10:11 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 17


Hôm nayHôm nay : 15326

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263900

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22993307

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Lòng Trắc Ẩn

Thứ hai - 26/11/2018 20:14
Lòng Trắc Ẩn

Lòng Trắc Ẩn

Raymond Dunn, sinh năm 1975 tại một thành phố thuộc bang New York Hoa Kỳ. Vì bị sanh khó nên sọ não của cậu bị nứt, não bộ không đủ dưỡng khí để giúp hệ thống thần kinh làm việc bình thường.



                Raymond Dunn, sinh năm 1975 tại một thành phố thuộc bang New York Hoa Kỳ. Vì bị sanh khó nên sọ não của cậu bị nứt, não bộ không đủ dưỡng khí để giúp hệ thống thần kinh làm việc bình thường. Hậu quả là cậu không thể sinh hoạt bình thường như bao đứa trẻ khác. Cậu vừa bị mù, vừa câm vừa điếc, vừa bại liệt, cậu không thể cử động chân tay. Cậu bị dị ứng tất cả mọi thức ăn. Thức ăn duy nhất cậu có thể ăn được là thức ăn đo công ty biến chế thức phẩm dành cho trẻ con mang thương hiệu là Gerber.

                Năm 1985, Công Ty Chế Biến Thực Phẩm Gerber ngưng sản xuất loại thức ăn nầy. Khi biết được, mẹ cậu vô cùng lo lắng và khủng hoảng. Bà tìm tất cả cửa tiệm còn bán thức ăn nầy và mua để dự trữ thức ăn cho con.

                Đến 1990, tức là sau đó 5 năm thì không còn tiệm nào còn bán loại thức ăn nầy. Biết con mình thế nào cũng chết vì đói, nên bà đến thẳng công ty Gerber xin họ tái sản xuất loại thức ăn nầy. Đây một yêu cầu không thể nào thực hiện được! Nhưng khi nghe được tin nầy, những công nhân và nhân viên động lòng trắc ẩn và đã đi đến một quyết định là tiếp tục sản xuất thực phẩm nầy lại để cứu cậu bé tật nguyền đáng thương đó! Họ phải đem chiếc máy từ kho phế thải trở lại nhà máy để tiếp tục sản xuất làm ra thực phẩm ấy. Được sự cho phép của Bộ Y Tế và Chế Biến Thực Phẩm, họ đưa chiếc máy ấy trở lại khâu sản xuất, chỉ sản xuất thức ăn cho một mình cậu ta, không lấy một đồng lương nào, không thu được bất kỳ món lợi nào!

                Năm 1995, tức là sau 5 năm nhận được tình yêu và sự cảm thương của công nhân và chủ của nhà máy, cậu ta đã qua đời vì cơ thể bị suy yếu. Raymond Dunn được nhiều người biết đến với cái tên là “Cậu Bé Gerber”. Cái chết của cậu ta đã khiến của cả nước Mỹ đổ lệ vì nhận thấy được tình người trong Công Ty Sản Xuất Thực Phẩm Gerber. Câu chuyện nầy được tất cả các tờ báo trên nước Mỹ đăng tải. Cả nước Mỹ đã cùng khóc với mẹ của cậu bé 'Gerber'.

                Thưa quý vị, việc làm của những nhân viên trong công ty Gerber đến từ tấm lòng thương như câu chuyện mà cách đây 2000 năm Chúa Jesus có lần đã nói đến: "Một người kia đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô dọc đường bị lâm vào tay bọn cướp. Chúng cướp giật hết, đánh đập trọng thương, rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Một tư tế tình cờ đi xuống đường ấy; khi thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia đường và tiếp tục cuộc hành trình. Tương tự, một người Lê-vi cũng đi qua chỗ ấy. Ông lại gần, nhìn nạn nhân, rồi băng qua bên kia đường đi tiếp. Nhưng có một người Sa-ma-ri kia cũng đi con đường đó, khi đến chỗ nạn nhân và thấy nạn nhân như thế, ông động lòng trắc ẩn. Ông lại gần nạn nhân, băng bó các vết thương, lấy dầu và rượu thoa bóp các vết bầm, đỡ nạn nhân lên con vật của mình, và đưa đến một lữ quán để săn sóc. Hôm sau, ông lấy hai đơ-ni-ê trao cho chủ quán và nói, ‘Xin ông săn sóc người nầy; nếu tốn kém thêm bao nhiêu, khi tôi trở lại, tôi sẽ trả cho ông." (Lu-ca 10:30-35)

                “Động lòng trắc ẩn” ở đây được viết bằng tiếng Hy Lạp là một từ ngữ rất sinh động, diễn tả nỗi đau đớn từ trong ruột gan, như bị ai xâu xé tơi bời - nỗi đau đớn tâm can, nỗi đớn đau trong tận đáy lòng!

                Câu chuyện kể một tư tế đi ngang qua, thấy nạn nhân, liền tránh qua bên kia đường và tiếp tục đi như không hề biết chuyện gì. Ông ta là thầy tế lễ đại diện cho những thực hiện nghi thức tôn giáo. Điều nầy cho ta thấy nghi thức tôn giáo không thể cứu được một ai. Chúa Jesus cho biết là ông ta đã tránh qua bên kia đường và tiếp tục cuộc hành trình. Người kế tiếp lại gần, nhìn nạn nhân, rồi băng qua đường đi tiếp là người Lê-vi. Ông ta là người đại diện cho giới luật pháp. Như vậy cả hai giới thực thi nghi lễ tôn giáo và thi hành luật pháp không cứu được ai! Còn người thứ ba là người Sa-ma-ri, người bị dân tộc Do Thái khinh thường. Nhưng qua việc làm của người khiến mọi người khâm phục, và đặt cho cho người một danh hiệu là người Sa-ma-ri Nhơn Lành.

                Người Sa-ma-ri nhơn lành nầy tiêu biểu cho Chúa Jesus, Cứu Chúa của nhân loại. Như vậy lễ nghi tôn giáo và thi hành luật pháp không thể cứu người ra khỏi tội lỗi, không thể giải thoát con người ra khỏi sự cướp phá và hủy diệt của quỷ vương. Thánh Kinh cho biết: "Đúng kỳ hạn, Đức Chúa Trời sai Con Ngài xuống trần gian, do một người nữ sinh ra trong một xã hội bị luật pháp trói buộc. để giải phóng những người làm nô lệ của luật pháp, và cho họ quyền làm con Đức Chúa Trời." (Ga-la-ti 4:4-5)

                Khi đến trần gian Chúa Cứu Thế Jesus đã không giấu được nỗi đớn đau, Ngài động lòng trắc ẩn khi nhìn thấy tình trạng khốn khổ của con người. Đã là con người, ai cũng đã phạm tội, tất cả mọi người đều bị chìm đắm trong tội lỗi, bị quỷ dữ cướp giật hết, họ giống như nạn nhân trong câu chuyện Chúa kể, bị đánh đập đến trọng thương, nửa sống nửa chết.

                Đến đây xin quý vị tìm hiểu những hành động của Chúa:

                (1) Chúa đến đúng lúc như lời Chúa kể: "Có một người Sa-ma-ri kia cũng đi con đường đó, khi đến chỗ nạn nhân và thấy nạn nhân như thế" (Lu-ca 10:33a)

                (2) Chúa động lòng trắc ấn: "Người động lòng trắc ẩn." (Lu-ca 10:33b). Câu Kinh Thánh nầy diễn tả tình trạng vô vọng của con người trước tội lỗi và sự chết. Thánh Kinh khẳng định rằng: "Tai họa đuổi theo kẻ có tội" (Châm Ngôn 11:31a) "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng tặng phẩm của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Chúa Cứu Thế Jesus, Chúa chúng ta." (Rô-ma 6:23)

                (3) Chúa rịt lành vết thương, người Sa-ma-ri đó đã lấy thuốc thoa bóp và băng bó các vết thương cho nạn nhân. Bảy thế kỷ trước Chúa Cứu Thế Jesus giáng trần, nhà tiên tri Ê-sai đã báo trước về điều nầy: "Ngài đã sai Ta đến đặng rịt lành những kẻ vỡ lòng." (Ê-sai 61:1b)

                Tại một cửa tiệm chuyên sữa chữa, hàn gắn những món đồ gia dụng trong nhà hay vật dụng trong hãng xưởng có tấm bảng để hàng chữ: "Tại đây có thể hàn gắn mọi thứ trên đời ngoại trừ trái tim tan vỡ." Thưa quý vị không nhà tâm lý tài ba nào có thể hàn gắn, chữa lành những tâm hồn tan vỡ, đau thương. Chỉ có Đấng từ Trời là Chúa Cứu Thế Jesus có thể rịt lành vết thương cho nhân loại, hàn gắn phục hồi những mãnh đời tan vỡ.

                Có người đã diễn tả lại tâm sự của thiếu phụ ngoại tình bị người ta lôi ra xét xử, đám đông đòi ném đá nàng nhưng nàng ta đã được Chúa Jesus tha thứ và giải cứu. Thiếu phụ nầy tâm sự rằng: "Chúa Jesus là người duy nhất có quyền xử tử tôi. Ngài cũng chính là Đấng duy nhất không làm điều đó! Ngài đã lấy đi đời sống hèn hạ bẩn thiểu của tôi để rồi trả lại cho tôi một đời sống thuần khiết, trong sạch. Hiện nay Ngài ban cho tôi quyền năng để sống một đời sống thánh thiện."

                (4) Chúa đặt trên lưng lừa: Không hình ảnh nào đẹp hơn là vị ân nhân đỡ nạn nhân bị cướp đánh trọng thương trên con lừa của mình. Ông đã nhường con lừa cho nạn nhân cỡi, vui lòng đi bộ để dắt con lừa để đưa nạn nhân đến một nơi an toàn. Đức Chúa Trời đã ví Ngài như chim phụng hoàng mẹ, cõng con nhỏ của mình trên chéo cánh. Ngài phán rằng: "Ta đã gánh vác các con từ lúc mới sanh, bồng ẵm các con từ trong lòng mẹ. Cho đến chừng các con già cả, đầu râu tóc bạc, ta cũng sẽ bồng ẵm các con. Ta đã làm ra, thì sẽ còn gánh vác các con nữa. Ta sẽ bồng ẵm và giải cứu các con." (Ê-sai 46:3-4) Khi quý vị đặt đức tin mình vào Chúa Cứu Thế Jesus, Ngài cũng sẽ nâng niu, bồng ẵm quý vị bất luận quý vị ở lứa tuổi nào.

                (5) Chúa đem nạn nhân đến nhà trọ để săn sóc. Thánh Kinh ký thuật lại rằng: "Đến bữa sau, người lấy hai đơ-ni-ê đưa cho chủ quán, rồi dặn rằng: Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, khi tôi trở về sẽ trả." (Lu-ca 10:35)

                Nhóm chữ “Đến bữa sau” cho ta thấy vị ân nhân chẳng những cứu chữa, thoa dầu, băng bó vết thương cho nạn nhân ở trên đường, đặt nạn nhân lên con lừa của mình, chở đến quán trọ mà còn tiếp tục kề cận săn sóc anh ta ngày hôm đó và trong đêm đó. Sáng ngày sau, người cẩn thận trả tiền trọ với số tiền tương đương với hai ngày lương của một người làm công, đồng thời người cũng căn dặn chủ quán là hãy tiếp tục săn sóc nạn nhân để khi người trả thêm phần nào thiếu.

                Có người không hiểu về đạo Tin Lành, cho rằng Đạo Tin Lành là Đạo dạy người ta làm lành. Thật ra làm lành là điều tất cả mọi người sống trong trần thế nầy phải làm. Nhưng việc lành ấy không thể cứu con người thoát khỏi tội lỗi và sự đoán phạt. Tin Lành là tin tốt lành, tin mừng Jesus đến trần gian để giải cứu loài người ra khỏi tội lỗi và án phạt của tội lỗi.

                Muốn được cứu, quý vị phải đến với Chúa Cứu Thế Jesus, mời Ngài ngự trị tâm hồn và xin Ngài thứ tha mọi tội lỗi mình, sau đó quý vị làm lành và tiếp tục phục vụ người khác như lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh.

                Chúa Jesus đã động lòng trắc ẩn, tâm can của Ngài đau đớn như có ai cắt ruột khi Ngài thấy số phận thảm thương của con người tội lỗi phải đối diện với án phạt đời đời. Ngài đã đến để rịt lành vết thương và chữa lành chứng bịnh tội lỗi cho quý vị. Ngài chết thay quý vị, đến ngày thứ ba Chúa đã sống lại rồi về trời. Hiện nay Chúa tiếp tục săn sóc và bảo vệ quý vị như lời của sứ đồ Phi-e-rơ khích lệ chúng ta rằng: "Hãy trao mọi lo âu cho Chúa, vì Ngài luôn luôn chăm sóc anh em." (1 Phi-e-rơ 5:7)

                Chúa yêu quý vị, Chúa đã giáng trần và chết thế tội cho quý vị, và Ngài đã sống lại để bảo đảm sự cứu rỗi cho quý vị. Cả Thiên Đàng Chúa mở ra đợi quý vị. Rất mong quý vị tiếp nhận ơn cứu rỗi và sự chăm sóc của Chúa, đồng thời tha thiết xin Chúa cho mình được phục vụ Chúa và tha nhân. Rất mong tất cả chúng ta được đặc ân phục vụ Chúa Cứu Thế Jesus là Vua Thiên Đàng và phục vụ những người sống quanh mình ngay lúc chúng ta còn sống trên trần gian nầy.

                Kính chào quý vị và các bạn.
 

Mục sư Tiến sĩ Ngô Minh Quang
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn