22:58 EDT Chủ nhật, 12/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 44


Hôm nayHôm nay : 12332

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 127009

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23136042

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Giáo Dục Qua Nghi Lễ

Giáo Dục Qua Nghi Lễ

“Môi-se và các trưởng lão truyền lệnh này cho dân sự: Hãy giữ gìn mọi điều răn mà ta truyền cho các ngươi ngày nay” (câu 1).

Xem tiếp...

Khám Phá Mục Đích

Thứ hai - 01/10/2018 21:17
Khám Phá Mục Đích

Khám Phá Mục Đích

Kính thưa quý thính giả, Trong tuần trước chúng ta vừa theo dõi xong phần cuối của chương thứ 9 “Giúp Người Khác’ của sách Sức Khỏe Đơn Giản.



                 Kính thưa quý thính giả,

                 Trong tuần trước chúng ta vừa theo dõi xong phần cuối của chương thứ 9 “Giúp Người Khác’ của sách Sức Khỏe Đơn Giản. Chương 9 đã trình bày cho chúng ta về:

                 - Duy Trì Cách Sống “Làm Cho Người Khác”
                 - Cố gắng Làm Điều Tốt Nho Nhỏ
                 - Tự Nguyện
                 - Cộng Tác
                 - Thực Hành Lòng Rộng Rãi
                 - Thực Hành Lòng Nhân Từ

                 Không một hành động nhân ái nào, dù nhỏ tới đâu bị lãng phí và những hành vi nhân ái đều góp phần cho chúng ta sức khỏe tốt. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi tiếp phần đầu của chương thứ 10 với chương đề “Khám Phá Mục Đích”.

                 Ông Henry David Thoreau, một triết gia Hoa Kỳ của thế kỷ thứ 19 có nhận định rằng: “Số đông con người sống cuộc đời tuyệt vọng thầm lặng”.

                 Tuy vậy, hồi xưa có một Người thật đặc biệt, mang tên Giê-xu, đã bước đi trên địa cầu này. Người không sống cuộc đời tuyệt vọng thầm lặng vì Người biết câu giải đáp cho hầu hết những vấn đề quan trọng của cuộc sống. Nhờ biết những giải đáp này, nên cuộc đời của Chúa Giê-xu vô cùng có ý nghĩa, dầu cho Người chết ở tuổi đời tương đối trẻ, nhưng Người có thể nói, “Mọi sự đều được trọn”, khi mà đa số con người lúc lìa đời đều nói: ‘Hết rồi’. Trong nguyên gốc Hy văn, ý nghĩa câu nói của Người còn mạnh hơn thế nữa. Câu nói này có nghĩa là: “Mọi việc đều đã hoàn tất, hoặc trọn vẹn”. Nói cách khác, Chúa Giê-xu muốn nói “Ta đã hoàn thành lý do khiến ta đến trần gian này”.

                 Thế giới kinh ngạc trước sự thành công của sách “Sống Theo Đúng Mục Đích – Tôi Sống Trên Đời Này Để Làm Gì?” của tiến sĩ Rick Warren. Vào lúc chúng tôi viết sách “Sức Khỏe Đơn Giản” này thì sách đó đã bán ra hơn hai chục triệu bản khắp thế giới. Nhưng trong thực tế chúng ta không nên ngạc nhiên, vì sách đó đề cập ba câu hỏi cơ bản nhất của sự hiện hữu con người:

                 1. Tại sao tôi có mặt ở đây?
                 2. Tôi sẽ đi đâu?
                 3. Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?

                 Chúng ta sẽ dùng những câu hỏi này để đi qua chương này, vì câu trả lời của những câu hỏi này sẽ ảnh hưởng trên cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa bản thân, sức khỏe, hiện trạng cùng hạnh phúc chúng ta trong cuộc sống.

                 Kính thưa quý thính giả,

                 Cảm nhận của bạn về ý nghĩa cuộc sống bản thân ảnh hưởng đáng kể trên sức khỏe của bạn. Sức khỏe thể chất bạn sẽ được nâng cao, và cho dù sức khỏe có suy yếu, thì cảm nhận toàn diện của bạn về sự khỏe mạnh hay khỏe khoắn, vẫn y nguyên, nếu bạn vui vẻ tin tưởng rằng cuộc đời mình là, và đã thực sự là, đáng sống. Về mặt tâm lý, bạn sẽ kinh nghiệm được sự bình an nội tâm hoặc thanh thản nhiều hơn (và nhờ vậy, bớt ưu phiền), vì khi biết chắc đời mình có ý nghĩa, bạn có thể loại bỏ lo lắng để tìm cách chứng minh giá trị của mình. Về mặt xã hội, những mối quan hệ hai chiều qua lại sẽ là một trong những nguồn thỏa mãn dài hạn lớn nhất trong cuộc sống. Cuộc đời bạn sẽ là một ốc đảo của sức mạnh, khích lệ và tươi mới cho nhiều người, cũng như cuộc đời họ đối với bạn vậy. Về mặt thuộc linh, linh hồn bạn sẽ an nghỉ trong ý thức mình được chấp nhận, được Đức Chúa Trời Toàn Năng thực sự yêu mến, Đấng đã tạo dựng bạn như con người hiện tại của bạn, và đặt bạn vào chỗ mình đang đứng theo mục đích lớn lao của Ngài cho toàn cõi vạn vật, và là Đấng sẽ tiếp rước bạn vào trong sự hiện diện của Ngài khi Ngài quyết định thời điểm cho bạn bước vào cõi vĩnh hằng.

                 Kinh nghiệm cá nhân và nhận xét của chúng tôi về nhiều người, xác nhận rằng những người có ý thức mạnh mẽ về ý nghĩa cuộc sống, thì khỏe mạnh hơn, theo nghĩa rộng, và nhiều người trong số họ sống lâu hơn người cùng thời mà thiếu đặc điểm này. Chứng cớ khoa học cũng bắt đầu cho thấy điều này là đúng. Trong một phỏng vấn trước đây với tạp chí Science and Spirit (Khoa Học và Tâm Linh), bà Linda George, một nhà xã hội học ở Duke University nói “Trong phong trào tâm lý học tích cực, các nhà khảo cứu tìm thấy rằng đa số người khỏe mạnh về mặt tâm lý trong dân chúng, cho rằng cuộc đời có ý nghĩa và mục đích. Điều này rất ăn khớp với cách mà tôn giáo ảnh hưởng trên sức khỏe. Tôi thấy con người đã nhận thức ra rằng duy trì ý nghĩa và mục đích là yếu tố quan trọng để con người phát triển".

                 Thật ra, có chứng cớ cho thấy sự cảm nhận được ý nghĩa cuộc đời có thể gia tăng hệ miễn nhiễm vốn là phương tiện chủ yếu bảo vệ và tự chữa lành. Khi tiến sĩ Julienne E. Bower và các bạn đồng nghiệp tại đại học University of California, Los Angeles, nghiên cứu bốn mươi ba phụ nữ vừa mất một người bà con gần do bị ung thư vú, họ thấy rằng những người xem trọng việc phát huy những mối quan hệ, phát triển cá nhân, và nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống, thì có số tế bào sát thủ tự nhiên cao hơn (Tế bào sát thủ là một loại tế bào miễn nhiễm đẩy lùi sự lây nhiễm và bịnh tật như ung thư). Và suốt thời gian bốn tuần, sau khi những phụ nữ bắt đầu nhận ra những mục tiêu này là quan trọng hơn, thì hoạt động miễn nhiễm của họ được tốt hơn.

                 Các nhà khảo cứu từ hai đại học University of Wisconsin-Madison và Princeton University phỏng vấn 135 phụ nữ giữa lứa tuổi 61 và 91, yêu cầu họ đánh giá mức độ hai loại hoạt động tình cảm tích cực khác nhau: một là hạnh phúc do khoái lạc, tức vui vẻ hoặc hạnh phúc đến từ những kinh nghiệm vui thú, với loại thứ hai là hạnh phúc có ý nghĩa, tức những xúc cảm tích cực từ bên trong, đặc biệt là từ cảm nhận mình gắn bó với cuộc sống vì mục đích nào đó. Các nhà khảo cứu thấy rằng những người báo cáo có ý thức cao về mục đích, thì có sức khỏe tốt hơn. Họ có kích thích tố căng thẳng ở mức thấp suốt ngày; họ có mức thấp những chất góp phần bịnh viêm khớp, bịnh chai cứng động mạch, và tiểu đường; họ lại có mức cao HDL cholesterol (tức cholesterol loại tốt). Họ cũng ít bị quá cân. Những người đang có hạnh phúc có ý nghĩa cũng mạnh khỏe hơn, có lượng đường thấp trong máu hoặc có giấc ngủ ngon hơn. Bà Carol Ryff, giáo sư tâm lý của UW-Madison và là tác giả chính của báo cáo, mô tả những khám phá như sau:

                 Các khám phá bước đầu này cho thấy chúng ta có thể đạt sức khỏe tốt và hạnh phúc không chỉ bằng cách ăn đúng mức, luyện tập, và làm chủ sự căng thẳng, mà còn bằng cách sống có mục đích và ý nghĩa... Sống phong phú có thể là một phần giúp người lớn tuổi điều chỉnh tốt hơn. Đạt tới tuổi già với nhận thức về ý nghĩa, không tự nhiên mà có được, cũng không thể tạo ra được (dù có thể là lành mạnh) bằng bất kỳ sự luyện tập nào của trí tuệ hoặc ý chí. Đó là kết quả cuối cùng của việc bạn tự tìm ra những giải đáp đặc biệt cho những vấn đề tối quan trọng của cuộc sống. Chúng ta có thể lập ra công thức như sau:

                 Ý thức mục đích + Phương hướng + Sứ mạng = Sức khỏe tốt hơn, gia tăng cảm nhận thỏa lòng trong cuộc sống, mãn nguyện, và kể cả niềm vui.

                 Kính thưa quý thính giả,

                 Đứng trước câu hỏi: “Tại sao tôi có mặt ở trên đời này?” hay “Tôi sống trên đời để làm gì” quý vị và các bạn trả lời làm sao?

                 Trong tiếng Pháp, mục đích hoặc lý do hiện hữu gọi là la raison d’être. Nếu chúng ta hiện hữu, thì phải có lý do. Điều này đúng với mọi người, kể cả những người phủ nhận nó, những người không bao giờ nghĩ tới nó, và ngay cả những người vì lý do này hoặc lý do khác, vì họ chết trẻ hay chết trước khi sinh ra, hay có lẽ bị bịnh tâm thần, thiếu khả năng suy nghĩ những vấn đề như vậy.

                 Vài người cho rằng một số người nào đó không đáng sống, nhưng bất kỳ ai nói như vậy là không nhìn câu chuyện toàn cảnh lịch sử nhân loại từ góc độ thiên thượng. Quan điểm của Đức Chúa Trời là mỗi một đời người dù dài hoặc ngắn tới đâu, cũng được đan kết với cuộc đời của một người khác. Điều này đúng kể từ thời vườn Ê-đen được sáng lập và cũng sẽ tiếp tục đúng cho tới khi điều mà chúng ta gọi là “thời gian” chấm dứt.

                 Nhà tâm lý học David Niven viết “Bạn không có mặt ở đây chỉ để lấp khoảng trống hoặc làm nhân vật nền trong chuyện phim của ai đó. Hãy suy nghĩ điều này: nếu bạn không hiện hữu, thì mọi sự sẽ không giống như vầy. Từng chỗ bạn đi đến và từng người bạn đã trò chuyện, sẽ khác đi, nếu không có bạn. Tất cả chúng ta đều liên hệ với nhau, và tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi những quyết định và thậm chí bởi sự hiện hữu của những người chung quanh chúng ta.”

                 Tôi (Dave) đã mất đứa con trai ba tuổi, mà trước khi chết, nó bị khuyết tật nặng nề. Bây giờ nhìn lại năm 1978, khi chuyện xảy ra, tôi có thể nói rằng giá trị của việc đã từng biết và yêu thương Jonathan cũng như điều tôi học được từ kinh nghiệm đó, vượt trổi rất xa bất kỳ giá nào tôi phải trả trong tiến trình đó. Tuy chỉ một mình Đức Chúa Trời biết rõ mục đích của sự có mặt Jonathan trong cuộc đời, nhưng chắc chắn việc nó ra đời, dù chỉ sống ngắn ngủi, cũng có liên quan với điều bố nó cần học biết để có thể giúp người khác tìm ra lối đi của họ xuyên qua trũng nước mắt.

                 Vô số người khác đã từng chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ em, hoặc người lớn khuyết tật đều làm chứng rằng dù việc chăm sóc đòi hỏi rất nhiều trên mọi phương diện có thể được, nhưng giá trị của việc có được cơ hội quen biết và yêu thương người mình chăm sóc, thì không thể đo lường được. Bởi lẽ khi ban cho, chúng ta tiếp nhận; khi yêu thương, chúng ta được yêu. Khi chăm sóc người không thể tồn tại nếu thiếu sự chăm sóc như vậy, chúng ta bắt chước thái độ bất diệt của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, là những kẻ có vẻ mạnh nhưng thực sự là yếu đuối, thiếu thốn, và thậm chí bất lực trên nhiều lãnh vực hơn điều mình có thể tưởng tượng. Rất thường là như vậy.

                 Khi chúng ta khám phá ra mục đích của cuộc đời mình nằm trong mục đích tổng thể của Đức Chúa Trời, điều này làm chúng ta bình an và khỏe mạnh. Mục đích của cuộc đời sẽ trở nên trọng tâm và hướng đi cho cả cuộc đời, giữ cho nó không bị chao đảo, dao động trước những đổi thay của hoàn cảnh.

                 Kính thưa quý thính giả,

                 Chúng tôi xin mạn phép tạm dừng tiết mục đọc sách hôm nay, và tuần tới chúng ta sẽ gặp lại cũng vào giờ này để theo dõi tiếp cuốn sách hay này. Kính chào và mong gặp lại quý vị.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn