xa (Phi-líp 2:13; 4:13).
 

          Vậy tiết độ là sự cộng tác giữa Đức Thánh Linh và con người. Đức Thánh Linh ban năng lực, còn con người phải sử dụng ý chí, làm chủ những ham muốn của mình. Vì thế tiết độ còn có nghĩa là tự chủ. Chúa không thiên vị ai (Rô-ma 2:11), kiềm chế được tham dục xác thịt hay không là do con người. Trong lãnh vực tình yêu đôi lứa luôn ẩn chứa những cám dỗ về dục vọng xác thịt không sao lường được. Ông Giô-sép là gương thành công trong kiềm chế dục vọng xác thịt (Sáng-thế Ký 39:9), còn Vua Đa-vít là gương thất bại trước cám dỗ nhục dục (II Sa-mu-ên 12:10). Mỗi con dân Chúa cần đầu phục quyền năng Đức Thánh Linh và sống tiết độ, tự chủ kiềm chế những ham muốn nhục dục để đắc thắng những cám dỗ trong tình yêu đôi lứa.
 

          Trước những cám dỗ của xác thịt trong tình yêu đôi lứa, bạn thường thất bại hay đắc thắng?
 

          Lạy Chúa, Lời Ngài cảnh cáo con “ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã” (I Cô-rinh-tô 10:12). Xin giúp con biết hạ mình nhờ cậy sự dẫn dắt và sức mạnh của Đức Thánh Linh để con thắng hơn những đam mê xấu xa của dục vọng xác thịt.
 

Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn