07:14 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 27

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 26


Hôm nayHôm nay : 4084

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270124

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999531

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Chuyện Yêu Đương

Thứ hai - 16/12/2019 20:16
Chuyện Yêu Đương

Chuyện Yêu Đương

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là yêu đương và thế nào là tình yêu thật để chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân thành công và hạnh phúc.


 Chuyện Yêu Đương


         Tuần rồi chúng ta đã thảo luận về đề tài làm thế nào để bể chứa yêu thương người phối ngẫu luôn tràn đầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là yêu đương và thế nào là tình yêu thật để chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân thành công và hạnh phúc. Mời thính giả theo dõi.
 

         Có một cô gái đến văn phòng của Tiến sĩ Gary Chapman không một lời hẹn trước và đột ngột tuyên bố: “tôi sắp lấy chồng rồi”. Tiến sĩ bèn chúc mừng cô và hỏi thêm: “thế cô hò hẹn được bao lâu rồi?”. Cô trả lời “Ba tuần”. Janice, tên của cô gái, vừa trả lời vừa khúc khích cười “tôi biết như vậy là khùng nhưng tôi thật là hạnh phúc!”
 

         Chuyện gì xảy ra cho Janice? Cô đang yêu? Trong trí cô, David là anh chàng tuyệt vời nhất mà cô đã gặp. Những sự kiện như là David đã kết hôn hai lần, có ba con, và năm vừa rồi có ba công việc làm, đều không đáng kể với Janice. Cô ta hạnh phúc và tin rằng mình sẽ mãi hạnh phúc với David. Cô đang yêu.
 

         Đa số chúng ta bước vào hôn nhân theo con đường của kinh nghiệm “đang yêu”. Chúng ta gặp ai đó có những đặc điểm thể xác cùng yếu tố nhân cách đủ để tạo cú sốc đánh thức hệ thống “báo động yêu đương” của mình. Thế là chúng ta bắt đầu tiến trình tìm hiểu người đó. Khi đã có tình cảm hai chiều, chúng ta bắt đầu nói tới hôn nhân, vì mọi người đồng ý rằng yêu đương là nền tảng thiết yếu cho cuộc hôn nhân thành công.
 

         Kẻ đang yêu có ảo tưởng người mình yêu là toàn vẹn. Người mẹ có thể nhìn thấy khuyết điểm nhưng còn chàng thì không. Bạn bè cũng nhận thấy nàng có điều gì không ổn nhưng chắc chắn sẽ không nói ra, còn chàng thì cũng có thể sẽ không hỏi. Bởi lẽ trong trí chàng, nàng là toàn vẹn, còn điều gì người khác nói không quan trọng.
 

         Còn về những cặp vợ chồng thì cho rằng “Chúng mình yêu nhau, những cặp vợ chồng khác có thể cải nhau nhưng mình thì không.” Hoặc có những ý tưởng đại loại như:

         - ta sẽ mang lại hạnh phúc cho nhau.
         - sẽ công khai bàn thảo nếu có những bất đồng.
         - sẽ hòa thuận nhau, v.v.
         Thật khó tin vào một điều gì khác khi bạn đang yêu.
 

         Tiến sĩ Gary Chapman cho rằng thực ra chúng ta lầm lẫn khi tin rằng nếu mình thực sự yêu thì tình yêu sẽ còn mãi và cảm giác đang yêu sẽ luôn tồn tại. Và tình yêu chúng ta là điều tuyệt diệu nhất trong kinh nghiệm của mình.
 

         Đáng buồn là tính vĩnh cửu của kinh nghiệm đang yêu là chuyện tưởng tượng chứ không có thực. Tiến sĩ Dorothy Tennov, nhà tâm lý học đã nghiên cứu dài hạn về hiện tượng đang yêu, cho biết tuổi thọ trung bình của ‘cơn ám ảnh đang yêu là hai năm’. Nếu là chuyện tình bí mật thì dài thêm chút ít. Sau đó khi nhận thấy những khuyết điểm, cách cư xử, nhân cách của người không còn thích hợp hay có khi còn gây bực dọc, chúng ta sẽ nhớ lại câu nói của mẹ và tự hỏi “sao mình lại có thể ngu xuẩn đến thế nhỉ?”
 

         Vậy điều gì sẽ xảy ra cho kinh nghiệm đang yêu như vậy? Thực tế có chuyện thật đó hay không? Tiến sĩ Gary Chapman cho rằng có, vấn đề ở chỗ chuyện đó là một thông tin lầm lạc, thông tin lầm chính là nỗi ám ảnh đang yêu sẽ kéo dài mãi mãi.
 

         Ông cho biết, nỗi hân hoan của tâm trạng đang yêu tạo cho chúng ta ảo tưởng là mình đang có mối liên hệ mật thiết và cảm thấy mình thuộc về nhau. Thật ra lối suy nghĩ như vậy chỉ do chúng ta thiếu thực tế luôn thiên về tưởng tượng và quên tính đến thực trạng của bản chất con người. Do bản chất chúng ta rất ích kỷ, thế giới chúng ta xoay quanh chính mình. Khi kinh nghiệm đang yêu kết thúc kỳ hạn của nó rồi, trung bình là hai năm, chúng ta sẽ trở về với thế giới thực tại và bắt đầu khẳng định chính mình. Dần dần ảo tưởng và tình thân thiết tan biến, những khao khát, tình cảm suy nghĩ tâm trí họ không còn hòa tan trong nhau, vì họ là hai cá nhân và tình cảm họ chỉ hòa lẫn ngắn ngủi trong bể yêu thương.
 

         Bây giờ những cảm hứng thực tế bắt đầu chia rẽ họ. Họ từ tình yêu rớt xuống và ngay tại điểm đó, họ hoặc sẽ rút lui, cách ly hay ly hôn hoặc khó nhọc học tập yêu nhau mà không còn niềm phấn khởi của nỗi ám ảnh đang yêu.
 

         Nhà phân tâm học và tám lý gia M. Scott Peck và Dorothy Tennov kết luận rằng ‘kinh nghiệm đang yêu không nên gọi là yêu. Ông cho rằng đó không phải là tình yêu thật vì ba lý do sau đây:
 

         1. Yêu đương không phải là hành động của ý chí hoặc là sự lựa chọn có ý thức, thường chúng ta yêu vào những lúc bất ngờ với những người mình không biết trước.
 
         2. Yêu đương chưa phải là tình yêu thực sự do thiếu sự cố gắng. Bất cứ những gì chúng ta làm trong trạng thái đang yêu cũng đòi hỏi ít kỷ luật hoặc ít nổ lực có ý thức của bản thân, thường chúng ta làm những điều không có dự tính trước cho nhau. Những cú điện thoại lâu dài, tốn kém chúng ta gọi cho nhau, tiền bạc chúng ta xài để đến thăm nhau, những quà tặng cho nhau đối với chúng ta chẳng là gì cả. Giống như bản năng trong loài chim ra lịnh cho nó xây tổ, thì bản năng trong kinh nghiệm đang yêu cũng thúc đẩy chúng ta làm những chuyện kỳ quặc và bất thường cho nhau.
 
         3. Kẻ đang yêu không thật quan tâm tới việc thúc đẩy sự tăng trưởng cá nhân của người kia. Nếu chúng ta có nghĩ đến mục đích nào khi đang yêu thì đó chỉ là để chấm dứt sự cô đơn của chính mình và có lẽ để bảo đảm kết quả này qua hôn nhân. Kinh nghiệm đang yêu không tập trung vào sự tăng trưởng của chính bản thân hoặc sự tăng trưởng cùng phát triển của người kia. Ta thỏa mãn với tâm trạng đang yêu và muốn dừng ở đó mãi.
 

         Vậy nếu yêu đương không phải là tình yêu thật thì nó là gì? Theo tiến sĩ Peck yêu đương chỉ là phản ứng trước những khát vọng tính dục theo bản năng tự nhiên của con người, nhằm tăng khả năng kết đôi, để tăng cường sự tồn tại của nòi giống. Và ông nói thêm dù có đồng ý hay không với kết luận đó chúng ta cũng phải công nhận rằng, khi chúng ta bước ra khỏi cơn mê tình cảm, chúng ta thường tự hỏi tại sao ta kết hôn khi chúng ta không còn đồng ý về bất cứ chuyện gì. Vậy tóm lại yêu đương chỉ là sự cảm xúc của tình cảm. Và hôn nhân cần đòi hỏi sự cảm xúc của tình cảm cùng sự sáng suốt của lý trí. Ông cho biết, tình yêu do lý trí và tự nguyện đó là loại tình yêu được các bậc hiền triết luôn kêu gọi chúng ta hướng tới. Tình yêu này đòi hỏi cố gắng và kỷ luật. Đó là lựa chọn dùng năng lực để đem lại lợi ích cho người kia.
 

         Một khi đã trở lại với thực tại, ta lựa chọn đối xử nhân ái và rộng lượng với người phối ngẫu ta, đó mới là tình yêu chân thật. Và nếu tình yêu là sự lựa chọn thì ta có khả năng yêu ra sao khi nỗi ám ảnh đang yêu đã chết, lựa chọn dùng năng lực với cố gắng mang lại lợi ích cho người kia và biết rằng nếu cuộc sống của chàng hoặc nàng được phong phú hơn nhờ nỗ lực của bạn thì chính bạn cũng cảm thấy thỏa mãn. Thỏa mãn vì đã thật lòng yêu người kia. Và đó là lúc chúng ta nhận biết bản chất của kinh nghiệm đang yêu và bây giờ có thể theo đuổi tình yêu thật với người phối ngẫu. Loại tình yêu kết hợp lý trí với tình cảm bao hàm hành động của ý chí và đòi hỏi kỷ luật, nó nhận biết nhu cầu cần tăng trưởng cá nhân, tình yêu này không đòi hỏi niềm hân hoan của kinh nghiệm đang yêu. Thật ra tình yêu chân thật không thể nào có được cho tới khi kinh nghiệm đang yêu hoàn tất giai đoạn của nó.
 

         Và ông cũng nhắc nhở rằng, mặc dù tình yêu thật là do ý chí và tự nguyện, chúng ta cũng phải nhớ rằng nhu cầu tình cảm chúng ta mới lành mạnh. Những người đã kết hôn khao khát cảm giác yêu mến và tình yêu nơi người phối ngẫu. Chúng ta cảm thấy an toàn khi biết rằng người phối ngẫu chấp nhận mình và trung thành với hạnh phúc của mình. Nhu cầu cơ bản nhất của chúng ta không phải là yêu đương, được kinh nghiệm loại tình yêu phát xuất từ lý trí cùng sự lựa chọn chứ không do bản năng. Tôi cần tình yêu của người tự chọn yêu tôi, của người nhìn thấy điều đáng yêu trong tôi. Vậy tình yêu bắt đầu với thái độ - một cách suy nghĩ. Yêu với thái độ bảo rằng ‘Anh đã kết hôn với em và anh chọn chăm lo cho những lợi ích của em, hay ta đã kết hôn với nhau vì ta chọn chăm lo cho những lợi ích của nhau. Lúc ấy người chọn yêu thương sẽ tìm ra những cách thích hợp để nói lên quyết định đó.
 

         Tuần tới chúng tôi sẽ tiếp tục hầu chuyện cùng quý thính giả, bằng cách nào chúng ta đáp ứng được nhu cầu tình cảm sâu xa của nhau. Bằng cách nào cảm thấy mình được yêu và làm thế nào để nói hết những ngôn ngữ thích hợp của tình yêu với người phối ngẫu.
 

         Chúng ta sẽ đi vào phần chính của sách Năm Ngôn Ngữ Tình Yêu của tiến sĩ Gary Chapman với ngôn ngữ yêu thương số 1: Lời Khẳng Định. Xin mời quý thính giả theo dõi.
 

Dr. Gary Chapman

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn