00:39 EDT Thứ năm, 09/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 51

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 50


Hôm nayHôm nay : 7507

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 82263

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23091296

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

“Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (câu 5).

Xem tiếp...

Tái Lập Sự Thuận Hòa Trong Hôn Nhân — Cô Ấy Muốn Bạn Nói, “Anh Xin Lỗi”

Thứ ba - 10/03/2015 21:21
Tái Lập Sự Thuận Hòa Trong Hôn Nhân — Cô Ấy Muốn Bạn Nói, “Anh Xin Lỗi”

Tái Lập Sự Thuận Hòa Trong Hôn Nhân — Cô Ấy Muốn Bạn Nói, “Anh Xin Lỗi”

Kính thưa quý độc giả, Hôm nay chúng ta sẽ bước sang chương thứ 12 trong quyển sách YÊU THƯƠNG VÀ TÔN TRỌNG của Tiến sĩ Emerson Eggerichs với chương đề: TÁI LẬP SỰ THUẬN HÒA TRONG HÔN NHÂN — CÔ ẤY MUỐN BẠN NÓI, “ANH XIN LỖI”.

               

               Kính thưa quý độc giả,

               Hôm nay chúng ta sẽ bước sang chương thứ 12 trong quyển sách YÊU THƯƠNG VÀ TÔN TRỌNG của Tiến sĩ Emerson Eggerichs với chương đề: TÁI LẬP SỰ THUẬN HÒA TRONG HÔN NHÂN — CÔ ẤY MUỐN BẠN NÓI, “ANH XIN LỖI”. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong chương 11, chúng ta đã nói đến từ ngữ UNDERSTANDING, tức sự THÔNG HIỂU -- Điều này kêu gọi người chồng đừng cố gắng “chỉnh sửa” vợ mình; chỉ hãy lắng nghe cô ấy mà thôi. Vợ bạn dễ bị tổn thương khi bạn nói những điều như, “Anh không thể nào hiểu nổi em... Anh tự hỏi việc anh cố gắng hiểu em có đáng hay chăng?” Và khi bạn không tôn trọng cô ấy bởi việc đối xử với cô ấy như là thấp kém hơn một “người cùng hưởng phước sự sống”. Bạn cần nhớ rằng trong khi bạn giống như một cái bình bằng đồng, mạnh mẽ và vững trãi, thì cô ấy giống như một cái bình bằng sành sứ quý, mong manh và dễ vỡ. Do đó, bạn phải luôn cầm món đồ sành sứ ấy một cách cẩn thận.

               Kính thưa quý độc giả,

               Chúng ta cũng đã nói đến sự thông hiểu được thực hiện khi người chồng dành thì giờ chỉ để lắng nghe vợ mình. Vũ khí mạnh mẽ nhất bạn có được chính là đôi tai của bạn. Chỉ hãy lắng nghe vợ bạn nói, và rất có thể cô ấy sẽ cảm thấy mình được thông hiểu hơn nhiều. Trong khi nam giới tin rằng họ giúp người khác bằng cách giải quyết nan đề của người ấy, thì nữ giới lại chỉ cần được trút đổ tâm sự và nỗi bất an, lo lắng cùng các nan đề của mình chứ không đòi hỏi người chồng đưa ra một giải pháp nào để giải quyết vấn đề của họ. Trò chuyện cũng là lúc phụ nữ nói lên suy nghĩ của mình để xây dựng mối quan hệ, vì thế, việc chia sẻ thông tin với bạn và lắng nghe bạn chia sẻ thông tin của mình là điều vô cùng quan trọng. Người vợ ưa thích trò chuyện để không những chỉ giải tỏa, mà còn để nhận ra những cảm xúc của chính mình.

               Bởi vì một phụ nữ là một nhân cách hợp nhất nên cô ấy góp nhặt tất cả mọi thứ đã xảy ra cho mình trong suốt ngày hôm ấy, và kể lể thật dài dòng. Bạn đừng cắt ngang cô ấy khi cô đang cố gắng nói cho bạn biết cô cảm thấy thế nào. Cô ấy cần giải tỏa một số trong những cảm xúc này, và thật sự không thể nào chờ đợi đến ngày hôm sau hay ngày kế tiếp được. Khi cô ấy chỉ đơn giản trò chuyện với bạn, mọi thứ sẽ được sáng tỏ, giúp cô cảm thấy dễ chịu hơn và cô cảm thấy mình được thấu hiểu. Có nhiều cách để tỏ cho vợ bạn biết rằng bạn đang cố gắng hiểu cô ấy và những gì cô ấy đối diện mỗi ngày đều được bạn xem là trung tâm cảm xúc của gia đình. Bạn đừng bao giờ gạt bỏ những cảm xúc ấy, cho dù chúng có thể dường như phi lý đối với bạn, bởi bạn là một người đàn ông mạnh mẽ. Hơn thế nữa, bạn hãy bày tỏ sự trân trọng đối với mọi điều vợ mình đã làm cho gia đình bằng câu nói: “Em yêu, anh không bao giờ có thể làm được công việc của em cả.”

               Kính thưa quý độc giả,

               Trong khi tham dự chương trình học để lấy bằng tiến sĩ, tôi đã dự một lớp học vốn có khá nhiều sự tranh luận về những quan niệm và ý tưởng khác nhau. Trong lớp chỉ có hai hay ba người là nam — số còn lại là nữ, và tất cả họ đều ủng hộ chủ trương nam nữ bình quyền. Một ngày nọ sự tranh luận xoay quanh từ connectivity [tạm dịch là sự nối kết]. Tôi để ý thấy rằng những người nữ đột nhiên rạng rỡ hẳn lên, và một sự náo nhiệt sinh động dường như tràn ngập cả căn phòng. Tôi nêu lên một câu hỏi cho các bạn nữ: “Đối với các bà, các cô thì sự nối kết nghĩa là gì?” Họ ngập ngừng. Họ ngẫm nghĩ một hồi và rồi phát biểu những điều đại khái như, “Ồ, đó là nối kết... trở nên một... trở nên những người bạn tâm giao.”

               Đó là một sự khởi đầu tốt, nhưng tôi muốn biết nhiều hơn. “Các bà các cô có thể cho tôi một định nghĩa có thể chấp nhận được của từ này không? Xét cho cùng, hết thảy chúng ta đều đang nỗ lực để đạt học vị Tiến sĩ ở đây. Chúng ta cần có khả năng thảo luận và định nghĩa từ này bằng những thuật ngữ cụ thể, rõ ràng.”

               Không phụ nữ nào có thể định nghĩa được từ ngữ này. Họ thừa nhận, “Chúng tôi không thể. Chúng tôi chỉ biết khi nào nó hiện diện và chúng tôi biết khi nào không có nó.”

               “Tôi hiểu các bà các cô muốn nói gì rồi,” tôi nói. Hẳn nhiên, tôi cũng không hiểu rõ về định nghĩa của từ ngữ ấy trong mối quan hệ, nhưng chúng tôi phải bỏ qua để tiếp tục chuyển sang khái niệm kế tiếp.

               Tôi không bao giờ quên được sự tranh luận ấy, và tôi đã tiếp tục nỗ lực để định nghĩa từ connectivity [sự nối kết] khi tôi bước vào chức vụ chăn bầy, đặc biệt là khi tôi bắt đầu việc tư vấn cho các cặp vợ chồng. Cuối cùng, tôi đã đạt đến một sự thông hiểu tường tận hơn về sự nối kết khi tôi tạo ra từ C-O-U-P-L-E. Như chúng ta đã thấy trong những chương này rồi, có nhiều khía cạnh của sự nối kết. Chúng ta đã xem xét qua sự thân mật, sự thành thật cởi mở, và sự thông hiểu. Rõ ràng, tất cả những từ này đều có liên quan đến mức độ nối kết mà một người vợ cảm thấy với chồng mình.

               Kính thưa quý độc giả,

               Có một khía cạnh thứ tư của sự nối kết mà chúng ta cần xem xét rất cẩn thận, đó là Peacemaking, nghĩa là việc làm hòa, thuận hòa, tức tái lập sự thuận hòa trong mối quan hệ hôn nhân. Trong một số lãnh vực nào đó, thì việc làm hòa này có thể được xem là quan trọng nhất. Khi có sự bất hòa hay xung đột, thậm chí chỉ là một cảm giác căng thẳng, vợ chồng bạn không hoàn toàn hòa thuận với nhau, và, vì thế, cả hai không thể thật sự cảm thấy được nối kết. Không có sự hòa thuận trong mối quan hệ vợ chồng, người vợ không cảm thấy gần gũi chồng. Cô ấy cũng không cảm thấy bạn chân thành cởi mở, và cô ấy chắc chắn cho rằng bạn không thông hiểu. Tất cả những điều này có thể truy nguyên từ sự căng thẳng hoặc sự bất hòa đã xảy ra giữa hai người.
Nếu bạn tức giận vợ mình, cho dù chỉ “trong một lúc,” cô ấy vẫn cảm thấy “đau lòng” và “bị khước từ,” và cần được tái xác quyết rằng bạn yêu thương cô ấy (Ê-sai 54:5-8).

               Cùng với sự nghiên cứu do các học viện thực hiện về sự nối kết, tôi cũng có nghiên cứu Thánh Kinh và tìm thấy một sự nghịch biện. Tôi học biết rằng Đức Chúa Trời đã định ý cho một sự xung đột nào đó tồn tại trong một cuộc hôn nhân. 1 Cô-rinh-tô 7:3-4 dạy rằng: "Chồng phải làm hết bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là chồng; chồng cũng vậy, không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là vợ." Kể cả sự nghiên cứu thế tục cũng cho thấy rằng những mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp nhất đều có sự xung đột nào đó. Thực ra, dường như thể bạn cần một mức độ xung đột để duy trì cảm xúc mạnh mẽ hay tình cảm nồng nàn trong hôn nhân. Dường như các cặp vợ chồng thường trải qua trình tự của việc hiểu lầm nhau, rồi có sự tranh cãi nhỏ, một kiểu va chạm nào đó. Nhưng khi họ vượt qua được sự xung đột này, họ thông hiểu nhau sâu xa hơn và xem trọng, trân quý nhau càng hơn khi họ giải quyết sự xung đột và hòa thuận lại với nhau.

               Kính thưa quý độc giả,

               Rõ ràng, khi có lời qua tiếng lại và một cặp vợ chồng rơi vào một sự xung đột, dù lớn hay nhỏ, thì luôn có một nguy cơ. Nó có thể diễn tiến theo một trong hai cách thức. Những lời qua tiếng lại có khả năng tạo nên một ngọn lửa có thể kiểm soát được, làm căn nhà sinh động lên và khiến cho mọi thứ trở nên sôi nổi và đem lại sự thoải mái dễ chịu. Hoặc những lời qua tiếng lại có thể gây ra một ngọn lửa hừng thiêu rụi luôn cả căn nhà. Tất cả các cặp đã kết hôn phải nhận thức rõ rằng những lời qua tiếng lại sẽ xảy ra trong gia đình mình. Vấn đề là, bạn sẽ kiểm soát chúng ra sao?

               Tôi có nói chuyện với một người chồng và ông thú nhận rằng ông đã cố gắng thúc đẩy vợ ông bày tỏ một sự tôn trọng nào đó đối với ông bằng cách hành xử rất thiếu yêu thương. Ông tỏ ra xa cách với bà. Ông đóng chặt cửa lòng mình trong sự giận dữ. Ông không để ý đến những cảm xúc của bà. Ông tranh cãi các vấn đề để giành phần thắng và không bao giờ giải hòa. Nói tóm lại, ông không bao giờ làm hòa với bà. Ông thừa nhận với tôi, “Tôi đã nghĩ rằng nếu tôi làm tất cả mọi việc đó, bà ấy sẽ bắt đầu bày tỏ sự tôn trọng hơn một chút đối với tôi.” Rồi ông gục đầu xuống bàn trong tuyệt vọng và nói, “Nhưng bà ấy đã ly dị tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết vì sao.”
 

Tiến sĩ Emerson Eggerichs
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn