10:13 EDT Thứ tư, 01/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 36


Hôm nayHôm nay : 2166

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4307

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23013340

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

Nuôi Dạy Con Cho Đức Chúa Trời

“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng” (câu 3).

Xem tiếp...

Tiếp Xúc Bằng Mắt Và Học Tập Của Trẻ

Thứ hai - 08/04/2019 21:16
Tiếp Xúc Bằng Mắt Và Học Tập Của Trẻ

Tiếp Xúc Bằng Mắt Và Học Tập Của Trẻ

Kính thưa quý thính giả, Trong hai tuần trước, chúng ta học được qua ánh mắt chúng ta có thể biểu lộ tình yêu với con cái. Chúng ta cũng học được rằng con cái chúng ta sẽ bắt chước sử dụng ánh mắt để bày tỏ tình cảm của chúng và sẽ giúp chúng rất nhiều trong sự giao tiếp với mọi người.

                  

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Trong hai tuần trước, chúng ta học được qua ánh mắt chúng ta có thể biểu lộ tình yêu với con cái. Chúng ta cũng học được rằng con cái chúng ta sẽ bắt chước sử dụng ánh mắt để bày tỏ tình cảm của chúng và sẽ giúp chúng rất nhiều trong sự giao tiếp với mọi người. Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell kể cho chúng ta nghe về ảnh hưởng của ánh mắt trong tiến trình học hỏi của con cái. Câu chuyện bắt đầu như sau:

                  Trong khi tôi làm việc với một chương trình mang tên Headstar, tôi thấy rất thích thú khi dạy cho các giáo viên về việc tiếp xúc trẻ qua ánh mắt, cử chỉ và điều này có tác dụng thế nào đối với sự quan tâm và khả năng học hỏi của trẻ. Giáo viên sẽ nhận ra được vẻ lo âu, sợ hãi và non nớt dễ thấy ở một học sinh chừng ba bốn tuổi trong lớp mình. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua cách trẻ thực hiện và duy trì sự giao tiếp qua ánh mắt.

                  Bên cạnh đó, những trẻ em càng tỏ ra lo âu nhiều, sẽ gặp phải nhiều nan đề khi đến tuổi trưởng thành (nhất là với bạn bè). Ngược lại, một trẻ được gia đình nuôi dưỡng trong tình thương sẽ không sợ tiếp cận với giáo viên, mà em đó vẫn dám lên bàn giáo viên, nói chuyện với thầy cô của mình, kể cả đề nghị một điều gì đó bằng lời, chẳng hạn như “Thầy (cô) có thể cho em xin một tờ giấy không?” Một đứa trẻ càng bị thiếu thốn tình cảm sẽ càng tỏ ra lúng túng khi phải làm như vậy.

                  Trong một phòng học rộng vừa phải, giáo viên sẽ không gặp khó khăn gì để nhận ra ít nhất một em nào đó (thường là các em trai) có vẻ lo lắng và sợ sệt đến nỗi không dám nhìn lên và luôn nói chuyện cách ngập ngừng (hoặc chỉ nói khi được giáo viên dỗ dành). Em đó chỉ dám đến đứng bên cạnh thầy cô hoặc đến một cách gián tiếp. Thường thì những em này chỉ dám đi sau lưng thầy cô. Dĩ nhiên, những đứa trẻ này sẽ gặp khó khăn trong việc học vì chúng quá lo âu và căng thẳng.

                  Tôi chọn một em nhỏ có vẻ không vui và yêu cầu giáo viên dạy cho em một điều gì đó. Trong khi dạy, giáo viên sẽ ngồi đối diện, cách em một cái bàn. Sau đó, tôi bảo giáo viên ôm em nhỏ đó vào lòng vừa nhìn vào mắt em (nhìn vừa đủ để không làm trẻ sợ) vừa trò chuyện với em. Một lúc sau, tôi lại yêu cầu giáo viên đó dạy cho em một điều gì đó và vẫn tiếp tục ôm lấy em. Giáo viên đó đã hết sức kinh ngạc. Bản thân tôi cũng thường kinh ngạc như thế vì thấy rằng việc người lớn quan tâm đến những nhu cầu tình cảm của trẻ trước hết đã khiến việc học của trẻ trở nên dễ dàng biết bao. Bằng những ánh mắt và cử chỉ của mình, giáo viên đã giúp cho trẻ vượt qua sự sợ sệt và lo lắng, giúp em cảm thấy an toàn và tự tin. Khi đó, trẻ sẽ học tốt hơn. Đơn giản quá phải không? Dĩ nhiên rồi! Vậy thì tại sao chúng ta lại không thực hành điều đó nhiều hơn? Tôi cho rằng có nhiều lý do nhưng một trong số đó là do chúng ta mơ hồ lo sợ rằng mình sẽ không còn uy của một giáo viên hoặc sẽ làm hư trẻ. Nếu chúng ta đã nhận ra rằng mình không có gì phải lo lắng như thế thì tại sao chúng ta lại không bày tỏ tình yêu với các em nhiều hơn nữa.

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn