13:50 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22995927

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Chiến Tranh & Hòa Bình

Thứ năm - 15/11/2018 20:38
Chiến Tranh & Hòa Bình

Chiến Tranh & Hòa Bình

Thưa quý thính giả, Ngày 11 tháng 11 vừa qua đánh dấu 100 năm ngày Thế Giới Chiến Tranh Lần Thứ Nhất chấm dứt. Nguyên thủ của hơn 60 quốc gia đã tụ họp tại thủ đô Paris của Pháp để kỷ niệm ngày lịch sử nầy.



                Thưa quý thính giả,

                Ngày 11 tháng 11 vừa qua đánh dấu 100 năm ngày Thế Giới Chiến Tranh Lần Thứ Nhất chấm dứt. Nguyên thủ của hơn 60 quốc gia đã tụ họp tại thủ đô Paris của Pháp để kỷ niệm ngày lịch sử nầy. Các vị nguyên thủ đã cùng nhau đi bộ đến Đài Chiến Sĩ Trận Vong nói lên lòng đoàn kết, quyết tâm không để cho chiến tranh xảy ra nữa và một diễn đàn quốc tế về hòa bình cũng đã được tổ chức ngay sau đó.

                Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng chỉ 21 năm sau khi Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt, Thế Chiến Thứ Hai đã xảy ra còn khốc liệt hơn nữa. Và sau Thế Chiến Thứ Hai, bao nhiêu cuộc chiến khác cũng đã xảy ra từ chiến tranh Triều Tiên đến chiến tranh Việt Nam. Từ cuộc chiến Trung Đông đến chiến tranh ở Afghanistan và bao nhiêu cuộc nội chiến khác nữa ở khắp nơi trên thế giới. Thật ra, lịch sử loài người từ buổi sơ khai cho đến nay có lẽ không bao giờ là không có chiến tranh cả. Tại sao lại có chiến tranh? Tại sao con người không thể sống với nhau trong hài hòa và an bình? Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa truy nguyên và cho chúng ta thấy nguyên nhân hay nguồn gốc của chiến tranh như sau:

Chinh chiến tự đâu? Đấu tranh tự đâu nơi anh em? Há không phải là tự điều này sao: các dục tình hằng làm giặc nơi chi thể anh em? (Thư Gia-cơ 4:1)

                “Các dục tình hằng làm giặc nơi chi thể anh em,” đó chính là nguyên nhân của chiến tranh. Dục tình chẳng những nói đến ham muốn tình dục nhưng nói đến tất cả những ham muốn xấu xa, những dục vọng xấu xa nơi con người. Kinh Thánh dạy tiếp:

Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết. Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau (Thư Gia-cơ 4:2)

                Ham muốn đưa đến ganh ghét và ganh ghét đưa đến chém giết. Chiến tranh bắt đầu từ đó, chẳng những trên bình diện quốc tế, giữa nước nầy với nước khác nhưng cũng bắt đầu ngay từ trong gia đình, với những ganh ghét, tỵ hiềm, tranh chấp. Thật ra, tranh chấp hay chiến tranh đó bắt đầu ngay trong mỗi người chúng ta. Sứ đồ Phao-lô là một nhà đạo đức cũng phải công nhận như sau qua kinh nghiệm cá nhân của mình. Ông nói:

Tôi cảm biết trong chi thể tôi có một luật khác giao chiến với luật trong tâm trí tôi, bắt tôi phải làm nô lệ cho luật của tội lỗi, là luật ở trong chi thể tôi (Thư Rô-ma 7:23)

                Chiến tranh thật sự bắt đầu từ trong lòng người, đó là cuộc chiến nội tâm. Từ chiến tranh trong lòng mới đưa đến những chiến tranh khác. Vì vậy để có hòa bình thật sự, chúng ta phải có hòa bình nội tâm hay bình an trong tâm hồn. Nhưng làm thế nào để có bình an trong tâm hồn? Chiến tranh trong tâm hồn chẳng có gì khác hơn là chiến tranh giữa tốt và xấu, giữa thiện lành và gian ác, chiến tranh với tội lỗi. Vì tranh chiến với tội lỗi nên tâm hồn chúng ta không thể có an bình. Vấn đề vì vậy là phải giải quyết vấn đề tội lỗi. Làm sao để giải quyết vấn đề tội lỗi? Vấn đề tội lỗi thật ra là vấn đề về mối tương giao giữa chúng ta với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng chúng ta.

                Thiên Chúa tạo dựng chúng ta, ban cho chúng ta sự sống và đời sống. Đời sống chúng ta lẽ ra phải là đời sống tôn thờ Thiên Chúa, sống làm theo chương trình của Ngài cho đời sống chúng ta, sống làm vui lòng Ngài. Con ngưởi chúng ta với ý chí thiên phú đã chọn con đường riêng cho mình, không sống phù hợp với đường lối của Thiên Chúa. Đó là tội. Và vấn đề tội lỗi cần phải được giải quyết, con người mới có thể nối lại mối tương giao với Thiên Chúa. Kinh Thánh gọi mối tương giao đó là bình an với Thiên Chúa hay có mối tương giao tốt đẹp với Thiên Chúa.

                Chúa Cứu Thế Giê-xu chính là Thiên Chúa đã giáng trần làm người, mang thân xác của con người, mang án phạt của con người và chịu chết thay cho con người để nối lại mối tương giao đó. Kinh Thánh gọi Chúa Giê-xu là sự hòa bình của chúng ta vì qua cái chết của Chúa Giê-xu trên thập giá, Chúa Giê-xu đã giải hòa chúng ta là con người tội lỗi với Thiên Chúa thánh khiết. Nền hòa bình đã được thiết lập giữa con người với Thiên Chúa. Nhưng cũng như bất cứ nền hòa bình nào, phải có sự thỏa thuận giũa hai phe liên hệ thì mới có hòa bình được. Thiên Chúa đã đi trước để nối lại mối tương giao giữa chúng ta với Chúa nhưng chúng ta có nối lại tương giao đó không? Muốn có hòa bình với Thiên Chúa không?

                Chúng ta cần nhớ điều nầy, không có hòa bình với Thiên Chúa thì không thể có hòa bình nội tâm và không có hòa bình nội tâm thì không thể nào có hòa bình với người khác dù là trong gia đình, cộng đồng hay giữa nước nầy với nước khác.

                Sứ đồ Phao-lô sau những tranh chiến nội tâm đã được giải hòa với Thiên Chúa sau khi ông tin nhận Chúa Giê-xu đã viết những lời nầy:

Ấy là, trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Ngài, không kể tội lỗi cho loài người, và ủy thác cho chúng tôi sứ điệp hòa giải.Vậy, chúng tôi là đại sứ của Chúa, Thiên Chúa dùng chúng tôi để khuyên mời. Chúng tôi nhân danh ChúaGiê-xu nài xin anh em hãy làm hòa với Đức Chúa Trời (Thư II Cô-rinh-tô 5:19-20)

                Sứ đồ Phao-lô sau khi được giải hòa với Thiên Chúa, sau khi kinh nghiệm an bình nội tâm cho chính mình đã kêu gọi mọi người hãy làm như ông đã làm: giải hòa với Thiên Chúa để có anh bình nội tâm và có thể sống hòa bình với mọi người. Phao-lô gọi ông là “đại sứ của Chúa,” Thiên Chúa dùng ông để khuyên mời. Cùng với sứ đồ Phao-lô, chúng tôi là những người đã được hòa giải với Thiên Chúa, đã có an bình nội tâm cũng kêu gọi và khuyên mời quý vị trở lại với Thiên Chúa, tiếp nhận món quà cứu rỗi của Ngài.

                Khi một người nhận mình là tội nhân vì đã không tôn thờ Thiên Chúa và nhận rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã giáng trần chịu chết thay cho mình trên thập giá. Khi chúng ta chấp nhận hai điều đó và đặt lòng tin nơi Chúa Giê-xu, chúng ta sẽ kinh nghiệm ơn tha thứ của Thiên Chúa và bước vào mối tương giao với Ngài. Kinh Thánh dạy:

Bất cứ ai tiếp nhận Ngài, tức là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho họ quyền trở nên con của Thiên Chúa (Phúc Âm Giăng 1:12)

                Các vị nguyên thủ quốc gia đã họp tại Paris để kỷ niệm ngày Thế Chiến Thứ Nhất và cũng để tham dự diễn đàn quốc tế về hòa bình với ước mong duy trì hòa bình trên thế giới, để chiến tranh không còn xảy ra nữa. Nhưng chúng ta biết rằng thế giới vẫn còn đang chiến tranh và cũng sẽ tiếp tục chiến tranh cho đến ngày Thiên Chúa thiết lập vương quốc bình an của Ngài trên trần gian nầy trong ngày Chúa Giê-xu trở lại. Từ nay đến đó, chúng tôi ước mong quý vị cùng chúng tôi bước vào vương quốc bình an của Thiên Chúa từ hôm nay để chúng ta được cùng sống với Chúa trong vương quốc hòa bình thay vì phải chịu án phạt vì đã khước từ ơn cứu rỗi của Thiên Chúa!

Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn