13:43 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 24


Hôm nayHôm nay : 10018

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 24413

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23033446

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Hãy Cẩn Thận Với Hình Phạt Đòn Roi

Thứ hai - 21/10/2019 21:16
Hãy Cẩn Thận Với Hình Phạt Đòn Roi

Hãy Cẩn Thận Với Hình Phạt Đòn Roi

Khi phải dùng những hình phạt đòn roi, chúng ta cần hết sức cẩn thận trong nhiều mặt. Trước hết, chúng ta phải giải thích cho trẻ biết rõ lý do tại sao nó bị phạt. Chúng ta phải dùng những từ ngữ để trẻ có thể hiểu chính xác chúng đã sai ở chỗ nào. Đừng dùng những lời lẽ như “đồ hư đốn” vì điều đó sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.


Hãy Cẩn Thận Với Hình Phạt Đòn Roi


        Kính thưa quý thính giả,
 

        Khi phải dùng những hình phạt đòn roi, chúng ta cần hết sức cẩn thận trong nhiều mặt. Trước hết, chúng ta phải giải thích cho trẻ biết rõ lý do tại sao nó bị phạt. Chúng ta phải dùng những từ ngữ để trẻ có thể hiểu chính xác chúng đã sai ở chỗ nào. Đừng dùng những lời lẽ như “đồ hư đốn” vì điều đó sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
 

        Thứ hai, cha mẹ cần cẩn trọng không nên sử dụng những hình thức đánh đập có thể gây hại cho trẻ. Chẳng hạn như đánh ngón tay của trẻ hay bất cứ chỗ nào khác trên thân thể trẻ.
 

        Thứ ba, trẻ sẽ khóc ngay sau khi bị phạt. Lúc đó, hãy để chúng ở một mình. Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải ở gần đó để nghe xem khi nào con mình nín khóc. Khi đã hết khóc, trẻ sẽ lại nhìn quanh như muốn hỏi “Bố mẹ còn yêu con không? Bố mẹ còn yêu con không?” Lúc này cha mẹ cần dành cho chúng thật nhiều ánh mắt, cử chỉ thương yêu và sự quan tâm của mình để khẳng định lại tình yêu vô điều kiện đối với trẻ.

        Quý thính giả thân mến,
 

        Bên cạnh hình phạt, sau đây là số biện pháp bổ trợ cho việc sửa đổi hành vi của con cái. Những biện pháp bổ trợ đó bao gồm:
 

        Tăng cường tính tích cực, hay bổ sung những biện pháp tích cực trong môi trường trẻ đang sống.
        Giảm thiểu tính tiêu cực, hay giảm bớt những biện pháp tích cực trong môi trường trẻ đang sống.
        Giảm thiểu hình phạt
 

        Một ví dụ của việc tăng cường biện pháp bổ trợ tích cực là thưởng quà bánh cho trẻ khi trẻ biết cư xử đúng đắn. Một ví dụ nữa của việc tăng cường biện pháp bổ trợ tiêu cực là không cho trẻ xem truyền hình vì chúng cư xử không đúng. Một ví dụ của việc sử dụng hình phạt (đôi khi được gọi là biện pháp gây khó chịu) là nhéo vào bắp thịt của trẻ vì trẻ đã có thái độ sai trái.
 

        Chúng ta sẽ đi quá xa mục đích của quyển sách này nếu tiếp tục bàn sâu hơn về vấn đề này. Dù vậy, chúng ta cũng hãy xét qua một vài điểm quan trọng của vấn đề này.
 

        Trước hết, tôi đã nhấn mạnh về việc sửa đổi hành vi mà trong đó cha mẹ dùng nhiều biện pháp bổ trợ khác để thay thế việc đáp ứng nhu cầu tình cảm cho con cái. Nếu họ quá lạm dụng cách nói trên để giúp con mình trong việc sửa đổi tính cách thì trẻ sẽ không còn cảm thấy được yêu thương nữa. Tại sao ư? Lý do thứ nhất là vì những biện pháp bổ trợ đó đặt nền tảng trên yếu tố điều kiện. Trẻ chỉ nhận được phần thưởng khi chúng thực sự biết cư xử đúng cách. Lý do thứ hai, những biện pháp nói trên không quan tâm về mặt cảm xúc hay nhu cầu tình cảm của trẻ (trẻ cần được yêu thương). Vì thế, nếu cha mẹ thường xuyên dùng những biện pháp này đối với con cái, thì họ không thể nào bày tỏ với con một tình yêu vô điều kiện.
 

        Chúng ta hãy cùng xem lại ví dụ mà tôi đã nêu trong chương trước, nói về việc đổ đầy bể chứa cảm xúc cho Dale, con trai tôi trước thái độ cư xử không đúng của nó sau ba ngày tôi vắng nhà. Những người theo chủ nghĩa hành vi khó tính sẽ cho rằng cách tôi bày tỏ tình thương với Dale trong lúc đó giống như tôi đang tán thưởng cho hành vi sai trái của nó. Bạn có thấy sự khác biệt đó không? Cha mẹ không thể trước hết sử dụng những biện pháp bổ trợ với con mình và vẫn yêu thương nó một cách vô điều kiện.
 

        Dưới đây là một hậu quả khác của vấn đề thường xuyên sử dụng những biện pháp bổ trợ nhằm giúp trẻ sửa đổi tính cách. Đó là, trẻ sẽ chỉ nhận được một hệ thống những giá trị lệch lạc. Trẻ sẽ học thói làm mọi việc chỉ để được cha mẹ thưởng. Tư tưởng “mình sẽ được lợi gì” dần dần định hình trong đầu trẻ. Một ví dụ minh họa cho điều này đã xảy ra trong gia đình người bạn thân của chúng tôi. Anh là một người theo chủ nghĩa hành vi khó tính và gần như lúc nào cũng chỉ biết dùng những biện pháp bổ trợ cho việc sửa đổi tính cách để nuôi dạy con cái. Một buổi tối nọ khi chúng tôi đến ăn tối cùng với gia đình anh, anh khoe “Jerry con tớ chỉ mới lên 3 mà có thể đếm tới 100 đấy, xem này…” Anh bước đến chỗ cậu con trai và nói “Jerry, con hãy đếm tới 100 đi, bố sẽ mua sô-cô-la M&M cho con.” Jerry đáp lại ngay “Con không thích ăn sô cô la M&M”. Nếu chúng ta muốn con cái của mình thực hiện những việc làm vì trẻ cảm thấy thỏa lòng khi làm việc đó hay vì lòng tự hào khi công việc được hoàn thành mỹ mãn, thì chúng ta không nên quá lạm dụng những biện pháp bổ trợ nói trên. Nếu không, kết quả cuối cùng chỉ là sự hình thành một động cơ (làm việc) không thích hợp ở trẻ.
 

        Một vấn đề khác nữa trong việc áp dụng những biện pháp bổ trợ giúp sửa đổi hành vi đó là: nếu cha mẹ lạm dụng phương pháp này, con cái sẽ học thói đòi hỏi những gì chúng muốn bằng chính biện pháp mà cha mẹ đã dùng. Trẻ sẽ cư xử như điều bố mẹ mong đợi để có được những gì chúng muốn. Đa số mọi người sẽ gọi đây là sự qua mặt. Nếu chúng ta muốn con mình trở thành những đứa trẻ cơ hội và hay qua mặt người lớn thì hãy sử dụng những biện pháp nói trên thường xuyên.
 

        Quý thính giả thân mến,
 

        Tôi vừa mới trình bày về phương diện tiêu cực của những biện pháp bổ trợ trong việc giúp trẻ sửa đổi hành vi, và bây giờ tôi sẽ đưa ra mặt tích cực của những biện pháp đó. Chúng ta cần đến những biện pháp này trong việc nuôi dạy con cái nhưng không nên xem đó là những phương cách chủ yếu. Điều chủ yếu vẫn phải là một tình yêu thương vô điều kiện.
 

        Những biện pháp bổ trợ nói trên sẽ rất hiệu quả nếu được sử dụng trong việc sửa đổi những hành vi cụ thể, hay xảy ra mà trẻ không tỏ ra hối lỗi hay vẫn giữ thái độ ngang ngạnh. Lưu ý là những hành vi này cần phải rất cụ thể để trẻ có thể nhận ra và hiểu được.
 

        Một ví dụ điển hình cho vấn đề nêu trên là sự ganh tỵ giữa anh chị em ruột với nhau, đặc biệt là trong lứa tuổi từ bốn đến tám tuổi. Vợ chồng tôi cũng đã gặp phải vấn đề này trong gia đình khi các con trai của tôi, một đứa lên chín và một đứa lên năm. Đó là giai đoạn mà chúng đánh nhau thường xuyên. Dĩ nhiên, chẳng đứa nào chịu là mình có lỗi. Tha thứ hay bỏ qua là điều không thích hợp ở đây. Những lời yêu cầu của chúng tôi trở nên vô tác dụng. Mệnh lệnh thì chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian giới hạn. Còn hình phạt thì có rất ít hiệu lực và khiến mọi người chẳng vui vẻ gì. Bạn có biết cách gì sẽ hiệu quả nhất không? Có lẽ, bạn cũng phần nào đoán ra: chỉ cần thưởng quà.
 

        Chúng tôi đã sử dụng một bảng ngôi sao. Một ngôi sao tượng trưng cho 15 phút không đánh nhau. Thời lượng này sẽ dần dần tăng lên cho đến lúc hai con tôi không còn đánh nhau nữa. Chúng tôi đã thưởng cho mỗi đứa một món quà tương đương với số lượng sao mà chúng đạt được. Cách này rất có kết quả và cuối cùng thì chúng tôi lại có được “hòa bình cho thế giới”.
 

        Tuy nhiên, tôi xin nói trước vài điều về phương pháp nói trên. Nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, sự nhất quán, những nỗ lực thật sự và tính kiên trì. Nếu bạn chưa chuẩn bị tinh thần để đeo đuổi và thấy mình không đủ kiên trì thì đừng nên thực hiện cách này kẻo thất bại. Có rất nhiều quyển sách rất hay hướng dẫn bạn chi tiết hơn về những biện pháp bổ trợ cho việc giáo dục hành vi của trẻ.
 

        Như bạn đã biết, việc nuôi dạy con cái tốt cần có sự cân bằng. Trẻ em cần tất cả những điều mà chúng ta đã nhắc đến như: ánh mắt, cử chỉ, sự quan tâm, kỷ luật, những lời yêu cầu, thái độ cương quyết, sự linh động, những lời ra lệnh, sự tha thứ, hình phạt, những biện pháp bổ trợ, sự dạy dỗ, hướng dẫn, làm gương và chịu khó lắng nghe. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cân bằng giữa những điều đó. Mong rằng những lời khuyên của chúng tôi sẽ khích lệ bạn thực hiện những điều này theo cách giúp con bạn cảm nhận được một tình yêu vô điều kiện từ cha mẹ chúng.
 

        Trong tuần tới, chúng ta sẽ đề cập đến những vấn đề đặc biệt của trẻ em. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: dùng những, chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn