19:27 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 16

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 14


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267761

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22997168

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 6 WILLIAM SHEPPARD, GIÁO SĨ Ở CONGO

Thứ tư - 16/06/2021 21:00
NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 6 WILLIAM SHEPPARD, GIÁO SĨ Ở CONGO

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 6 WILLIAM SHEPPARD, GIÁO SĨ Ở CONGO

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 6 WILLIAM SHEPPARD, GIÁO SĨ Ở CONGO


NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 6

WILLIAM SHEPPARD, GIÁO SĨ Ở CONGO
 

      Năm 1890, Hội Thánh Trưởng Lão Mỹ gởi William Sheppard, một thanh niên da đen sinh ở Virginia vào cuối thời gian chiến tranh Nam-Bắc, đến vùng đất Phi Châu xa xôi để truyền giáo. Tuy nhiên họ cũng chỉ định một người da trắng  đi theo để kiểm soát ông, vì Hội Thánh không bao giờ gởi một người da đen đi Congo mà không có người giám sát.
 

      Samuel Lapsley, con trai của một trại chủ ở Alabaha, được chỉ định để làm nhiệm vụ này. Tuy nhiên, hai người cùng đi vào đất Phi Châu hoang dã như hai người bạn đồng công, cùng ăn, cùng ở, cùng chia nhau quần áo mặc và cả những lo sợ, buồn vui. Vượt qua bức tường rào chủng tộc để vun đắp cho một tình bạn hiếm có lúc bấy giờ, hai nhà truyền giáo cùng sánh vai nhau trong công tác gian khổ đem đạo Chúa đến đất nước Congo còn hoang vu chưa khai phá.
 

      Sự bắt tay giữa Hội Thánh và chủ nghĩa thực dân tỏ ra là một bi kịch. Thái độ của vua Bỉ Leopold II mời Lapsley đến để góp ý về địa điểm đặt trụ sở truyền giáo thật ra là một sự giả dối trắng trợn. Một khi các nhà truyền giáo đã đem văn minh đến vùng đất đó-  xây dựng đường sá, trường học, dạy tiếng Anh- thì vua Leopold sẽ trục xuất họ đi, rồi đưa các doanh nhân vào thế chỗ để kiếm lợi. Các giáo sĩ không ngờ rằng mình làm tay sai cho vua nước Bỉ.
 

      Bình thường cứ hai mươi người đến Phi Châu thì trung bình chỉ còn hai người sống sót, chớ nói chi đến việc lập cơ sở ở đó. Lapsley chết sớm vì bệnh sốt nhiệt đới, nhưng Sheppard vẫn gắng gượng duy trì hội truyền giáo duy nhất ở Phi Châu gồm toàn người da đen. Mục tiêu hàng đầu của Lapsley là đem đạo Chúa và văn minh đến cho người dân bản xứ. Sheppard thì chú trọng đến việc gặp gỡ các bộ tộc trong vùng- người Bateke, Zappo-Zaps, Kuba- và san bằng khoảng cách về văn hóa bằng cách chăm lo cho nhu cầu thuộc thể của họ. Ông dường như lo cứu thể xác nhiều hơn là linh hồn. Lapsley thì mong muốn cho người dân Phi Châu khỏi sa vào hồ lửa vô tín trong khi Sheppard thì lại muốn nhìn thấy họ được ăn no, mặc ấm và sống vui.
 

      Cách làm của Sheppard ở Congo giống như một nhà thám hiểm hơn là một nhà truyền giáo, cũng như giáo sĩ người Anh nổi tiếng David Livingstone vậy. Song song với việc học hỏi nơi người Phi Châu cũng như lên tiếng bênh vực cho họ, thì Sheppard vẫn đeo đuổi nhiều công việc khác như săn bắn, sưu tầm tranh, làm từ thiện, nghiên cứu sưa tầm về văn hóa và văn minh bản địa mà ông từng ngưỡng mộ.
 

      Trái với sự tưởng tượng của mọi người, Sheppard đã trở thành  người hùng của một câu chuyện thần kỳ. Chàng thanh niên tốt nghiệp trường Hampton Institute ở Virginia và Thần học Viện Tuscaloosa ở Alabama đã viết lên lịch sử của Hội Thánh Congo.
 

      Sheppard là người phương Tây đầu tiên vào sâu trong vùng rừng Kasai, học cách nói chuyện với người dân bản xứ và làm cho họ phải thích thú lắng nghe. Ông còn kết bạn với hoàng gia bản địa, cứu được nhiều ngôi làng khỏi chết đói nhờ săn hải mã và các loài thú rừng khác cho họ ăn, và xây dựng nhiều thị trấn làm nơi cho họ ẩn nấu mỗi khi bị thực dân rượt đuổi, bắt bớ hay khi họ gặp cơn đói kém.
 

      Sheppard trở thành chứng nhân cho Chúa không chỉ bằng lời nói. Là một nhà văn, nhà nhiếp ảnh, Sheppard viết bài cho cả thế giới biết về tình trạng bóc lột thô bạo và tàn sát tập thể của bọn chủ đồn điền cao su người Âu và hoàng gia Bỉ đối với người Congo.
 

      Có lần ông đơn thương độc mã đến trại của bộ tộc Zappo-Zaps, là sắc tộc ăn thịt người làm nghề giết mướn đi khủng bố dân bản địa khi những người này không chịu thu hoạch cao su. Sheppard đã dùng mưu mẹo thoát được an toàn đồng thời còn mang theo bằng chứng về sự tàn bạo của giới chủ dưới sự đỡ đầu của thực dân Bỉ.
 

      Với những tài liệu ghi chép, số đếm chính xác những xác người và mảnh tay chân bị cắt rời, hình chụp con tin bị xiềng xích và những bàn tay bị chặt cụt chất đống trong giỏ, Sheppard đã viết một báo cáo gây chấn động. Thật vậy, người Zappo-Zaps sưu tập bàn tay người để nộp cho người Bỉ lãnh thưởng.
 

      Vua Leopold phản ứng để bảo vệ quyền lợi và gìn giữ hình ảnh một vị vua nhân đức của mình. Trước tòa án quốc tế. Sheppard bị buộc tội phỉ báng. Hết khó khăn về chính trị, thì đến lượt Hội Thánh của ông cũng khiển trách ông. Đó là số phận của người Mỹ da đen sống trong thời đại của chủ nghĩa thực dân và kỳ thị chủng tộc, số phận của một người tín đồ Trưởng Lão làm việc dưới quyền một Hội Thánh da trắng lúc nào cũng bạc đãi và o ép ông. Dù vậy khi trở về nghỉ phép ở Mỹ, Sheppard chỉ bênh vực quyền lợi của người Phi Châu mà không nói gì đến sự phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ.
 

      Cuộc sống của Sheppard với người bản địa Congo cũng gặp nhiều khó khăn. Dẫu ông là người da đen, nhưng người Bateke vẫn xem ông là người nước ngoài, dù là tốt bụng đi nữa. Họ gọi ông là Mundele Nedom, “người da trắng da đen” vì giống như những người khác đến từ bên kia đại dương. Đôi chân của ông giấu trong hai ống vải rất lạ, người ông toàn là mùi thức ăn khó chịu lấy từ những chiếc hộp bằng nhôm, và ông cũng tin vào câu chuyện về “một vị Thần đã giết chính Con Trai mình”.
 

      Nhưng chính nhờ cái lạ mà quen đó của ông, chức vụ của Sheppard cho người Congo hơn 20 năm ông sống ở Phi Châu đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
 

Vĩnh Phước, ngày 17 tháng 6 năm 2021

(st- HT)

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn