03:14 EDT Thứ năm, 12/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 40

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 7338

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 117804

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25549166

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

“Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác” (câu 2-3).

Xem tiếp...

Yêu Thương và Hành Động

Thứ tư - 19/11/2014 21:15
Yêu Thương và Hành Động

Yêu Thương và Hành Động

Tất cả chúng ta đều cần đến tình yêu, nhưng không phải tình yêu bằng lời nói suông mà là tình yêu được bày tỏ qua hành động.

              

              Tất cả chúng ta đều cần đến tình yêu, nhưng không phải tình yêu bằng lời nói suông mà là tình yêu được bày tỏ qua hành động.

              Nữu Ước Thời Báo số ra ngày 27 tháng 3 năm 1964, đăng tải một bản tin mà sau khi đọc xong, chúng ta phải chạnh lòng thương cảm nạn nhân, đồng thời không khỏi xót xa trước sự hờ hững, lạnh nhạt của tình người. Bài báo đó với nội dung sau: "Thảm kịch ấy xảy ra vào khoảng 3:30 sáng ngày 13 tháng 3 năm 1964, cô Kitty Genovese, 20 tuổi, đã trở về nhà là khu chung cư trung cấp Queens, tọa lạc trong thành phố Nữu Ước. Sau khi lái xe vào chỗ đậu xe của mình, cô tắt đèn xe, ra ngoài, đóng cửa xe lại, để đi vào cửa chánh và sau đó bước lên tầng thứ hai của khu chung cư. Nhưng khi đi ra khỏi đó chừng 32 thước, cô bị một kẻ lạ mặt chụp lấy. Cô la lên, tức thì ánh sáng cửa sổ của tầng lầu thứ 10 cạnh đó bật lên. Cô la lên 'Trời ôi! Cứu tôi, nó đánh tôi!' Ngay lúc đó có nhiều cửa sổ mở toang. Có một giọng nói của người đàn ông phát ra từ một trong những cánh cứa đó: 'Hãy buông cô ấy ra! Hung thủ nhìn lên, nhún vai rồi bỏ đi ra ngoài đường, mất dạng trong bóng đêm.' Vì bị đánh trọng thương, cô Kitty cố đứng dậy nhưng không thể bước đi mà phải bò lết. Ánh sáng của những cánh cửa số của chung cư chợt tắt. Tên côn đồ ẩn núp trong bóng tối đã quay trở lại, tiếp tục hành hung nạn nhân, cô ta la lên: 'Chắc tôi chết! Tôi chết mất!' Ánh sáng của các cửa sổ lại bật lên. Hung thủ lần nữa bỏ đi, hắn lên xe, lái đi mất dạng. Lúc bấy giờ là 3:30 sáng. Cảnh sát đến hiện trường chỉ trong vòng hai phút sau khi nhận được một cú điện thoại báo tin, nhưng vừa khi họ đến nơi thì cô gái đã tắt thở. Cả nước Mỹ khi hay tin đã không khỏi bàng hoàng vì tình người đã hết! 38 người hàng xóm của nạn nhân, những người sống cùng chung cư với nạn nhân, đã chứng kiến cảnh cô ta bị đánh đập tàn nhẫn. Ít nhất là ba lần họ nhìn thấy hung thủ đã tấn công cô gái. Nhưng không một ai buồn bước ra khỏi nhà để tiếp cứu cô ta. Họ cũng chẳng quan tâm đến cô gái, chỉ có một cú điện thoại muộn màng đến cảnh sát! Khi cảnh sát vừa đến nơi thì cô ta đã chết."

              Thưa quý vị, nếu quý vị và tôi ở trong số 38 người có mặt tại hiện trường trong buổi sáng định mệnh đó, chắc chúng ta sẽ đau đớn, nuối tiếc biết bao! Mặc cảm tội lỗi ấy sẽ đeo đuổi chúng ta suốt cuộc đời!

              Thưa quý vị,

              Dầu tòa án nước Mỹ lúc đó không buộc tội 38 người hàng xóm của cô Kitty, là người đã chứng kiến cảnh cô ta bị hành hạ cho đến chết. Nhưng tòa án lương tâm của họ đã không dung thứ cho họ! Tình yêu của họ đã tắt, lòng thương cảm của họ chỉ dâng lên trong phút chốc rồi vội lụn tàn!

              Hai ngàn năm trước, Chúa Cứu Thế đã giáng thế làm người và sống với con người trong suốt 33 năm. Trong ba năm rưỡi giảng đạo cứu người, có lần Chúa chỉ rõ cho con người thấy lòng dạ của họ, khi Ngài trả lời câu hỏi của một luật sư, là người có mặt trong số khán giả đang lắng nghe lời dạy của Chúa. Thánh Kinh ký thuật lại rằng: "Một thầy dạy luật muốn thử Chúa Jesus đứng lên hỏi: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống vĩnh cửu?” Chúa Jesus hỏi lại: “Luật pháp Môi-se dạy thế nào về điều đó?” Thầy dạy luật đáp: “Phải kính mến Đức Chúa Trời với cả tấm lòng, linh hồn, năng lực và trí óc. Cũng phải yêu người lân cận như chính bản thân.” Chúa Jesus dạy: “Đúng! Cứ làm theo đó, ngươi sẽ được sống.” Nhưng thầy dạy luật muốn tự hào là người công chính, nên hỏi lại: “Ai là người lân cận tôi?” Để trả lời, Chúa Jesus kể chuyện này: “Một người Do-thái đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô, giữa đường bị cướp. Chúng lột hết quần áo, tiền bạc, đánh đập tàn nhẫn rồi bỏ nằm dở sống dở chết bên vệ đường. Tình cờ, một thầy tế lễ đi ngang qua, thấy nạn nhân liền tránh sang bên kia đường, đi luôn. Một thầy Lê vi đi qua trông thấy, cũng bỏ đi. Đến lượt một người Sa-ma-ri qua đường nhìn thấy nạn nhân thì động lòng trắc ẩn, nên lại gần, lấy thuốc thoa bóp và băng bó các vết thương, rồi đỡ nạn nhân lên lưng lừa mình chở đến quán trọ cấp cứu. Hôm sau, người ấy trao cho chủ quán một số tiền bảo săn sóc nạn nhân và dặn: ‘Nếu còn thiếu, khi trở về tôi sẽ trả thêm’. “Vậy, trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp?” Thầy dạy luật đáp: “Người đã cứu giúp nạn nhân.” Chúa dạy: “Ngươi hãy đi và làm đúng như vậy.”

              Con đường từ Giê-ri-cô đến Giê-ru-sa-lem nổi tiếng là con đường nguy hiểm vì có rất nhiều sườn dốc hiểm trở, nơi trú ấn lý tưởng cho kẻ cướp. Con đường nầy còn có biệt danh là “Con đường máu”. Có năm nhân vật trong câu chuyện nầy:

              - Người bộ hành yếu đuối thế cô bị bọn cướp tấn công, đánh trọng thương, sau khi chúng lột hết quần áo, tiền bạc, bỏ nằm dở sống dở chết bên vệ đường.

              - Kẻ cướp, triết lý của bọn cướp nầy là ‘Những gì của anh là của tôi’, nên chúng không ngần ngại cướp bóc trấn lột, lấy của cải người khác làm của cải mình. Chúng chẳng buồn đi làm việc, đổ mồ hôi để đổi lấy bát cơm mà dành thì giờ dở trò cướp bóc, chúng quan niệm rằng ‘một giờ ăn cướp bằng ba năm đi làm’.

              - Nhân vật thứ ba và thứ tư là hai chức sắc tôn giáo, họ là những khách bộ hành, đến thủ đô Giê-ru-sa-lem. Khi nhìn thấy nạn nhân nằm quằn quại trên vũng máu, thay vì nhanh chân chạy đến cứu chữa, họ lại chóng tránh ra xa. Họ đã học nhiều lời quý báu là phải kính Chúa yêu người, thậm chí dạy người ta, nhưng bản thân thì không thi hành lời dạy đó! Rất có thể trong lòng họ cũng cảm thấy xót xa khi nhì thấy nạn nhân quằn quại trên vũng máu nhưng vì sợ những tên cướp còn lẩn quẩn đâu đó. Tình thương của họ không đủ nảy sinh ra hành động cứu người.

              - Khác với nạn nhân và hai chức sắc tôn giáo kia, nhân vật thứ năm nầy không phải là người Do Thái thuần chủng, anh ta sống ở thành phố Sa-ma-ri thuộc nước Do Thái, nhưng là thành phố bị người Do Thái kinh miệt vì là nơi định cư của những người Do Thái ngoại lai.

              Khi nhìn thấy người bị cướp đả thương, trấn lột, người Sa-ma-ri đã động lòng trắc ẩn. Sức mạnh của tình thương từ trong lòng anh ta thúc đẩy anh ta ra tay hành động, bất chấp hiểm nguy, đến gần cứu giúp nạn nhân. Anh ta lấy thuốc thoa bóp, băng bó các vết thương, rồi đỡ nạn nhân lên lưng lừa mình chở đến quán trọ cấp cứu. Ngày hôm sau, anh ta trao cho chủ quán một số tiền để săn sóc nạn nhân và dặn rằng: ‘Nếu còn thiếu, khi trở về tôi sẽ trả thêm’.

              Kể chuyện đến đây Chúa dừng lại, hỏi vị luật sư: “Vậy, trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp?” Luật sư đáp: Người đã cứu giúp nạn nhân.” Chúa dạy ông ta rằng: “Ngươi hãy đi và làm đúng như vậy.”

              Thưa quý vị, qua câu chuyện nầy, Chúa muốn dạy chúng ta điều gì về tình yêu của người Sa-ma-ri nhơn lành nầy?

              Đi và Hành Động như người Sa-ma-ri kia - nghĩa là chúng ta phải bắt đầu bằng thái độ cảm thương. Chúng ta phải học cách yêu thương người khác bằng hành động. Hình ảnh của người Sa-ma-ri nhân ái chính là hình ảnh của Chúa Jesus giáng trần để giải cứu loài người chúng ta, khỏi cảnh đả thương, cướp bóc của Sa-tan. Tình yêu của Chúa Jesus là tình yêu hy sinh. Ngài không ngồi trên thiên đàng phán xuống trần thế rằng: "Ta yêu các con!" Nhưng tình yêu của Chúa được thể hiện qua hành động. Trước khi tự nguyện nhận cái chết nhục nhã trên cây thập tự Chúa Jesus phán rằng: "Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình." (Giăng 15:13).

              Triết gia Paul nói rằng: "Đang khi chúng ta bó tay tuyệt vọng, Chúa Cứu Thế đã đến đúng lúc để chết thay cho chúng ta, là người tội lỗi, xấu xa. Thông thường, ít thấy ai chịu chết cho người công chính, hiền lương, nhưng dù sao, nghĩa cử ấy còn có thể xảy ra. Nhưng Đức Chúa Trời đã chứng tỏ tình yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi Chúa Cứu Thế chịu chết thay chúng ta là người tội lỗi. Trước là người tội lỗi, ta còn nhờ máu Chúa mà được tha thứ, nay ta sạch tội rồi, hẳn Ngài sẽ cứu ta khỏi hình phạt khủng khiếp Đức Chúa Trời dành cho thế gian. Trước là kẻ thù Đức Chúa Trời, ta còn được giải hòa với Ngài nhờ sự chết của Con Ngài, nay ta đã hòa thuận rồi, hẳn Ngài sẽ giải cứu ta do sức sống bất diệt của Ngài. Ngoài ra, chúng ta còn có vinh dự được tương giao khắng khít với Đức Chúa Trời, do công lao Chúa Cứu Thế Jesus, vì nhờ Ngài, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời." (Rô-ma 5:6-11)

              Khi Chúa chấp nhận chúng ta vào gia đình của Chúa, và chúng ta được gọi Đức Chúa Trời là Cha, chúng ta phải bắt chước Chúa Jesus, sống trong tình yêu và thể hiện tình yêu của mình qua hành động. Như Thánh Kinh dạy rằng: "Chúa Cứu Thế đã ban cho anh em sự sống mới, vậy hãy hướng lòng về những việc thiên thượng, nơi Ngài ngự bên phải ngai Đức Chúa Trời. Hãy tập trung tâm trí vào việc thiên thượng, đừng chăm vào việc trần gian. Vì anh em đã chết, sự sống của anh em được giấu kín với Chúa Cứu Thế trong Đức Chúa Trời. Khi nào Chúa Cứu Thế, là nguồn sống thật của chúng ta trở lại, anh em sẽ sáng chói rực rỡ và chia sẻ vinh quang với Ngài." (Cô-lô-se 3:1-4)

              Thưa quý vị tình yêu của Chúa là tình yêu phát xuất từ lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn của Chúa không dựa trên tình cảm mà dựa trên sự hành động dấn thân. Lòng trắc ẩn của Chúa cũng không dựa trên sự thi ân bố đức, tung tiền ra giải quyết vấn đề mà dựa trên tình bạn thiêng liêng, vì bạn hữu mình mà hy sinh thân mạng mình. Tình thương và lòng trắc ẩn của Chúa đối với chúng ta, là những mãnh đời khổ đau vì tội lỗi, được thể hiện qua hình ảnh của người Sa-ma-ri nhân ái. Chúa chẳng những đến cứu chuộc ta khỏi tội lỗi và lửa địa ngục, Ngài còn ân cần quan tâm chăm sóc, trả đủ mọi chi phí cho chúng ta là bạn hữu mình.

              Chúa yêu quý vị, Chúa đã giáng trần vì quý vị, cả thiên đàng Ngài mở ra đợi quý vị! Rất mong ngay giờ nầy quý vị đặt lòng tin vào Chúa Cứu Thế Jesus, vào tâm hồn, quản cai đời sống quý vị.

              Kính chào quý vị và các bạn.

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: tình yêu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn