14:00 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 11

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 5295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23000900

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

Hứa Hẹn

Thứ tư - 16/09/2020 21:13
Hứa Hẹn

Hứa Hẹn

Khi con hứa nguyện điều gì với Đức Chúa Trời thì đừng chậm trễ hoàn nguyện, vì Ngài chẳng vui thích kẻ dại. Vậy, hãy hoàn thành điều con hứa nguyện. Thà đừng hứa nguyện hơn là hứa nguyện mà không hoàn nguyện.

 

Hứa Hẹn

 

         Thưa quý thính giả,
 

         Chúng ta đang sống trong Mùa Bầu Cử và một trong những điều chúng ta nghe nhiều nhất là lời hứa hẹn của các ứng cử viên. Ứng cử viên nào cũng đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp để cử tri dồn phiếu cho mình nhưng rồi sau đó có giữ lời hứa hay không là chuyện khác. Thường thì hứa thì dễ nhưng làm mới khó. Người ta không làm điều đã hứa trước hết có thể vì không thể làm, không đủ khả năng thực hiện điều mình hứa nhưng cũng có thể là chỉ hứa để được phiếu nhưng không thật sự giữ lời hứa.
 

         Kinh Thánh dạy về việc giữ lời hứa như sau, sách Truyền Đạo Chương 5, câu 4-5 dạy:
 

         Khi con hứa nguyện điều gì với Đức Chúa Trời thì đừng chậm trễ hoàn nguyện, vì Ngài chẳng vui thích kẻ dại. Vậy, hãy hoàn thành điều con hứa nguyện. Thà đừng hứa nguyện hơn là hứa nguyện mà không hoàn nguyện.
 

         Lời dạy nầy cho thấy hai điều:
 

         Khi hứa một điều gì, chúng ta phải nhanh chóng thực hiện lời hứa. Câu Kinh Thánh nầy dạy về lời khấn nguyện với Đức Chúa Trời nhưng đối với người cũng vậy, mỗi khi hứa với ai điều gì, chúng ta cần thực hiện điều mình hứa, giữ lời đã hứa. Một trong những lời hứa mà ngày nay người ta thường không giữ là lời hứa trong hôn nhân. Trong các đám cưới, cô dâu chú rể luôn luôn hứa sống đời với nhau cho đến chết nhưng ngày nay những trường hợp ly dị, bỏ nhau xảy ra thật nhiều. Trong hôn nhân bao giờ cũng có những thách thức, những bất đồng, nhưg hôn nhân là một cam kết trọn đời. Do đó vợ chồng cần phải cố gắng giải quyết những xung đột để có thể sống hài hòa với nhau. Ly thân hay ly dị không phải là cách để giải quyết vấn đề. Chúa Giê-xu dạy:

 

         Vợ chồng không còn là hai nữa mà chỉ là một thịt (Phúc Âm Ma-thi-ơ 19:6)
 

         Kinh Thánh cũng dạy:
 

         Chồng còn sống bao lâu thì vợ phải ràng buộc với chồng bấy lâu (Thư I Cô-rinh-tô 7:39a)
 

         Tương tự như vậy: “Vợ còn sống bao lâu thì chồng phải ràng buộc với vợ bấy lâu” không thể vì bất cứ lý do gì mà bỏ nhau, ngoại trừ trường hợp ngoại tình mà không chịu dứt khoát. Lời hứa trong hôn nhân là lời hứa quan trọng nhất mà mọi người phải giữ!
 

         Lời trong sách Truyền Đạo cũng dạy:
 

         Thà đừng hứa nguyện hơn là hứa nguyện mà không hoàn nguyện.Nếu biết không thể làm điều mình hứa, chúng ta không nên hứa. Không hứa chúng ta sẽ không sợ mình không giữ lời hứa nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta không hứa gì cả. Lời dạy nầy nhằm giúp chúng ta biết lượng sức và biết lời hứa và tránh được tội huênh hoang và giả đối. Chúng ta cần cố gắng tối đa trong mọi hành động để giúp đỡ mọi người không phải chỉ khoác lác hay giả dối để được lòng người khác như các ứng cử viên chính trị thường làm.

 

         Một trong những lý do khiến người ta không giữ lời hứa là vì không đủ khả năng thực hiện lời hứa nhưng Thiên Chúa là Đấng hứa và Ngài luôn luôn làm thành lời hứa của Ngài. Kinh Thánh ghi lại hơn 8,000 lời hứa của Đức Chúa Trời và lời hứa nào cũng đã, đang và sẽ thành sự thật. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời có hai loại: lời hứa có điều kiện và lời hứa vô điều kiện. Lời hứa có điều kiện là lời hứa chúng ta phải làm phần của mình thì lời hứa đó mới hiện thực cho chúng ta. Còn lời hứa vô điều kiện là lời hứa chúng ta không làm gì cả, Thiên Chúa vẫn thực hiện. Một trong những lời hứa vô điều kiện là lời Chúa hứa với gia đình ông Nô-ê sau cơn đại hồng thủy. Đức Chúa Trời phán:
 

         Ta lập giao ước với các con: Mọi loài xác thịt sẽ không bị nước lụt tiêu diệt nữa và cũng không có trận lụt nào để hủy phá quả đất nữa (Sáng thế 9:11)
 

         Đây là lời Chúa hứa sẽ không bao giờ có trận đại hồng thủy huỷ diệt toàn thể nhân loại như trong thời Nô-ê. Đức Chúa Trời hứa và Ngài thực hiện lời hứa đó. Đó là lời hứa vô điều kiện. Những lời hứa về việc Chúa Cứu Thế ra đời, chương trình cứu rỗi cũng vậy. Chúa hứa và Chúa đã làm. Còn lời hứa có điều kiện là những lời hứa mà con người phải làm phần của mình thì mới nhận được lời hứa của Chúa. Có thể nói phần lớn những lời hứa trong Kinh Thánh là lời hứa đó. Điều nầy cho thấy Đức Chúa Trời ban cho con người ý chí tự do để lựa chọn. Chúa muốn ban phước cho con người nhưng Ngài muốn con người tự chọn. Lời Kinh Thánh dạy:
 

         Ai tin Đức Chúa Con thì được sự sống đời đời. Ai không tin sẽ không thấy sự sống nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy (Phúc Âm Giăng 3:36)
 

         Chúa hứa ban sự sống đời đời cho con người nhưng con người phải tin. Nếu không tin sẽ không nhận được sự sống đó. Nói về lời hứa có hai loại: có điều kiện và vô điều kiện. Còn nói đến người hứa cũng có hai loại: giữ lời hứa hay không giữ lời hứa. Người không giữ lời hứa là người thất tín. Người giữ lời hứa là người trung tín. Đối với Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng thành tín, nghĩa là Chúa bao giờ cũng giữ lời hứa. Đức Chúa Trời bao giờ cũng thành tín, chỉ con người chúng ta thất tín hay bất tín hay không trung tín mà thôi.
 

         Chữ “tín” là một trong “ngũ thường” của Nho giáo. Chữ “tín” rất quan trọng sau “nhân, lễ, nghĩa và trí.” Đối với Đức Chúa Trời, chữ tín là hàng đầu vì Ngài là Đấng thành tín, Ngài luôn luôn giữ lời hứa. Chúng ta cũng vậy. Nếu Đức Chúa Trời là Đấng thành tín, luôn luôn giữ lời hứa của Ngài, thì chúng ta cũng vậy, phải luôn luôn trung tin với Chúa. Và trước khi có thể trung tín, chúng ta phải tin. Phải bước bước đầu tiên tiếp nhận lời hứa của Chúa. Như lời hứa chúng tôi vừa nói:
 

         Ai tin Đức Chúa Con thì được sự sống đời đời. Ai không tin sẽ không thấy sự sống nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy (Phúc Âm Giăng 3:36)
 

         Chúng ta đang sống trong Mùa Bầu Cử và các ứng cử viên hứa hẹn nhiều điều với cử tri. Thực hiện những lời hứa đó hay không là chuyện khác. Nhưng đó là chuyện chính trị. Trong đời sống con người, giữ lời hứa, chữ “tín” rất quan trọng. Chúng ta cần giữ lời hứa với nhau, nhất là lời hứa trong hôn nhân. Quan trọng hơn nữa là lời hứa giữa con người với Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn luôn giữ lời hứa của Ngài, lời hứa có điều kiện cũng như lời hứa vô điều kiện. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có giữ lời hứa với Chúa không? Trước hết chúng ta có tin Chúa không? Có tiếp nhận lời Chúa hứa cho mình hay không? Một khi đã tiếp nhận, chúng ta sẽ được làm con của Chúa, chúng ta sẽ mang bản tính của Thiên Chúa, đó là bản tính thành tín hay trung tín, luôn luôn giữ lời hứa.
 

         Người khác sẽ biết chúng ta là người như thế nào? Người trung tín, luôn luôn giữ lời hứa hay là người không đáng tin, chỉ hứa, chỉ nói mà không làm?
 

Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

Từ khóa: hứa nguyện

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn