12:20 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 86


Hôm nayHôm nay : 16859

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265433

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22994840

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Ê-LI-SÊ NGƯỜI ĐƯỢC ƠN CHÚA GỌI

Thứ năm - 11/06/2020 22:29
Ê-LI-SÊ NGƯỜI ĐƯỢC ƠN CHÚA GỌI

Ê-LI-SÊ NGƯỜI ĐƯỢC ƠN CHÚA GỌI

Ê-li-sê là vị tiên tri của dân Y-sơ-ra-ên ở vào thế kỷ thứ 9 T.C, là con trai của Sa- phát - một gia đình khá giả- ở A-bên Mê-hô-la trong trũng Giô-đanh (I Vua 19:16; (Ivua 19:21). Tên ông có nghĩa là “Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi”. Chức vụ tiên tri của ông xuyên suốt qua các triều đại A-háp, A-cha-xia, Giô-ram, Giê-hu, Giô-a-cha và Giô-ách, kéo dài một khoảng thời gian hơn 50 năm.





Ê-LI-SÊ

NGƯỜI ĐƯỢC ƠN CHÚA GỌI

I Các vua 19: 19-21

 

            Ê-li-sê là vị tiên tri của dân Y-sơ-ra-ên ở vào thế kỷ thứ 9 T.C,  là con trai của Sa- phát - một gia đình khá giả- ở  A-bên Mê-hô-la trong trũng Giô-đanh (I Vua 19:16; (Ivua 19:21). Tên ông có nghĩa là “Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi”. Chức vụ tiên tri của ông xuyên suốt  qua các triều đại A-háp, A-cha-xia, Giô-ram, Giê-hu, Giô-a-cha và Giô-ách, kéo dài một khoảng thời gian hơn 50 năm. Những ký thuật về chức vụ của Ê-li-sê cho thấy chức vụ của ông rất được tôn trọng, Hầu như mọi tầng lớp xã hội thời bấy giờ, từ vua đến dân đều nhờ ông giúp đỡ. Ông là một tiên tri đầy ơn của Đức Chúa Trời, có sự hiểu biết sâu rộng, và ân tứ làm phép lạ. Ông qua đời vào thời của Giô-ách trị vì, có lẽ vào khoảng 80 tuổi   Câu chuyện chúng ta học hỏi hôm nay thuật tả sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Ê-li-sê vào chức vụ tiên tri -để chuẩn bị tiếp nối chức vụ của Ê-li- (Ivua 19:19-21).
 

            ​Một ngày nọ, khi Ê-li-sê đang cày ruộng, thì Tiên tri Ê-li đi ngang qua và ném áo choàng trên mình người (câu 19). Hành động nầy tượng trưng cho việc Đức Chúa Trời có kế hoạch ban cho Ê-li-sê những quyền năng tiên tri của Êli. Ê-li-sê đã hiểu được đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho mình, nên ông bỏ bò chạy theo Ê-li (Câu 20). Rồi với sự dứt khoát, ông đã trở về nhà thu xếp mọi việc, từ giã gia đình để ra đi theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Nhà giải kinh cho rằng: Việc Ê-li-sê được kêu goi ở đây không hẳn là một sự xức dầu mà còn là một sự tấn phong qua lễ phong chức với chiếc áo tiên tri của Ê-li. Vì vậy, Ê-li-sê  vẫn là tôi tớ hầu việc Ê-li cho đến khi Ê-li được cất lên trời (Ivua 19:21;II Vua 3:11).
 

            I. Con người Ê-li-sê  khi được Chúa kêu gọi
 

             Trải qua mọi thời đại, Đức Chúa Trời luôn tìm kiếm, kêu gọi những con người bằng lòng để Ngài sử dụng trong công tác phục vụ Ngài. Và thời kỳ nào cũng có  mọi hạng người thuộc mọi thành phần xã hội đã đáp lại lời kêu gọi ấy, và được Ngài sử dụng cách hiệu quả.  Họ đã làm được những việc lớn, góp phần mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất. Lịch sử cho thấy những con người bình thường trong xã hội như  A-mốt, Phi-e-rơ, A-na-nia khi được Chúa kêu gọi và sử dụng, thì họ cũng đã làm nên những điều kỳ diệu cho Chúa, kết quả  không kém gì những người học thức uyên bác như Môi-se, Phao lô… Và Ê-li-sê, trước khi trở thành một nhà tiên tri tầm cỡ của quốc gia Y-sơ-ra-ên thì ông chỉ là:
 

            1. Một nông dân bình thường (c19a)
 

            Nghiên cứu phần Kinh thánh nầy, chúng ta có thể thấy rõ Ê-li-sê vốn xuất thân là một nông dân “Từ đó, Ê-li đi, gặp Ê-li-sê, con trai của Sa-phát đương cày có mười hai đôi bò trước mặt mình, chính người cầm đôi thứ mười hai”  (c19a). Nghề làm ruộng cũng là nghề bình thường và phổ biến  ở xứ Y-sơ-ra-ên. Không cần phải có nhiều khả năng hoặc trải qua đào tạo như những nghề nghiệp chuyên môn khác,  Người nông dân  cũng không phải thành phần được trọng vọng trong xã hội Do-thái thời bấy giờ như giai cấp Thầy tế lễ hay là người Lê-vi, hơn nữa, thân thế của ông cũng chẳng được nhiều người biết đến, ông là một người rất bình thường nhưng đã được Chúa chọn và gọi ông vào chức vụ tiên tri, để sau nầy tiếp nối chức vụ của nhà tiên tri nổi danh là Ê-li.
 

            2. Một người ở lứa tuổi thanh niên
 

            Căn cứ trên thời gian thi hành chức vụ tiên tri hơn 50 năm, Trải qua 6 đời vua: A-háp, A-cha-xia, Giô-ram, Giê-hu, Giô-a-cha và Giô-ách. (T.K IVua 19: 19-21; IIVua 2:1-9:37; 13:1-25). Chúng ta có thể biết Ê-li-sê được Chúa kêu gọi lúc ông còn trẻ, có sức khoẻ và đang năng nổ trong công việc. Với nhiệt tình của tuổi thanh niên,  Ê-li-sê được kêu gọi để chuẩn bị sẵn sàng cho một công tác đầy gian khó, cũng như đòi hỏi nhiều sự hy sinh sau này. Dĩ nhiên, ông phải trải qua một thời gian học hỏi lâu dài với thầy mình là Ê-li trước khi chính thức thay thế ông trong chức vụ lớn lao nầy.
 

              Quý ông, bà, anh chị em thân mến! Đức Chúa Trời kêu gọi mọi người đi vào vườn nho của Ngài, thế nhưng có nhiều người nghĩ rằng, mình không có gì xuất sắc, không có khả năng, còn trẻ nên không chịu dự phần công việc Chúa. Tại đây, chúng ta thấy Ê-li-sê khi được kêu gọi, ông cũng chỉ là một người bình thường, một nông dân, hơn nữa cũng là một thanh niên chưa có nhiều kinh nghiệm, thế nhưng điều đó không quan trọng đối với Đức Chúa Trời, Ngài luôn chọn lựa và kêu gọi những người có tấm lòng vâng phục trước nhất, để rồi Ngài sẽ huấn luyện, uốn nắn họ trở nên một công cụ hữu ích cho Ngài.
 

            II. Đặc điểm của Ê-li-sê  khi được Chúa kêu gọi (Câu 19-20)
 

            Để có thể vào làm việc ở một cơ quan hay một công ty, điều quan trọng ai cũng cần đó là phẩm chất của con người ấy. Ê-li-sê trước khi gặp Ê-li, Ông có những phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta học hỏi.
 

            1. Siêng năng trong công việc, hoà nhã với mọi người (c19)
 

                Câu 19 chép “Ê-li-sê, con trai của Sa-phát đương cày có mười hai đôi bò trước mặt mình, chính người cầm đôi thứ mười hai”. Mặc dù, là con của một gia đình tương đối khá giả (có 12 đôi bò). nhưng Ê-li-sê không sống như một công tử, lúc nào cũng chỉ tay sai khiến người khác, Ngược lại, ông cùng tham gia làm việc với mọi người, hoà mình với những đầy tớ của mình mà không có sự phân biệt nào, Kinh thánh cũng đề cao tinh thần nầy và luôn khích lệ con dân Chúa “Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa” (Rô 12:11) Ngoài ra, Ê-li-sê cũng là một người sống tình cảm, được lòng người khác, điều nầy thể hiện khi ông làm tiệc thết đãi các đầy tớ mình trước khi từ giả gia đình trước khi ra đi hầu việc Ê-li (c21).
 

            2. Nhạy bén trước sự kêu gọi c20
 

              Mặc dù Ê-li không nói một lời nào khi gặp Ê-li-sê,  Kinh thánh cho biết Ê-li chỉ “ném chiếc áo choàng mình trên người” (Câu 19b) nhưng Ê-li-sê đã lập tức chạy theo Ê-li để xin phép trở về từ giả gia đình, người thân và bè bạn để ra đi với Ê-li. Rõ ràng Ê-li-sê rất nhạy bén trước sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, ông  không cần phải  suy nghĩ, đắn đo, chờ đợi thời gian để tìm hiểu hoặc hỏi lại cho chắc chắn. Nhưng ông biết rõ đây là dấu hiệu Đức Chúa Trời kêu gọi ông phục vụ Ngài, Điều nầy cho thấy ông rất trưởng thành trong đời sống tâm linh, luôn gần gũi với với Chúa cũng như với những tiên tri của  Chúa, và có hoài bão dâng mình phục vụ Chúa trong chức vụ thánh nầy, nên khi nhìn thấy dấu hiệu là ông đã nhận ra ngay ý Chúa muốn gì trên ông. Bất cứ người nào muốn được  Chúa dùng, thì trước hết phải có tâm nguyện, ước muốn phục vụ Chúa, nhờ đó mới có thể nhận biết sự kêu gọi của Chúa trên đời sống mình.
 

            3. Có trách nhiệm với gia đình c20
 

            Khi được kêu gọi, Ê-li-sê không bỏ nhà đi theo Ê-li ngay, nhưng ông xin phép được trở về nhà để hôn Cha mẹ  trước khi ra đi. –trong Kinh Thánh, nụ hôn bày tỏ tình yêu thương, và tình cảm sâu đậm của mình với người thân yêu-  (trường hợp Gia-cốp hôn Ra-chên và Ê-sau hôn Gia-cốp Sáng 29:11;33:4) Tình cảm gia đình, hiếu kính cha mẹ là điều không thể thiếu của một người hầu việc Chúa, Ê-li-sê không giống tinh thần của những người Pha-ri-si thời Chúa Giê-Xu, mượn cớ đã dâng cho Chúa nên không cần phải quan tâm đến cha mẹ  “ Nhưng các ngươi nói rằng…Những điều mà tôi có thể giúp cha mẹ, đã dâng cho Đức Chúa Trời rồi, thì người ấy không cần phải hiếu kính cha mẹ” (Mat  15:5). Hôn cha mẹ, từ giả gia đình trước khi ra đi, cũng là một hình thức báo cho Cha mẹ và mọi người biết ông sẽ đi đâu, làm gì nhằm mục đích trình bày lý do sự ra đi của mình. Hơn nữa ông cũng thể hiện là một con người rất có kỷ luật –xin phép Ê-li về nhà, Báo cáo với cha mẹ- làm việc gì cũng thận trọng và có trách nhiệm. Một người như vậy thật xứng đáng với sự kêu gọi của Chúa.
 

            III. Thái độ của Ê-li-sê khi được kêu gọi  c20-21
 

            1. Đáp ứng ngay (c20)

            Thái độ đầu tiên của Ê-li-sê trước sự kêu gọi của Chúa là đáp ứng ngay, Kinh thánh mô tả sự mau mắn của Ê-li-sê rất rõ ràng qua hành động: “Bỏ bò mình, chạy theo Ê-li” (câu 20a) Giống như thái độ của Phao-lô khi được Chúa kêu gọi vào chức vụ giảng Tin lành cho dân Ngoại, “Nhưng khi Đức Chúa Trời.. lấy ân điển gọi tôi, …hầu cho tôi rao truyền Con đó ra trong người ngoại đạo, thì lập tức tôi chẳng bàn với thịt và máu” (Gal 1:15-16), Ê-li-sê cũng đã vâng lời ngay, không phân vân, lưỡng lự, không so đo, tính toán hơn thiệt, mà luôn ở trong tư thế sẵn sàng của một vận động viên, đang đứng ở điểm xuất phát của cuộc đua thuộc linh. Ông cùng một tâm tình với Tiên tri Ê-sai khi thưa với Chúa rằng “Có tôi đây; xin hãy sai tôi” (Ê-sai 6:8) Đây cũng chính là thái độ cần có của người hầu việc Chúa.

 

            2.  Dứt khoát (câu 20-21)

            Ưu điểm thứ hai của Ê-li-sê trước sự kêu gọi của Chúa là có thái độ dứt khoát, rõ ràng, Ở đây chúng ta thấy ông:

 

            ​a. Dứt khoát với tình cảm thường tình của con người (câu 20). Câu nói và việc làm của Ê-li-sê tỏ ra ông là một người đầy tình cảm, nhưng cũng rất dứt khoát. “Xin cho phép tôi hôn cha và mẹ tôi đã, đoạn tôi sẽ theo ông”  Là con trai sống trong một gia đình đã nhiều năm, chắc chắn tình cảm gia đình có nhiều quyến luyến, sắp sửa chia tay thì tình cảm ấy lại càng mặn nồng, xa cha mẹ, anh em trong gia đình làm sao không bịn rịn. Hơn nữa, bữa tiệc chia tay cho thấy tình cảm của ong không chỉ dành cho cha mẹ mà còn dành cho các tôi tớ làm việc trong nhà mình nữa, nhất là trong thời buổi chế độ chủ nô đang thịnh hành. Thế nhưng, Ê-li-sê biết rằng, người hầu việc Chúa không thể để cho những tình cảm bịn rịn ràng buộc chức vụ của mình,  khiến cho người không thể làm tròn chức vụ.
 

            b. Dứt khoát với quá khứ, nghề nghiệp (Câu21). Hành động chẻ cày, giết bò tỏ ra Ê-li-sê  rất quyết tâm dứt khoát với nghề nghiệp cũ. Đôi bò là phương tiện làm ăn, giữ nó lại thì có lẽ tốt hơn cho sau nầy, Nhỡ khi không hầu việc Chúa nữa thì trở về nhà cũng còn có cái để nuôi thân, Nhiều người có lẽ sẽ bị cám dỗ để nghĩ như vậy khi ra đi phục vụ Chúa, Họ muốn giữ lại chút vốn cho mai sau.  Nhưng Ê-li-sê  hoàn toàn tin cậy Chúa, Ông không muốn nghề nghiệp của quá khứ cám dỗ ông. Cày đã chẻ, bò đã giết thì chỉ còn một con đường là dấn thân phục vụ Chúa trọn đời. Các môn đồ theo Chúa Giê-Xu, nhưng hơn ba năm sau họ lại trở về nghề cũ, bởi vì họ còn giữ lại tất cả các phương tiện làm ăn trước khi theo Chúa, họ chỉ “bỏ lưới, bỏ thuyền” (nhưng có cha họ giữ) mà theo Chúa thôi.Vì vậy, Hãy học theo tinh thần của Ê-li-sê;  phải đoạn tuyệt với những cám dỗ có thể làm cho mình rời bỏ chức vụ nữa chừng. 
 

            IV. Tâm tình của Ê-li-sê  khi được kêu gọi (c21b)
 

            1. Phục tùng
 

            Không ai phủ nhận việc Ê-li-sê là một người có tấm lòng đối với Chúa. Tấm lòng ấy được thể hiện ở những đặc điểm nơi con người của Ê-li-sê mà ai cũng có thể nhận thấy. Ông gần gũi Chúa đủ để có thể nhận biết sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống mình, ông siêng năng trong công việc, ông có trách nhiệm với gia đình,ông cũng là người rất kiên quyết và dứt khoát, nhưng điều đó cũng chưa đủ nếu ông không có tâm tình chịu phục tùng. Khi gặp Ê-li và biết Chúa kêu gọi mình thì ông đã “chạy theo  Ê-li” (một người chưa có mối liên hệ gì với ông) để “xin phép”. Theo như cách nói ngày nay thì ông chưa “bái sư”  nhưng cũng đã tỏ ra tôn trọng và phục tùng Ê-li ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Câu 21b cho biết “Đoạn, người đứng dậy, đi theo Ê-li”  Động từ  “đi theo” chỉ về sự phục tùng, chịu sự hướng dẫn của người khác. Thông thường, con người ít khi chịu phục tùng người khác, ai cũng muốn được chỉ huy thay vì để cho người khác chỉ huy. Nhiều gia đình đổ vỡ cũng vì không có sự phục tùng lẫn nhau. Hội thánh của Đức Chúa Trời là một tổ chức hiệp nhất trong một Cứu Chúa có tôn ti trật tự, người trên kẻ dưới, nên  cần có sự tôn trọng và phục tùng. Sự phục tùng phải phát xuất từ lòng tình nguyện như Ê-li-sê đối với Ê-li, như Chúa Giê-Xu đối với Đức Chúa Trời thì mới được lâu bền và đem lại phước hạnh cho con dân Chúa. 
 

            2. Hầu việc (So sánh Mat 20:28)
 

            Hầu việc là điều dễ nói nhưng khó làm, Từ vị trí của một người con trong một gia đình khá giả, có kẻ hầu người hạ, có quyền sai bảo mọi người, Giờ đây, đột nhiên Ê-li-sê trở thành kẻ phục vụ, hầu việc người khác (Ivua 19:21;II Vua 3:11), Lý do là vì ông đáp ứng lời kêu gọi của của Chúa. Công tác hầu việc trong vai trò tôi tớ của Ê-li-sê kéo dài cho đến khi Ê-li được cất lên trời. Đây chắc chắn là thời gian thử thách, cần thiết đối với Ê-li-sê để rèn luyện ông trở nên một tiên tri đầy ân tứ trong việc làm phép lạ (II Vua 4:38; 6:1-7), cũng như đủ uy quyền và tài ba của một nhà chính trị để thiết lập các vua (IIVua 8:7-15; 9:1-13). Sự vâng phục và hầu việc Ê-li của Ê-li-sê đã thể hiện được một phần tâm tình của Chúa Giê-Xu khi Ngài tuyên bố : “Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Mat 20:28). Lịch sử  cho thấy dù làmột nhà tiên tri lỗi lạc, hay một bậc vĩ nhân nào của Hội thánh cũng đã phải vâng phục và hầu việc mới có thể trở nên hữu dụng cho Đức Chúa Trời. Đây chính là bài học thực tiễn và giá trị cho những ai muốn hầu việc Chúa ngày nay.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn