13:52 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 5295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271474

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23000881

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

Tại Sao Tuổi Trẻ Bạo Động? (Bài 3)

Thứ tư - 20/07/2016 21:10
Tại Sao Tuổi Trẻ Bạo Động? (Bài 3)

Tại Sao Tuổi Trẻ Bạo Động? (Bài 3)

Kính thưa quý độc giả, Trong vòng hai mươi năm qua, người ta liên tục chứng kiến những cuộc tàn sát đẫm máu xảy ra tại các trường học tại Hoa Kỳ. Các em học sinh, đại đa số chỉ từ 11 đến 13 tuổi, đã dùng súng bắn giết bạn bè, thầy cô rồi quay sang tự kết liễu đời mình.




                  Kính thưa quý độc giả,

                  Trong vòng hai mươi năm qua, người ta liên tục chứng kiến những cuộc tàn sát đẫm máu xảy ra tại các trường học tại Hoa Kỳ. Các em học sinh, đại đa số chỉ từ 11 đến 13 tuổi, đã dùng súng bắn giết bạn bè, thầy cô rồi quay sang tự kết liễu đời mình. Trong 8 cuộc thảm sát mới nhất tại Hoa Kỳ, đã có hơn 60 học sinh và thầy cô giáo thiệt mạng, hàng trăm người bị thương và đem lại nỗi đau thương sâu sắc trong lòng người dân Hoa Kỳ.

                  Thế nhưng không chỉ người dân Hoa Kỳ đang hứng chịu thảm cảnh này. Năm 1999, tại trường Uenberg tại thị trấn hiền hòa Erfurt, thuộc Đông Đức, một cậu học sinh 19 tuổi, bị phẫn uất vì bị cấm không được vào phòng thi, đã nổ súng hạ sát 14 thầy cô giáo, 2 nữ sinh, một nhân viên cảnh sát và cuối cùng, tay học sinh giận dữ này quay sang tự kết liễu đời mình.

                  Trong cuộc thảm sát đẫm máu vào ngày 28.04.1996, tại Port Arthur, trên hòn đảo xinh đẹp Tasmania của Úc Đại Lợi, tay sát nhân Martin Bryan trong tám phút ngắn ngủi, đã dùng súng tàn sát 35 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ con, cũng như làm thương 18 người. Mặc dầu đây không phải là một cuộc thảm sát trong sân trường, nhưng những yếu tố và hoàn cảnh đưa đẩy Martin ra tay giết người cũng tương tự như những tay sát nhân thiếu niên trong các sân trường.

                  Trong hai tuần trước, chúng ta đã đề cập đến một số lý do đưa dẫn các em đến những hành vi bạo động. Đó là, các em nuôi dưỡng lòng hận thù dai dẳng trong lòng, các em bị gia đình, bạn bè, cộng đồng ruồng rẫy, xa lánh, các em đã bị chai đá trong tình cảm, các em muốn được người khác tôn sùng, các em có triệu chứng thần kinh, các em lạc lõng trong đời sống tâm linh, các em đánh mất hy vọng vào cuộc sống và người thân, cũng như xã hội ngày nay đang đánh mất ý nghĩa và mục đích của cuộc sống.

                  Trong tuần này, chúng ta cùng nhau xem xét những lý do còn lại.

                  10./ Sự dồn nén hay tích lũy lâu ngày những yếu tố tiêu cực dẫn đến sự bạo động ở lứa tuổi thiếu niên.

                  Đôi khi sự bạo động xảy ra chỉ vì các em giờ đây đã đến tuổi được mó đến súng ống, hay có thể chế tạo được những vũ khí giết người và đủ khôn khéo để hoạch định cũng như tiến hành những giấc mơ bạo động của mình. Một số em khác có những thay đổi đột ngột về tâm tính, thay đổi bạn bè, cách ăn mặc, hoặc bắt đầu uống rượu hay sử dụng chất kích thích trong vài tháng trước khi bạo động bùng nổ. Một học sinh tại miền nam California, một năm trước khi em tự tử, là một học sinh học giỏi nhất trường. Trước khi em tự kết liễu đời mình, có một dạo, kết quả học tập của em xuống dốc, em thay bè đổi bạn, bắt đầu sử dụng cũng như buôn bán ma tuý. Thực ra, em này cảm thấy buồn bã và lạc lõng trong vài năm trước đó. Học giỏi với kết quả hạng nhất trong trường không làm em thỏa mãn, khiến em quay sang ma tuý, giao du với bạn bè xấu và ngày càng tỏ ra ngỗ nghịch. Ma tuý và bạn bè lêu lỏng đã chích thêm dầu vào đống lửa cháy âm ỉ từ lâu. Và khi bị bắt tại trận đang bán ma tuý trong sân trường, em này phẫn uất và đã tự tử.

                  Những nỗi buồn dồn nén lâu ngày, sự cô đơn vì thiếu tình thương gia đình và bạn hữu, cộng với thái độ rút lui, chạy trốn hay chỉ giao du với một nhóm bạn lập dị, bị chỉ trích, bị ruồng bỏ, là một kết hợp chết người có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Truớc khi cuộc bắn giết tại sân trường Colorado xảy ra, những tay thiếu niên này để tóc dài, mặc áo choàng đen lập dị, và tự hào về những cung cách ngược đời của mình. Các em này chỉ giao du với đám bạn có chung một suy nghĩ lập dị và sự hận thù xã hội của các em ngày càng dâng cao. Tệ hơn nữa, vì không giống ai, nên các em này bị những học sinh khác xem thường và xa lánh. Hậu quả là các em phải ra tay để “rửa hận”. Còn Seung-Hui Cho có khó khăn trong việc nói, việc học, bị bạn bè giễu cợt và xa lánh. Lâu ngày, những điều này đã dồn nén trong tâm khảm của Cho.

                  Sự bạo động có thể xảy ra khi một em thiếu niên bị mất đi một người mình thương, thường là bạn gái. Khi một cậu con trai, cảm thấy mình bị hất hủi từ bấy lâu nay, mà nay kiếm được một người bạn gái lo lắng cho mình, thì cậu con trai này giống như kẻ đói khát vừa tìm ra được đồ ăn thức uống vậy. Nhưng có lúc cô bạn gái sẽ mệt mỏi với sự chiếm hữu quá độ, những thăng trầm bất thường trong tâm tính cũng như những cá tính khác thường. Khi cô bạn gái quyết định chia tay, điều này là quá sức chịu đựng cho cậu con trai. Cậu cảm thấy bị ruồng bỏ, cô đơn và thương tổn. Cậu sẽ phát uất lên vì nơi nương tựa duy nhất cũng không còn. Sự phiền muộn, bị ruồng bỏ, nỗi giận dữ là những động cơ chính khiến cho cậu học sinh 17 tuổi vùng Mississippi ra tay bắn mẹ, người bạn gái cùng với những bạn bè của cô gái này vào năm 1997. Sau khi giết người, cậu học sinh này dường như đã thật sự ân hận, khóc sụt sùi và nói như sau: “Tôi rất hối hận”. Cậu ấy cho biết cậu đau khổ dường bao khi bạn gái muốn chia tay với cậu. Cậu cho biết “Tôi không ăn, không ngủ. Tôi không muốn sống nữa. Cuộc đời đã hủy hoại tôi”.

                  Nếu chú ý, chúng ta thấy cậu ấy nói: “Cuộc đời đã hủy hoại tôi”. Đó là lời phản ánh trung thực nhất những cảm nghĩ trong đầu các em thiếu niên sát nhân. Các em này thấy cuộc đời đã hủy hoại các em. Phải ra tay giết người để gỡ huề, để trả thù, để cân bằng cán cân công lý. Vì cảm thấy mình bị hủy hoại từ tâm lý đến tình cảm, các em này cũng muốn hủy hoại người khác để trả thù.

                  Đa số chúng ta khó mà hiểu nỗi tại sao một em có thể ra tay giết một người mà mình thương. Khi thương ai tại sao chúng lại muốn hãm hại người đó, dầu cho người đó có hết thương mình. Nhưng sự suy nghĩ và cảm xúc của những kẻ có khuynh hướng giết người thì ở một mức độ khác. Đối với các em này, thực ra cái mà các em gọi là “tình thương” thực ra là một “nhu cầu”. Các em này đặt trọng tâm trong việc được thương hay nhận được tình thương, hơn là trở nên một người dễ thương. Trong mối liên hệ tình cảm, các em này chỉ muốn tập trung vào chính mình, chỉ muốn nhận, chứ thực sự chẳng muốn cho hay quan tâm gì đến người bạn gái. Do vậy, khi bạn gái muốn chia tay, các em này không còn nhận được nữa, nên cảm thấy bị thương tổn nặng nề và thấy bế tắc, nên cần phải ra tay. Một lần nữa, khi các em thấy mình bị hủy hoại thì cũng muốn ra tay hủy hoại đời sống người khác.

                  11./ Cuối cùng, chúng ta đang sống trong một xã hội mà bạo động là phần phải có trong những trò chơi, phim ảnh giải trí và mọi người mặc nhiên công nhận bạo động là cách giải quyết vấn đề khi có mâu thuẫn.

                  Trung bình, một trẻ em xem khoảng 10,000 cảnh giết người trên TV trước khi học xong trung học. Mỗi ngày trên TV, báo chí tường thuật những cảnh bạo động và giết người xảy ra trên đường phố và trong cả gia đình. Sự dồn dập của phim ảnh bạo động, tin tức giết người, mỗi ngày cứ thấm dần vào trí não và gây ảnh hưởng trên các em. Tất cả chúng ta đã trở nên quen thuộc với những cảnh chết chóc và bạo động và không mấy quan tâm, cho đến khi những chuyện này xảy ra ngay trước cửa nhà chúng ta. Nhưng đối với các thiếu niên bất thường, có khuynh hướng bạo động, thì những hình ảnh này cất đi những cản trở cuối cùng trong tâm trí các em, đẩy các em vào những hành động giết người để trút cơn tức giận hay thỏa mãn những mộng uớc trả thù nào đó. Những loại nhạc điên cuồng, phim có cảnh giết người, những trò chơi điện tử với những màn đấm đá, không những cho phép, khuyến khích những thiếu niên bất thường ra tay hạ sát, mà thậm chí còn chỉ dẫn cách thức giết người nữa.

                  Kính thưa quý độc giả,

                  Nói tóm lại, những thiếu niên ra tay giết người được thường là các em không được vui vẻ và hạnh phúc. Các em bị người khác xa lánh, thấy mình kỳ cục, lạc lõng. Về tình cảm, các em này không cảm thấy được yêu, cũng như cũng có khả năng tạo đựng một mối quan hệ tốt đẹp, bình thường với người khác, thậm chí ngay với những người thân ở trong gia đình. Kết quả là các em này không quan tâm đến người khác. Các em thường không quan tâm gì đến đời sống tâm linh, tỏ ra bướng bỉnh, lầm lẫn, cực kỳ phẫn uất và tức giận. Sự giận dữ của các em xuất phát từ cảm giác bị tổn thương, bị ruồng rẫy, bị xa lánh. Các em này không thể kính trọng ai được, xem thường xã hội, luật pháp cùng thẩm quyền, sống trong thế giới của riêng mình, chỉ giao du với một vài người bạn lập dị, đắm chìm trong hoang tưởng hay theo đuổi những kế hoạch đầy hận thù và bóng tối.

                  Đôi khi các em này ra tay bạo động một cách bất ngờ, nhưng đại đa số trong các trường hợp giết người, chúng ta có thể thấy những những dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm báo trước. Những triệu chứng này có thể là những suy nghĩ kỳ quái, bê bối trong việc học hành, tâm trí luôn hướng về những ý tưởng bạo động, những thôi thúc trả thù, những cảnh tượng bắt bớ, những tư tưởng cao siêu, hay lui tới với những đám bạn lập dị, tôn sùng những tay sát nhân khét tiếng trong lịch sử. Khi những suy nghĩ nguy hiểm và những cảm giác hận thù đã trộn lẫn với nhau, thì chỉ cần một ngòi nổ, thí dụ như bị bạn gái chia tay, bị ai chê bai ra mặt, bị khích động bởi một bản nhạc điên loạn, hay một cảnh bạo động trong phim, thì các em lập tức ra tay hành động mà không sao cản nỗi.

                  Kính thưa quý độc giả,

                  Sau khi đưa ra những lý do có thể đưa đẩy các em vào con đường bạo hành, trong tuần tới chúng ta sẽ đề cập đấy một số biện pháp ngăn ngừa, nhưng trên hết là làm sao giúp cho các em có được một đời sống bình thường và tốt đẹp. Xin hẹn gặp lại quý vị.

Dr. Bruce Narramore, Psychologist , Narramore Christian Foundation - Tùng Tri lược dịch
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn