02:42 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70


Hôm nayHôm nay : 10493

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 259067

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22988474

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Cho Và Nhận

Thứ hai - 06/07/2020 21:13
Cho Và Nhận

Cho Và Nhận

Trong tuần trước, chúng ta đã nghe qua hoàn cảnh hôn nhân thật tuyệt vọng của Ann. Người chồng của Ann khinh dễ, hất hủi và ngược đãi cô. Là một người tin kính Chúa Giê-Xu, lời Chúa nhắc nhở cô rằng: “Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình”.


Cho Và Nhận


        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong tuần trước, chúng ta đã nghe qua hoàn cảnh hôn nhân thật tuyệt vọng của Ann. Người chồng của Ann khinh dễ, hất hủi và ngược đãi cô. Là một người tin kính Chúa Giê-Xu, lời Chúa nhắc nhở cô rằng: “Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình”. Ann đang phân vân có nên tiếp tục yêu chồng mình hay nên thoát ly khỏi cái cảnh hôn nhân đã chết lạnh từ lâu. Chúng ta sẽ nghe tiếp câu chuyện của Ann qua lời tường thuật của tiến sĩ Gary Chapman.
 

        Tôi hỏi: “Anh ấy có bao giờ rủa chị chưa?”
 

        “Nhiều lần rồi.”
 

        “Có bao giờ anh ấy ngược đãi chị chưa?”
 

        “Thường xuyên.”
 

        “Và anh ấy có nói với chị là anh ấy ghét chị không?”
 

        “Dạ có”

        “Ann à, nếu chị bằng lòng, tôi muốn làm một thí nghiệm. Tôi muốn thấy điều sẽ xảy ra khi chúng ta áp dụng nguyên tắc này trong hôn nhân của chị. Tôi xin phép giải thích ý của tôi.”

 

        Tôi tiếp tục giải thích cho Ann khái niệm về bể chứa tình cảm và sự kiện khi bể chứa bị vơi như trường hợp của chị, thì chúng ta không cảm thấy yêu thương người phối ngẫu mà chỉ kinh nghiệm sự trống vắng cùng nỗi đau. Vì tình yêu là nhu cầu tình cảm sâu xa như thế, nên sự thiếu vắng nó có lẽ chính là nỗi đau tình cảm sâu xa nhất. Tôi nói với chị rằng nếu chúng ta có thể học nói ngôn ngữ yêu thương chính của nhau, thì nhu cầu tình cảm đó có thể được đáp ứng và những tình cảm tích cực có thể được phát sinh trở lại.
 

        Tôi hỏi: “Chị có hiểu điều đó không?”
 

        “Thưa Tiến sĩ Chapman, ông vừa mới mô tả cuộc đời tôi. Trước đây tôi chưa hề thấy nó rõ ràng được như vậy. Chúng tôi yêu nhau trước khi kết hôn, nhưng không lâu sau ngày cưới, chúng tôi từ đỉnh cao tuột xuống và chưa hề học nói ngôn ngữ yêu thương của nhau. Bể chứa của tôi đã cạn suốt nhiều năm, và tôi tin bể chứa của anh ấy cũng vậy. Thưa Tiến sĩ Chapman, nếu tôi hiểu được khái niệm này sớm hơn, có lẽ sẽ không có chuyện này xảy ra.”
 

        Tôi nói: “Chúng ta không thể trở lui được, chị Ann. Việc chúng ta chỉ có thể làm bây giờ là cố gắng thay đổi tương lai. Tôi muốn đề nghị cuộc thí nghiệm sáu tháng.”
 

        Ann nói: “Tôi sẽ thử bất cứ điều gì.”
 

        Tôi thích tinh thần tích cực của chị ấy, nhưng tôi không chắc chị ấy có hiểu nổi khó khăn của cuộc thí nghiệm hay không.
 

        Tôi nói: “Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách minh định mục tiêu của chúng ta. Nếu trong sáu tháng, chị có thể đạt được ước mơ tha thiết nhất của mình, thì nó sẽ là điều gì?”
 

        Ann ngồi im lặng trong giây lát. Sau đó, chị nói với vẻ tư lự: “Tôi muốn thấy Glenn yêu thương tôi trở lại và biểu lộ bằng cách dành thì giờ cho tôi. Tôi muốn thấy chúng tôi làm việc chung với nhau, đi đây đó với nhau. Tôi muốn anh ấy cảm thấy quan tâm tới thế giới của tôi. Tôi muốn thấy chúng tôi trò chuyện khi cùng đi ăn tiệm. Tôi thích anh ấy lắng nghe khi tôi nói. Tôi thích cảm thấy anh ấy đánh giá cao những ý kiến của tôi. Tôi thích thấy chúng tôi cùng đi chơi với nhau và vui vẻ trở lại. Tôi muốn biết anh ấy quý trọng hôn nhân của chúng tôi hơn bất cứ thứ gì khác.”
 

        Ann dừng lại rồi sau đó nói tiếp: “Về phần tôi, tôi muốn có lại những tình cảm nồng ấm, tích cực đối với anh ấy. Tôi muốn tạo sự tôn trọng lại cho anh ấy. Tôi muốn được hãnh diện vì anh ấy. Hiện tại thì tôi không có được những tình cảm đó.”
 

        Tôi viết trong khi Ann đang nói. Khi chị nói xong, tôi đọc lớn những điều chị nói. Tôi nói: “Nghe ra thì mục tiêu khá cao, nhưng đó thật sự là điều chị muốn phải không Ann?”
 

        Ann trả lời: “Thưa Tiến Sĩ Chapman, hiện tại thì nghe như là mục tiêu bất khả thi, nhưng đó chính là điều tôi muốn nhìn thấy hơn bất cứ thứ gì khác.”
 

        Tôi nói: “Vậy thì chúng ta hãy thỏa thuận với nhau rằng đây là mục tiêu của chúng ta. Trong sáu tháng, tôi muốn thấy chị và Glenn có được loại liên hệ yêu thương như vậy.”
 

        Bây giờ tôi xin đưa ra một giả thuyết. Mục đích thí nghiệm của chúng ta là để chứng minh giả thuyết này đúng hay sai. Chúng ta giả sử rằng chị có thể nói được ngôn ngữ yêu thương chính của Glenn liên tục trong thời gian sáu tháng, rằng đâu đó trên tiến trình của cuộc thí nghiệm, nhu cầu tình cảm yêu thương của anh ấy bắt đầu được đáp ứng,và khi bể chứa tình cảm của anh ấy được đổ đầy, anh ấy sẽ bắt đầu đáp trả tình yêu của chị. Giả thuyết đó dựa trên ý kiến cho rằng nhu cầu tình cảm yêu thương là nhu cầu tình cảm sâu xa nhất của chúng ta và khi nhu cầu đó đang được đáp ứng, chúng ta có khuynh hướng tích cực đáp lại người đang đáp ứng nhu cầu của chúng ta.”
 

        Tôi tiếp tục: “Chị hiểu rằng giả thuyết đó đặt toàn bộ bước chủ động trong tay chị. Glenn sẽ không hành động trong hôn nhân này. Chị mới là người hành động. Giả thuyết này nói rằng nếu chị có thể chuyển tải năng lực của mình theo hướng đúng, thì có thể cuối cùng Glenn sẽ đáp lại.”
 

        Tôi đọc phần kia trong bài giảng của Chúa Giê-Xu do y sĩ Lu-ca ghi lại: “Hãy cho, người sẽ cho mình, họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi. Vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy.”
 

        Theo như tôi hiểu, thì Chúa Jesus đưa ra một nguyên tắc, chứ không phải một cách để điều khiển người khác. Nói chung, nếu chúng ta nhân ái và yêu thương người khác, thì họ sẽ có khuynh hướng nhân ái và yêu thương lại chúng ta. Điều đó không có nghĩa chúng ta có thể khiến cho người khác nhân ái bằng cách mình nhân ái với họ. Chúng ta là những cá nhân độc lập. Do đó, chúng ta có thể bác bỏ tình yêu và quay lưng với tình yêu hoặc thậm chí nhổ vào mặt tình yêu. Không có gì bảo đảm là Glenn sẽ đáp lại những hành động yêu thương của chị. Chúng ta chỉ có thể nói rằng rất có thể anh ấy sẽ đáp ứng thôi.”
 

        Sau khi đồng ý về giả thuyết, tôi nói với Ann: “Bây giờ chúng ta có thể thảo luận ngôn ngữ yêu thương chính của chị và của Glenn. Dựa vào điều chị đã nói, tôi cho rằng ngôn ngữ yêu thương chính của chị có thể là thời gian chất lượng. Chị nghĩ sao?”
 

        Thưa Tiến Sĩ Chapman tôi cũng nghĩ như vậy. Vào những ngày đầu, khi chúng tôi dành thì giờ bên nhau thì Glenn lắng nghe tôi nói, chúng tôi dành nhiều giờ trò chuyện với nhau, làm chung công việc với nhau. Tôi thực sự cảm thấy được yêu. Hơn bất cứ điều gì khác, tôi mong ước phần đó trong hôn nhân chúng tôi có thể tái diễn. Khi chúng tôi dành thì giờ bên nhau, tôi thấy giống như anh ấy thật sự có quan tâm, nhưng anh ấy luôn luôn làm chuyện khác, không hề có giờ nói chuyện, không hề có giờ làm chung với tôi bất cứ chuyện gì, thì tôi cảm thấy như là công việc cùng những theo đuổi khác của anh ấy quan trọng hơn mối liên hệ giữa chúng tôi.”
 

        Tôi hỏi: “Chị nghĩ ngôn ngữ yêu thương chính của Glenn là gì?”
 

        “Tôi nghĩ đó là truyền cảm bằng xúc giác và đặc biệt là sự ái ân trong hôn nhân. Tôi biết khi tôi cảm thấy được anh ấy yêu nhiều hơn và chúng tôi tích cực hơn trong vấn đề chăn gối, thì anh thay đổi thái độ với tôi. Tôi nghĩ đó là yêu thương chính của anh ấy, thưa Tiến sĩ Chapman.”
 

        “Anh ấy có than phiền cách chị nói chuyện với anh ấy không?”
 

        “Dạ, anh ấy nói là tôi lúc nào cũng cằn nhằn anh ấy. Anh ấy cũng nói tôi không ủng hộ anh ấy, rằng tôi luôn luôn chống lại ý kiến anh ấy.”
 

        Tôi nói: “Vậy thì, cứ cho như “Truyền Cảm Bằng Xúc Giác” là ngôn ngữ yêu thương chính của anh ấy và “Lời Khẳng Định” là ngôn ngữ phụ của anh ấy. Lý do tôi đề nghị ngôn ngữ thứ hai là vì nếu anh ấy than phiền về những lời tiêu cực, có thể những lời tích cực sẽ có ý nghĩa với anh ấy”.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Ann đã bắt tay hành động như thế nào và có nhận lại được sự đáp ứng của người chồng sau bao tháng năm đối xử tệ bạc với cô? Xin chúng ta cùng nhau theo dõi đoạn kết trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: cho kẻ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn