02:54 EDT Thứ năm, 09/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 52

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 42


Hôm nayHôm nay : 8843

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 83599

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23092632

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

“Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (câu 5).

Xem tiếp...

LỜI CẦU NGUYỆN BÀO CHỮA

Chủ nhật - 18/09/2016 20:58
LỜI CẦU NGUYỆN BÀO CHỮA

LỜI CẦU NGUYỆN BÀO CHỮA

Kinh Thánh: Giê rê mi 1:6 Tôi thưa rằng, "Hỡi Chúa Giê-hô-va, này tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ."
 

LỜI CẦU NGUYỆN BÀO CHỮA

                 Kinh Thánh: Giê rê mi 1:6

                Tôi thưa rằng, "Hỡi Chúa Giê-hô-va, này tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ."

                Khi mới nghe về kế hoạch của Chúa dành cho cuộc đời ông, Giê-rê-mi không thích kế hoạch này. Nếu bạn biết trọn cả kế hoạch Chúa dành cho cuộc đời bạn, có lẽ bạn cũng không thích. Đó là một trong những lý do vì sao Chúa không bày tỏ trọn kế hoạch của cuộc đời bạn cho bạn!

                Giê-rê-mi đưa ra hai lời biện hộ để Chúa suy nghĩ. Giê-rê-mi tự cho mình là (1) quá thiếu kinh nghiệm và (2) quá trẻ. Bạn đang đưa ra những lời biện hộ nào để khỏi dự phần vào những công việc mà bạn biết rõ là ý Chúa dành cho mình?

                Làm tiên tri cho các nước là một trách nhiệm vô cùng lớn lao. Giê-rê-mi biết rằng ông không có lời phải lẽ để nói với những dân tộc này.

                Tôi có thể đồng cảm với sự chống đối của Giê-rê-mi. Khi còn là một Mục sư, tôi phải chuẩn bị hai bài giảng mỗi tuần. Thỉnh thoảng tôi cũng mang một nỗi sợ hãi khi phải đứng sau bục giảng. Tôi sợ rằng tôi có thể đứng đó mà không biết phải nói gì.

                Giê-rê-mi nói với Chúa rằng ông không biết phải nói gì với các dân tộc. Khi làm như vậy, ông đã bắt đầu một cuộc nói chuyện cởi mở không hề giấu giếm với Chúa. Ông sẽ cứ tiếp tục cầu nguyện một cách thẳng thắn như vậy với Chúa trong cả cuộc đời còn lại của mình.

                Có lẽ Giê-rê-mi gọi mình là con trẻ vì ông chỉ mới là một thiếu niên. Chúng ta không biết tuổi chính xác của ông khi Chúa kêu gọi. Có lẽ ông chưa đủ lớn để làm một thầy tế lễ là nghề nghiệp của cha ông. Vậy làm thế nào ông đủ trưởng thành để trở thành một nhà tiên tri nổi tiếng?

                Có một điều rất tốt trong lời biện hộ của Giê-rê-mi, vì nhờ lời này mà trong tương lai, Giê-rê-mi  không thể nào tự buộc tội mình là đã ao ước trở thành một nhân vật danh tiếng giữa các dân tộc ông cũng không bao giờ có thể buộc tội chính mình là đã đáp ứng với lời kêu gọi của Chúa và cảm thấy rất thỏa mãn hài lòng khi được rao giảng về cơn hủy diệt!

                Giê-rê-mi có quyền thắc mắc về sự kêu gọi của mình, vì ông vẫn đang trong quá trình đối đáp với Chúa. Ông biết phải trình dâng những thắc mắc này như thế nào, và ông biết Chúa sẵn sàng đón nhận những lời cầu nguyện của ông. Ngày này Chúa vẫn đang rất nóng lòng đón chờ từng lời cầu nguyện của con dân Ngài, ngay cả khi chúng ta đang có những thắc mắc về chính mình như Giê-rê-mi.

                Việc chân thật bày tỏ những sự yếu đuối, nghi ngờ hoặc những nỗi sợ hãi lên cho Chúa sẽ giúp bạn đến gần Chúa hơn như thế nào?

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn