08:14 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 46


Hôm nayHôm nay : 8186

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 22225

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23031258

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Bạn Bị Choáng Ngộp hay Bạn Kiểm Soát Gắt Gao? (#3)

Thứ tư - 09/11/2016 20:22
Bạn Bị Choáng Ngộp hay Bạn Kiểm Soát Gắt Gao? (#3)

Bạn Bị Choáng Ngộp hay Bạn Kiểm Soát Gắt Gao? (#3)

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta sắp kết thúc chương thứ nhất của quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với Chương Đề “Tìm Kiếm Sự Tự Chủ”.



               Kính thưa quý độc giả,

               Chúng ta sắp kết thúc chương thứ nhất của quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với Chương Đề “Tìm Kiếm Sự Tự Chủ”. Tuần qua, chúng tôi đã trình bày về trường hợp của Peggy và Arnie, hai thí dụ về những người muốn kiểm soát toàn diện và quá mức, đến nỗi có hành vi cư xử ức chế, luôn che giấu sự xung đột bản thân.

               Peggy được xem là Mrs Efficient, Người Nữ Có Năng Lực, nghĩa là việc gì cũng làm được. Nhà luôn sạch bóng, các bữa ăn luôn đúng giờ và giống như đã được một chuyên gia về dinh dưỡng chuẩn bị. Mọi thứ bà làm đều hoàn hảo. Mọi người trong gia đình luôn phục tùng bà. Chồng con của Peggy sợ bước ra khỏi khuôn khổ gia đình. Họ yên lặng thích nghi với việc sắp xếp giờ giấc của bà cho mọi việc trong nhà.

               Dầu vậy, bên dưới vẻ bề ngoài của mình, Peggy là một biển cả đang dậy sóng đầy những nghi vấn, thắc mắc và thiếu tự tin. Bà không bao giờ thỏa mãn với vẻ bề ngoài của ngôi nhà, cung cách cư xử của các con, hay cách thức cuộc sống của bà hướng đến. Peggy nghiêm túc xếp đặt từng giây phút của mỗi ngày. Và nếu bất cứ người nào không tuân theo thời gian biểu của bà hay khiến cho bà phải thay đổi nó, bà cảm thấy như thể cả thế giới của bà bị đe dọa. Thậm chí đôi khi bà nghĩ tới việc mình tự vẫn dường như là cách duy nhất để giúp bà thoát khỏi những trách nhiệm của đời sống mình, đồng thời làm nhẹ bớt gánh nặng cho gia đình vì bà cảm thấy mình chính là gánh nặng đối với họ.

               Chúng ta cũng nghe về Arnie, một người đàn ông cũng kiểm soát đời sống mình quá mức trong một nỗ lực nhằm duy trì quyền kiểm soát. Anh thấy mọi thứ đều đang rất ổn và rằng chính vợ anh mới là người có vấn đề. Khi buộc lòng phải tham dự buổi tư vấn theo lời yêu cầu của vợ, anh tuyên bố: “Tôi có mặt trong buổi tư vấn này chỉ bởi vì vợ tôi là người cần sự giúp đỡ.”

               Thực tế thì Arnie đang đối diện một thời kỳ khó khăn tại nơi làm việc vì việc kinh doanh của ông chủ đang giảm sút, và Arnie không cần thêm áp lực nào khác từ vợ mình ngay lúc này. Anh chân thành cảm thấy rằng dường như mọi thứ trong cuộc hôn nhân đều tốt đẹp. Anh cho rằng vấn đề của vợ anh có lẽ là do bắt đầu thời kỳ mãn kinh thôi.

               Việc đứa con trai lớn bỏ nhà ra đi khi mới mười bảy tuổi đã khiến anh thất vọng não nề nhưng anh luôn cố gắng che dấu cảm xúc của mình. Vợ chồng Arnie không nghe được một tin tức nào của nó đã năm năm rồi. Đôi môi Arnie run lên khi anh chia sẻ thông tin đó, và mắt anh dường như mờ đi. Nhưng chỉ trong thoáng chốc, Arnie đã lấy lại bình tĩnh và sẵn sàng nói chuyện về bất cứ điều gì-trừ việc nói về đứa con trai của mình.

               Arnie cho rằng mình có thể kiểm soát được tất cả mọi sự-mọi sự ngoại trừ con trai anh ta và cái ung nhọt của anh. Arnie cứ một mực cho rằng cái ung nhọt ấy là do công việc của anh tạo nên. Không ai có thể thuyết phục anh tin rằng nó xuất hiện theo cùng với cách thức anh xử lý các cảm xúc của mình.

               Kính thưa quý độc giả,

               Arnie và Peggy xoay sở để đối đầu với thế giới của họ bằng cách khống chế các cảm xúc của họ. Nhưng họ thật ra đang bước đi trên chiếc dây kéo căng của người làm xiếc đu dây. Luôn có khả năng rằng một điều gì đó sẽ đẩy họ rớt xuống và họ sẽ mất kiểm soát. Giải pháp của họ là chỉ việc nới rộng các phạm vi họ kiểm soát, bao gồm mọi người xung quanh họ.

               Một cách khác để xem xét hai nỗ lực căn bản nhằm duy trì sự kiểm soát này đối với cuộc sống họ là hình dung bản thân họ đang lái một chiếc xe đặc biệt. Chỉ chúng ta mới biết phải lái nó như thế nào. Khi chúng ta chạy xuống xa lộ, thình lình chúng ta cảm thấy bị choáng ngộp, vì thế chúng ta quyết định cài đặt chiếc xe vào chế độ chạy từ từ và nhảy xuống ngồi ở băng ghế phía sau. Rồi chúng ta hét to lên với Đức Chúa Trời, người phối ngẫu của mình, con cái của mình, cha mẹ mình, hoặc tất cả những người kể trên. “Chúa (anh/em/con/ba mẹ/các người) hãy lái đi! Tôi không thể lái được nữa!”

               Khi chiếc xe loạng choạng lao xuống xa lộ, va vào những chiếc xe khác, cán lên những người khác, tông vào các tòa nhà và dội ngược lại, chúng ta ngồi đó trong sự kinh hoàng, thốt lên, “Ai đó tốt hơn nên kiểm soát việc này!” Có thể là Đức Chúa Trời đang ngồi với chúng ta trong băng ghế phía sau. Nhưng tất cả những gì Ngài có thể nói là, “Ta không thể giúp đỡ con ở phía sau này!” Và Ngài giải thích, “Ta không thể làm bất cứ điều gì bao lâu mà con vẫn đang ngồi trong băng ghế phía sau. Ta chỉ có thể giúp nếu con ngồi trong chiếc ghế của tài xế-nếu con đang kiểm soát chiếc xe.”

               Nếu chúng ta đang kiểm soát quá mức, chúng ta chỉ làm điều ngược lại. Chúng ta không bao giờ rời khỏi chiếc ghế của tài xế. Nhưng khi chúng ta lái xe chạy tới, Đức Chúa Trời, hoặc bất kỳ người nào ngồi gần chúng ta, đề nghị chúng ta dừng lại hay chạy chậm lại. Nhưng thay vào đó chúng ta sợ hãi và nhấn vào bàn đạp ga, lách qua để tránh một sự va chạm. Hoặc nếu chúng ta cần quẹo trái, chúng ta lạnh cóng và cánh tay chúng ta trở nên cứng như đá. Chúng ta không thể quẹo xe được, vì thế cuối cùng chúng ta tông vào bức tường gạch và xe dừng lại.

               Cách duy nhất để lái chiếc xe là duy trì sự kiểm soát. Theo cách đó nếu có ai ngồi cạnh bên đề nghị chúng ta chạy chậm lại, chúng ta có thể chạy chậm lại. Nếu chúng ta cần phải quẹo xe, chúng ta không chỉ nhận thấy những bảng hướng dẫn vạch ra cho mình, song chúng ta có thể thực hiện việc xoay tay lái để quẹo xe. Đó là sự tự chủ. Đó là cách chúng ta được định để sống: thực hành sự tự chủ để kiểm soát! Nhưng một điều gì đó đã bị sai trật; nó không đang hoạt động theo cách đó.

               Kính thưa quý độc giả,

               Trải qua nhiều năm, tôi được nghe nhiều bài nghiên cứu và bài giảng về việc để cho Đức Chúa Trời kiểm soát đời sống chúng ta. Đối với nhiều thính giả, điều đó giống như việc bảo người bị choáng ngộp ở băng ghế phía sau để cho Đức Chúa Trời lái chiếc xe vậy. Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ không làm điều đó khi chúng ta không muốn làm. Hoặc nó giống như việc bảo người bị choáng ngộp lắng nghe những sự chỉ dẫn. Anh ta không thể làm được-anh ta đang kinh hãi. Có ít trong số các bài giảng hay bài nghiên cứu này từng vạch ra rằng Đức Chúa Trời không thể điều khiển một người vốn đã mất kiểm soát. Đó là lý do vì sao chúng ta thường xuyên bị thất bại trong những nỗ lực của mình để Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta. Nếu chúng ta mất kiểm soát, chúng ta tự đặt mình vượt ra ngoài sự giúp đỡ Chúa muốn ban cho.

               Một trong những vấn đề căn bản trong Tân Ước chính là môn đồ của Đấng Christ sẽ phải thực hành sự tự chủ. Trong Ga-la-ti 5:23 sứ đồ Phao-lô liệt kê sự tự chủ [hay tiết độ] như là một trong các trái của Thánh Linh. Nắm quyền kiểm soát-sự tự chủ, kiểm soát chính mình-là cách Đức Chúa Trời định ý cho đời sống chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng ta ao ước có lại quyền kiểm soát trong một thế giới đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

               Kính thưa quý độc giả,

               Câu Kinh Thánh ở Châm ngôn 25:28 được nhắc đến ở đầu của chương sách này cho chúng ta biết rằng “một người thiếu tự chủ cũng như một cái thành không có thành lũy bảo vệ”. Trong suốt lịch sử, sự sống còn của một cái thành thường tùy thuộc vào sức mạnh của các bức tường thành. Dân Y-sơ-ra-ên biết thực tế đó khi họ nhìn thấy Giê-ri-cô. Họ nhìn vào các bức tường khổng lồ đó và nghĩ rằng thành đó sẽ an toàn trước các nỗ lực của họ. Nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho các bức tường đổ xuống, và không có các bức tường thành, Giê-ri-cô không còn phòng thủ được.

               Tôi nhớ đã có lần đến thăm thành phố Quebec của Canada. Tôi bị mê hoặc bởi khu phố cổ của thành nằm phía sau một bức tường đồ sộ này. Quebec là thành phố duy nhất có tường bao bọc tại Bắc Mỹ. Khi tôi đứng trên bờ tường nhìn xuống dòng sông Saint Lawrence, tôi nhớ đến một phần lịch sử của nơi ấy.

               Trong suốt Cuộc Cách Mạng Mỹ, các toán quân Hoa Kỳ rượt đuổi theo quân đội Anh. Họ hành quân lên tận phía bắc New York và tiến vào Canada. Quân đội Anh tiến tới Quebec và dừng chân tại đó. Trong trận chiến diễn ra tiếp theo đó, quân Hoa Kỳ đã thất bại thảm hại, quay trở về quê hương. Lý do-Quebec là một thành phố có tường lũy bao bọc. Quân Hoa Kỳ không thể lọt qua các bức tường, và người Anh, bên trong các bức tường thành, đã bảo vệ thành phố cách thành công. Các bức tường là một thành lũy kiên cố.

               Kính thưa quý độc giả,

               Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng tôi ước mong quý thính giả sẽ tiếp tục ủng hộ bằng cách nghe tiết mục đọc sách hàng tuần. Chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn