09:33 EDT Chủ nhật, 12/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 37

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 10872

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 120429

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23129462

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tôn Kính Cha Mẹ

Tôn Kính Cha Mẹ

“Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm. Hãy tôn kính cha mẹ ngươi” (Ê-phê-sô 6:1-2).

Xem tiếp...

BƯỚC VÀO TUỔI THIẾU NIÊN

Thứ hai - 13/05/2019 21:18
BƯỚC VÀO TUỔI THIẾU NIÊN

BƯỚC VÀO TUỔI THIẾU NIÊN

Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau học hỏi cách nào có thể bày tỏ tình thương vô điều kiện đến với con cái qua xúc giác, hay bằng những cử chỉ âu yếm, thân mật. Trong cách thức bày tỏ tình thương này, tiến sĩ Ross Campbell cũng nhấn mạnh rằng các em trai cũng cần được gần gũi, ôm ấp như các em gái.

   
 

  BƯỚC VÀO TUỔI THIẾU NIÊN

 
               
Kính thưa quý thính giả,
 

              Trong những tuần vừa qua, chúng ta đã cùng nhau học hỏi cách nào có thể bày tỏ tình thương vô điều kiện đến với con cái qua xúc giác, hay bằng những cử chỉ âu yếm, thân mật. Trong cách thức bày tỏ tình thương này, tiến sĩ Ross Campbell cũng nhấn mạnh rằng các em trai cũng cần được gần gũi, ôm ấp như các em gái.
 

              Trong tuần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nhu cầu tình cảm của các em đang bước vào lứa tuổi thiếu niên, tức là từ 11 tuổi trở lên. Tiến sĩ Ross Campbell thuật lại câu chuyện thật của bé Sharon, năm nay vừa được 15 tuổi như sau:
 

              “Tôi không thể nào tin nổi! Lẽ ra Sharon phải là một tiến sĩ Jekyll hay một ông Hyde nào đó!” Bà Francisco thốt lên trong lần đầu tiên đến văn phòng của tôi để được tư vấn về cô con gái 15 tuổi của bà. “Trước đây cháu luôn luôn im lặng, khép kín và chẳng bao giờ gây rắc rối cả. Thật ra, cháu phải cần đến lời khích lệ, nhắc nhở để làm một việc gì đó trong những tháng gần đây. Trong một khoảng thời gian, tôi không thể bảo cháu làm gì cả. Cháu có vẻ chán đời. Cháu chẳng còn quan tâm đến việc gì cả, kể cả việc học. Dường như cháu mất hết sinh lực. Tôi đã dẫn Sharon đến một bác sĩ nhưng vị bác sĩ chẳng thấy có gì lạ ở cháu cả. Rồi tôi cũng đã nói chuyện với chuyên viên tư vấn của nhà trường và cả giáo viên của con mình. Họ cũng rất quan tâm đến thái độ và vẻ chán nản của Sharon. Bạn bè khuyên tôi đừng quá lo lắng vì đó chỉ là chuyện bình thường và rồi cháu sẽ vượt qua được. Tôi thấy không tin tưởng những lời họ nói lắm nhưng cũng chỉ biết hy vọng là họ nói đúng. Thế rồi một ngày nọ, một người bạn của tôi gọi điện thoại đến. Bà này cũng có một đứa con gái bằng tuổi Sharon. Bà ta nói với tôi rằng con gái bà nghi ngờ Sharon đã nghiện ma túy. Tôi không tin Sharon là người như thế, nhưng khi lục trong phòng của cháu, tôi tìm được một ít cần sa.”
 

              “Đó là lần đầu tiên con gái tôi cư xử một cách điên cuồng như thế. Nó la lối và thét vào mặt tôi rằng tôi là kẻ rình mò, rằng tôi không có quyền xâm phạm vào chỗ riêng tư của nó. Tôi đã bị sốc trước vẻ thách thức của nó.”


              “Đó dường như chỉ là khởi đầu của sự thay đổi tính tình. Bây giờ cháu luôn tỏ ra giận dữ và thật đáng ghét. Cháu đòi đi ra ngoài với đám bạn xấu trong trường. Tôi rất lo sợ vì không biết chúng sẽ còn làm gì nữa.”
 

              “Bây giờ điều duy nhất mà cháu muốn là bỏ đi khỏi nhà cùng với đám bạn phức tạp của nó. Chuyện gì sẽ xảy ra với cháu nữa đây, thưa tiến sĩ Campbell? Chúng tôi không thể nào kiểm soát được con mình nữa.”
 

              Tôi hỏi, “Sharon có cư xử với cha như thế không?”


              “Nó thương ông ấy hơn nhiều, nhưng bản thân ông ấy cũng càng lúc càng không biết cư xử với nó như thế nào. Nhưng đằng nào thì ổng cũng đâu có ở bên cạnh con mình thường xuyên. Ông ấy bận rộn lắm! Lúc nào cũng đi vắng cả. Thậm chí nếu có ở nhà, ổng cũng không dành nhiều thời gian cho mẹ con tôi. Mấy đứa nhỏ rất thương và muốn được ở gần với cha nhưng lúc nào ổng cũng lôi những lỗi lầm của tụi nó ra và đến với tụi nhỏ bằng cách ấy. Thật ra, ông ấy rất quan tâm đến các con. Tôi biết điều đó. Nhưng đó là cách của ổng.”
 

              Đây thật là một câu chuyện đáng buồn nhưng lại là một câu chuyện mà chúng ta rất thường gặp. Bình thường, những bé gái ở tuổi 13 sẽ rất cởi mở, dễ bảo và dễ thương. Cũng giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác, điều chủ yếu mà đứa bé quan tâm đó là “Cha mẹ có yêu con không?” Trong suốt mười ba năm, cha mẹ cô bé Sharon đã có không biết bao nhiêu cơ hội để trả lời cho câu hỏi đó của cô bé cũng như chứng tỏ tình yêu mà họ dành cho con gái. Cũng như bất kỳ bé gái nào khác, nhu cầu được yêu thương của Sharon tăng lên theo năm tháng và đạt mức tối đa vào năm em 11 tuổi - một lứa tuổi cực kỳ quan trọng. Nhu cầu được người khác, đặc biệt là cha, quan tâm thật nhiều bằng ánh mắt, bằng sự chú ý và nhất là những cử chỉ yêu thương của các bé gái trong lứa tuổi này là rất lớn.
 

              Kính thưa quý thính giả,
 

              Vì sao sự yêu thương trìu mến lại là điều quan trọng đối với những bé gái trong độ tuổi tiền thiếu niên? Và câu trả lời, đó là vì lứa tuổi này là thời kỳ chuẩn bị cho giai đoạn thiếu niên. Mỗi bé gái ít nhiều đều cần được chuẩn bị cho việc bước vào lứa tuổi thiếu niên. Một số em thì được sự trang bị rất kỹ lưỡng nhưng một số khác lại chẳng hề được trang bị gì cả.
 

              Hai điều quan trọng nhất mà các em cần được trang bị đó là: sự tự nhận thức về bản thân mình và vấn đề nhận thức về giới tính.
 

              Bây giờ, chúng ta hãy bàn đến vấn đề nhận thức về giới tính ở các em nữ trong lứa tuổi dậy thì. Như chúng ta đã biết nhu cầu được yêu thương của một bé gái sẽ gia tăng khi em trưởng thành. Lúc sắp bước vào tuổi thiếu niên, các bé gái cũng ít nhiều cảm nhận một cách có ý thức hoặc vô ý thức rằng cách các em vượt qua những rối loạn tuổi thiếu niên tùy thuộc vào những cảm nhận của các em đối với bản thân mình. Việc giúp các em gái cảm thấy bình thường về giới tính của mình là một điều quan trọng. Nếu các em dễ dàng chấp nhận mình là “phụ nữ” thì khi bước vào lứa tuổi thiếu niên (từ 13 đến 15), tâm sinh lý của các em sẽ trở nên bình thường và ổn định dầu cuộc sống có nhiều thăng trầm. Các em càng nhận thức rõ ràng và lành mạnh về giới tính của mình thì càng có sức lực để chống chọi tốt hơn với những sự lôi kéo từ bạn bè. Nếu các bé gái không nghĩ rằng mình là một cô gái bình thường thì em khó có thể đứng vững vàng. Các em dễ sa vào sự lôi kéo của bạn bè (đặc biệt là của bạn khác phái) và khó giữ được những giá trị mà cha mẹ đặt ra.
 

              Giúp các em gái nhận thức về giới tính là giúp các em nhìn nhận mình là nữ giới. Các em gái xác định được giới tính của mình chủ yếu là từ người cha, trong trường hợp người cha còn sống và vẫn sống chung với các em. Nếu người cha đã qua đời hoặc không còn liên hệ với con mình thì các bé gái sẽ tìm một hình bóng khác của người cha để đổ đầy những nhu cầu tình cảm của mình. Nhưng nếu giữa người cha và con gái trong trường hợp thứ nhất có một mối quan hệ đúng mức, thì người cha đó chính là người chủ yếu có thể giúp con mình trang bị về vấn đề giới tính để chuẩn bị cho lứa tuổi thiếu niên. Đó quả thật là một trách nhiệm vô cùng lớn lao!
 

              Người cha có thể giúp con gái mình chấp nhận chính bản thân nó bằng cách để con thấy ông chấp nhận cô bé. Người cha có thể làm được điều này dựa trên nguyên tắc mà chúng ta đã nhắc đến: đó là tình yêu vô điều kiện, là ánh mắt, cử chỉ yêu thương và cả sự quan tâm chú ý. Nhu cầu nói trên của các bé gái đối với cha hình thành rất sớm, từ khi bé được 2 tuổi. Nhu cầu này chẳng những hết sức quan trọng đối với các bé gái lúc các em còn rất nhỏ nhưng khi các bé lớn lên thì nhu cầu đó cũng lớn lên theo cho đến lúc các em bước vào độ tuổi 13 đầy bí ẩn.
 

              Một vấn đề phát sinh trong xã hội của chúng ta đó là khi các bé gái càng lớn, người cha lại càng cảm thấy khó khăn hơn trong việc bày tỏ tình yêu đối với con để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chúng, đặc biệt khi các em ở độ tuổi tiền thiếu niên (từ 10-11 tuổi). Đây cũng là độ tuổi mà các bé gái cần nhiều tình thương của cha nhất nhưng lúc này, người cha thường tỏ ra vụng về và thiếu tự nhiên hơn, nhất là khi bày tỏ những cử chỉ thương yêu đối với con. Điều này thật đáng tiếc! Hỡi những bậc làm cha, chúng ta hãy gạt bỏ sự ngượng ngùng và đem đến cho con gái của mình những điều cần thiết trong suốt cuộc đời chúng.
 

              Trong tuần tới, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những thay đổi sinh lý và nhu cầu tình cảm vô cùng quan trọng của các em khi bước vào tuổi thiếu niên. Xin hẹn gặp lại quý vị.


 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn