01:09 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 28


Hôm nayHôm nay : 34

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2175

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23011208

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” (câu 3).

Xem tiếp...

Ăn Uống Lành Mạnh

Thứ ba - 28/06/2016 20:57
Ăn Uống Lành Mạnh

Ăn Uống Lành Mạnh

Kính thưa quý độc giả, Trong những tuần qua, chúng ta đã cùng nhau xem lại những luật lệ giữ gìn vệ sinh được chép trong Kinh Thánh cách đây khoảng 3500 năm.



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Trong những tuần qua, chúng ta đã cùng nhau xem lại những luật lệ giữ gìn vệ sinh được chép trong Kinh Thánh cách đây khoảng 3500 năm. Đây là những luật lệ nhắc nhở về việc rửa tay, tắm rửa, thay quần áo sạch mỗi ngày, phải cách ly người có bệnh để đề phòng việc lây lan các chứng bệnh truyền nhiễm, phải tẩy uế để loại bỏ các mầm mống gây bệnh và cách ly nguồn nước thải dơ bẩn xa khỏi nguồn nước uống.

                 Những luật lệ này đến từ Đấng Tạo Hóa, đi trước thời đại rất xa, để gìn giữ sức khỏe và bảo vệ mạng sống của con người, ngay trong những ngày xa xưa, khi sự hiểu biết về y khoa của con người còn rất hạn chế. Chỉ trong vòng khoảng một trăm năm trở lại đây, những khám phá mới nhất của y học đã công nhận những giá trị còn nguyên vẹn của những nguyên tắc gìn giữ vệ sinh này, được ghi chép trong Kinh Thánh cách đây khoảng 3500 năm.

                 Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh, Kinh Thánh cũng ghi chép những hướng dẫn về cách thức ăn uống làm sao cho được khỏe mạnh. Ngày nay, với kiến thức đồ sộ về dinh dưỡng học, hầu như ai ai cũng ý thức được chúng ta nên ăn gì, nên ăn ra sao, cần phải tránh ăn món gì để giữ gìn cơ thể được lành mạnh và có đủ sức kháng cự lại bệnh tật.

                 Liệu những khám phá mới nhất trong y học và nhất là những kiến thức thật sâu rộng và đồ sộ của khoa dinh dưỡng học, khiến cho lời hướng dẫn của Kinh Thánh về việc ăn uống đã trở nên lỗi thời, hay một lần nữa, những khám phá mới mẻ của khoa học ngày nay lại chứng tỏ lời Kinh Thánh luôn luôn đi trước thời đại?

                 Sách Lê-vi ký 11:1-8 có đưa ra cách phân biệt các con vật nào trên đất chúng ta nên ăn và các con vật nào chúng ta nên tránh, như vậy:

                 “CHÚA phán dạy Môi-se và A-rôn rằng: Các con bảo dân Y-sơ- ra-ên: Trong số các loài vật sống trên đất, đây là các loài các ngươi được phép ăn: Các ngươi được phép ăn các loài vật có móng rẽ ra, bàn chân chia hai và nhai lại.

                 Nhưng có một số chỉ nhai lại hay chỉ có móng rẽ ra; những loài đó các ngươi không được phép ăn. Lạc đà, mặc dù nhai lại nhưng không có móng rẽ ra, và là một loài vật không tinh sạch cho các ngươi.

                 Loài chồn sống trên đá, mặc dù nhai lại nhưng không có móng rẽ ra; nó là vật không tinh sạch cho các ngươi. Con thỏ rừng mặc dù nhai lại nhưng không có móng rẽ ra, là một loài vật không tinh sạch cho các ngươi.

                 Con heo, dù có móng rẽ, bàn chân chia hai nhưng không nhai lại, đó là vật không tinh sạch cho các ngươi.

                 Các ngươi không được ăn thịt và không được đụng đến xác các thú đó, chúng không tinh sạch cho các ngươi”.

                 Quý độc giả thân mến,

                 Kinh Thánh không đưa ra lời giải thích tại sao chúng ta phải phân biệt như vậy, nhưng từ những luật lệ đã ghi chép, chúng ta có thể phân chia các động vật trên đất ra làm hai nhóm.

                 Nhóm thứ nhất là những động vật chúng ta không nên ăn, gồm các con vật hoặc không có móng rẽ ra, hoặc không có bàn chân chia hai, hoặc không nhai lại. Trong nhóm này gồm những con thú chuyên ăn xác chết của những con vật khác hoặc ăn những rác rưởi dơ bẩn, gồm có con heo, con gấu hoặc các loài thú săn mồi ăn sống như chó sói, sư tử, báo vv. thường săn và ăn các con mồi yếu ớt đang mang tật bệnh. Ngựa và thỏ, mặc dù nhai lại, không phải là loài vật ăn xác chết, nhưng vì không có móng rẽ, cũng không nên ăn. Các nghiên cứu mới đây cho biết, thịt ngựa chứa nhiều ký sinh trùng và thịt thỏ là nguyên nhân gây nên chứng bệnh truyền nhiễm “tularemia” qua người.

                 Thế còn thịt heo thì sao? Kinh Thánh đã khẳng định “con heo, dù có móng rẽ, bàn chân chia hai nhưng không nhai lại, đó là vật không tinh sạch”. Nhưng thịt heo là món ăn rất hấp dẫn và rất phổ biến kia mà! Người Tây phương dùng thịt heo để chế ra biết bao nhiêu món khoái khẩu như là thịt bacon muối mặn, thịt ham, thịt xúc xích, còn người Việt chúng ta thì dùng thịt heo làm nem, gói chả, rồi món bún bò thì phải đi liền với một cái giò heo chứ!

                 Các nhà khoa học cho biết hệ thống tiêu hóa của con heo rất giống với con người, với bao tử chứa đầy chất acid để tiêu hóa đồ ăn. Như chúng ta thường nói “ham ăn như heo”, vì heo là loài vật không bao giờ biết ngừng ăn. Do lượng đồ ăn quá nhiều, nên acid trong bao tử heo đã bị pha rất loãng trong thức ăn, không đủ khử trùng, khiến cho bao mầm mống bệnh tật có thể vượt qua hàng rào phòng thủ. Sán lãi, vi trùng, vi khuẩn và bao chất độc hại khác, vượt ra từ bao tử rồi tiềm tàng trong da thịt của heo chỉ vì cái tật ham ăn vô độ của loài heo. Hơn thế nữa, heo là loài vật dơ bẩn, đúng như chúng ta thường nghe “ở dơ như heo”, vì heo ăn rác rến, ăn xác chết đã thối rửa. Thịt heo nhiều mỡ. Mỡ heo là nơi hội tụ của các độc tố đến từ việc ăn tạp bẩn của heo. Khác với mỡ trong thịt bò thường hội tụ lại một nơi, còn mỡ heo thì phân tán khắp nơi, rất khó tách ra được.

                 Thống kê cho biết, tại Hoa Kỳ, trong sáu bệnh phổ biến nhất do ký sinh trùng hay sán lãi gây ra qua đường thức ăn, thì có ba bệnh là liên quan đến việc tiêu thụ thịt heo. Tại Melbourne, Úc đại lợi, là nơi người viết bài này cư ngụ, cách đây vài năm trước, đã xảy ra cơn thổ tả, khiến vài chục người phải vào bệnh viện để cấp cứu, sau khi ăn bánh mì thịt, mà người Úc thường gọi là “pork roll” vì bánh mì này thường có nhận thịt heo. Nói về mặt sinh lý, cơ thể heo rất giống với cơ thể của con người, như trước đây, để trị bệnh tiểu đường, người ta phải chiết insulin của heo để tiêm vào người bệnh. Do cơ thể có nhiều điểm tương đồng như vậy, nên vi khuẩn gây bệnh cũng rất dễ lây lan từ heo sang người hay từ người sang heo.

                 Nhóm động vật thứ hai, gồm những con vật có móng rẽ ra, bàn chân chia hai và nhai lại, là những con vật chúng ta được phép ăn thịt. Nhóm này gồm có bò, nai, trừu, dê vv. là những con vật ăn cỏ hay ăn lúa, thường đem lại những loại thịt tinh chất, không pha lẫn vi khuẩn hay vi trùng, ít mỡ với giá trị di dưỡng cao.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Sách Lê-vi ký 11: 9 -12 có đưa ra cách phân biệt các loài vật nào dưới nước chúng ta nên ăn và không nên ăn, như sau:

                 “Đây là các loài vật ngươi được ăn, tất cả loài vật ở dưới nước, tất cả các loài có vây và vẩy dưới nước, hoặc dưới sông hay biển, những thú đó ngươi được ăn.

                 Nhưng tất cả các loài tạo vật không vây không vẩy sống dưới biển hay dưới sông, hoặc sống từng đàn hay sống giữa các sinh vật khác dưới nước, đều đáng gớm ghiếc…

                 Nên các ngươi không được phép ăn thịt chúng và phải gớm ghiếc xác chết của chúng.

                 Bất cứ loài nào không vây không vẩy sống dưới nước đều đáng gớm ghiếc cho các ngươi”

                 Theo như luật này, chúng ta được phép ăn các loài cá là loài có vây và vẩy, nhưng chúng ta không nên ăn cua, tôm hùm, sò, hến, trai hay các loài có vỏ tương tự như vậy. Đây quả là một điều thất vọng cho những ai thích ăn các món tôm cua, nhưng nếu nhìn vào thực tế, các loài tôm cua sống sâu ở tận các đáy biển, đáy sông hay đáy hồ, ăn những xác động vật chết chìm ở đáy nước. Trong thiên nhiên, các loại sò, hến, ốc, trai tiêu thụ những vật thối rửa chìm xuống tận đáy sâu, kể cả những đồ phế thải từ các cống rãnh của con người. Do vậy, các loài tôm cua sò hến bắt được trong biển hay ao hồ thường mang nhiều vi khuẩn và các mầm mống gây bệnh.

                 Tại các nước tiên tiến, người ta quy định phải ngâm các loại tôm cua sò hến trong nước sạch một thời gian tối thiểu được quy định để chúng kịp thải ra các chất tạp chất, trước khi chúng được phép đem bán ra cho người tiêu thụ. Các loại tôm cua sò hến cần được nấu chín trước khi dùng và những ai thích ăn sò sống là đang chấp nhận nhiều rủi ro cho sức khỏe của chính mình.

                 Sách Lê-vi ký 11: 13-19 đưa ra cách tránh những loài chim mà chúng ta không nên ăn thịt, như sau:

                 “Sau đây là những loài chim các ngươi phải gớm ghiếc và không được phép ăn, vì là những loài đáng gớm ghiếc; chim ưng, kên kên, chim ngạc, diều hâu đỏ, tất cả các loài chim diều đen, tất cả các loài quạ, cú mèo, chim ó ăn đêm, hải âu và tất cả các loài diều hâu, chim cú nhỏ, còng cọc, cú lớn, cú trắng, cú sa mạc, ó biển, con cò, tất cả các loại chim diệc, chim rẽ quạt và dơi”

                 Cũng tương tự như nguyên tắc phân biệt các động vật trên mặt đất và dưới nước, Thiên Chúa cấm con người ăn các loài chim chuyên ăn các xác chết như kên kên, diều hâu, chim cú vv. để tránh bị bệnh tật do vi khuẩn, vi trùng hay sán lãi gây nên, nhưng cho phép con người được ăn gà,vịt, ngỗng, bồ câu, chim cút vv.

                 Người ta thắc mắc, nếu có các loài vật mà chúng ta không thể ăn thịt được, không thể dùng làm thực phẩm cho con người, thì Đấng Tạo Hóa tạo dựng ra chúng với mục đích gì?

                 Tác giả của quyển sách nổi tiếng “What The Bible Says About Healthy Living”, xin tạm dịch là “Kinh Thánh Nói Gì Về Cách Sống Khỏe Mạnh”, bác sĩ Rex Russell đưa ra câu trả lời như sau:

                 “Các loài vật không tinh sạch, mà Đấng Tạo Hóa cấm chúng ta không được ăn, có vai trò làm sạch sẽ môi trường sống chung quanh. Những con vật không tinh sạch, như con heo và các loài tôm cua sò ốc, khi ăn vào sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của chúng ta, vì chúng ăn toàn những đồ phế thải dơ bẩn từ tất cả những sinh hoạt của con người.

                 Đã hơn một thế kỷ, tại tiểu bang Philadelphia, Hoa Kỳ, người ta nuôi heo để tiêu thụ rác rưởi và nước cống, tiết kiệm cho tiểu bang này khoảng 3 triệu đô-la mỗi năm trong việc xử lý rác và đổ rác. Các nông trại nuôi heo kiếm thêm lợi nhuận nhờ nguồn nước cống rãnh này. Tại các trại nuôi gà, người ta nuôi thêm heo để tiêu thụ các con gà bịnh, đỡ khỏi tốn công chôn gà chết”

                 Còn các loại tôm cua sò ốc có chức năng lọc sạch nước, tiêu hóa những chất bẩn thải ra trong ao hồ sông biển. Tôm cua sò ốc giống như những bình lọc nước thiên nhiên, thu hút và xử lý một lượng nước thật lớn mỗi ngày. Bao nhiêu chất cặn bã từ cống rãnh đổ ra, gồm những chất hóa học độc hại, vi khuẩn, vi trùng, sán lãi vv. cuối cùng sẽ quy tụ và bị giữ lại trong thân thể của các loài tôm cua sò ốc. Những trận dịch tả thường xuất phát từ các đồ biển, cho nên tiểu bang California tại Hoa Kỳ quy định phải ghi lời cảnh cáo trên các loại tôm cua sò ốc rằng “Thức Ăn Này Có Thể Gây Nguy Hại Cho Sức Khỏe”.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Những khám phá mới nhất về y học, khoa học, môi trường không khiến cho Kinh Thánh lỗi thời, ngược lại, những khám phá mới nhất lại chứng minh quyển sách kỳ diệu này luôn luôn đúng, luôn luôn khoa học và đi trước thời đại rất xa.

                 Như ngày nay, ai ai cũng biết, ăn nhiều mỡ động vật gây nguy hiểm cho sức khỏe. Mỡ đóng và tích tụ chung quanh thành của các mạch máu, gây ra biết bao biến chứng về tim mạch, là nguyên nhân của 53% các tử vong tại các nước kỹ nghệ ngày nay. Người ta chỉ khám phá mỡ là nguy hại cách đây khoảng 50 năm thôi, nhưng cách đây khoảng 3500 năm, sách Lê-vi ký 3:17 có chép lời khuyên của Đấng Tạo Hóa rằng: “Đây là luật lệ đời đời cho dòng dõi các ngươi, dù bất cứ nơi nào: Các ngươi đừng nên ăn mỡ hoặc huyết”.

                 Những luật lệ về cách ăn uống, cùng biết bao các luật lệ khác, được ghi chép trong Kinh Thánh, bày tỏ sự khôn ngoan vô hạn của Đấng Tạo Hóa, cùng với tình thương bao la, vì Ngài muốn gìn giữ và che chở con người trong muôn vàn phước hạnh.

                 Kinh Thánh không chỉ hướng dẫn chúng ta được khôn ngoan, biết chọn lựa đời sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho vài chục năm ngắn ngủi của cuộc đời này, nhưng lời của Đấng Tạo Hóa còn hướng dẫn chúng ta đến một đời sống phước hạnh đời đời nữa.

                 Kinh Thánh cho biết Chúa Cứu Thế Giê-xu, chính là Thiên Chúa Ngôi Hai, đã tự nguyện giáng trần trong thân xác con người cách đây khoảng hơn 2000 năm. Chúa Cứu Thế Giê-xu đến thế gian để chịu chết trong cây thập tự, lãnh bản nợ tội thế cho muôn người, trong đó có quý vị và tôi, hầu cho hễ ai tin vào sự chết thế đó của Con Trời, sẽ được Thiên Chúa xóa bôi mọi tội lỗi và được trở về trong nơi thiên đàng phước hạnh, như Kinh Thánh có khẳng định: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nhận Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh phúc” (Giăng 3:16)

                 Như đã được chứng tỏ, Kinh Thánh luôn luôn đi trước thời đại rất xa, vượt xa tầm hiểu biết của con người, luôn luôn khoa học và trung thực.

                 Ước mong quý vị và các bạn không chỉ làm theo những nguyên tắc ăn uống lành mạnh mà Kinh Thánh hướng dẫn, nhưng cũng tin vào lời hứa được ghi trong quyển sách kỳ diệu này về một tương lai đời đời phước hạnh nữa.

                 Thân chào quý vị và các bạn.
 

Tùng Tri
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn