19:12 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 19


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267708

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22997115

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Bí Quyết Thành Công (Bài 3)

Thứ ba - 19/01/2016 20:43
Bí Quyết Thành Công (Bài 3)

Bí Quyết Thành Công (Bài 3)

Kính thưa quý độc giả, Vào năm 1958, một người trẻ tuổi kia đến thành phố New Delhi, Ấn Độ để tìm kiếm một cơ hội làm ăn buôn bán. Sau nhiều ngày quan sát những sinh hoạt tại thành phố này và suy tính, một ngày kia, người trẻ tuổi này chợt nảy ra một ý kiến thật hay, bèn vội vàng nhấc điện thoại lên tới một công ty nọ để đặt hàng.



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Vào năm 1958, một người trẻ tuổi kia đến thành phố New Delhi, Ấn Độ để tìm kiếm một cơ hội làm ăn buôn bán. Sau nhiều ngày quan sát những sinh hoạt tại thành phố này và suy tính, một ngày kia, người trẻ tuổi này chợt nảy ra một ý kiến thật hay, bèn vội vàng nhấc điện thoại lên tới một công ty nọ để đặt hàng.

                 Anh nói trong điện thoại: “Tôi muốn đặt mua 10000 cái nắp viết mực”.

                 Người bên đầu dây điện thoại bên kia, im lặng một chút, dường như ngạc nhiên về cái đơn đặt hàng này: “Thưa ông, ông chỉ mua nắp viết thôi sao? Chúng tôi vui lòng cung cấp cho ông, nhưng ông dự định sẽ làm gì với 10000 cái nắp viết này?

                 Người trẻ tuổi kia trả lời: “Tôi thấy ở Ấn Độ, hễ ai có được một cái viết mực đeo trong túi áo sơ-mi, người đó được xem là sang trọng và học thức. Tôi sẽ bán chỉ cái nắp viết mực thôi”.

                 10000 cái nắp viết mực sau đó đã được bán sạch trong vài ngày, vì ai ai cũng hãnh diện muốn đeo một cái nắp viết trên túi áo của mình. Ấn Độ vào thời điểm đó, với dân số khoảng 300 triệu, tiền lương trung bình ít hơn một Mỹ kim mỗi ngày, ai ai cũng muốn tỏ ra mình là sang trọng và trí thức, muốn có một cây viết mực dắt trên túi áo, nhưng không có đủ tiền mua nổi, thì cái ý kiến trưng bày “cái nắp viết” trên túi áo, thật hợp với túi tiền, cũng như thỏa mãn được nhu cầu của nhiều người, khiến cho chàng thương gia trẻ tuổi kia trở nên giàu sụ thật nhanh chóng.

                 Hiện tượng thích “trang trí” bên ngoài, ra vẻ mình là người thành công, không chỉ phổ biến tại Ấn Độ đâu, nhưng bạn và tôi có thể tìm gặp khắp mọi nơi và trong mọi thời đại.

                 Một người muốn người khác nể phục qua những y phục và trang sức đắt tiền, nhưng không đủ tiền mua nổi? Thật đơn giản, công ty “Joy Theatricals” tại Toronto, nước Canada, cho mướn y phục dạ hội lộng lẫy, với giá chỉ 300 Mỹ kim một đêm, một cái ví da hiệu Louis Vulton giá trị tới 4500 Mỹ Kim, chỉ mướn với giá 50 Mỹ kim một đêm, một bộ nữ trang quý giá hiệu Pucci, trị giá tới 8000 Mỹ kim, với giá mướn chỉ 75 Mỹ kim mà thôi!

                 Một người muốn gây ấn tượng với khách mời hay bạn bè trong một bữa tiệc tại nhà mình? Dễ lắm, công ty Art Bank cho phép tha hồ lựa chọn từ 18000 công trình nghệ thuật đắt giá, như tranh sơn dầu, tượng điêu khắc, hình nhiếp ảnh từ các họa sĩ và nghệ sỹ danh tiếng, cùng với công sắp đặt và treo lên trong nhà, với cái giá thật rẻ, chỉ có 250 Mỹ kim một đêm thôi!

                 Thành công là mơ ước chính đáng của tất cả mọi người, nhưng chúng ta không cần phải “giả bộ” thành công, vì thành công thực sự là điều mà quý vị và tôi có thể đạt được, nếu chúng ta nắm biết những quy luật và nguyên tắc của nó, cộng với quyết tâm thực hành.

                 Trong hai tuần vừa qua, chúng ta đã khám phá ba nguyên tắc dẫn đến thành công thực sự.

                 Nguyên tắc thứ nhất là xác định mục đích thật sự của đời sống.

                 Quý vị và tôi không lựa chọn thời giờ và nơi chốn mình sinh ra, cũng không lựa chọn ai sẽ là cha mẹ của mình. Do vậy, mục đích thật sự cho đời sống của bạn và tôi, cũng không đến từ chúng ta, nhưng mục đích đời sống phát xuất từ Đấng tạo dựng ra quý vị và tôi, như Kinh Thánh có tuyên bố: “Vì trong Ngài, mọi vật trên trời và dưới đất được dựng nên, tức những vật thấy được và những vật không thấy được… tất cả đều do Ngài tạo dựng và được tạo dựng cho Ngài” (Cô-lô-se 1:16).

                 Do vậy, để xác định mục đích thật sự của đời sống, đơn giản là bạn và tôi phải quay trở lại với Đấng tạo dựng ra mình và cũng là Đấng lập chương trình và ban mục đích sống cho chúng ta.

                 Nguyên tắc thứ nhì là luôn luôn ham học hỏi và trau giồi kiến thức.

                 Trong khi kiến thức chuyên môn là cần thiết và quan trọng, thì sự hiểu biết về đạo đức, nhất là sự hiểu biết về Đấng Tạo Hóa, cùng quy luật của Ngài, lại càng quan trọng hơn nữa, để dẫn đến một đời sống thành công, tràn ngập phước hạnh và thỏa lòng, như chính Thiên Chúa có tuyên phán: “Người nào yêu kính Ta và tuân giữ điều răn Ta, Ta sẽ thương yêu săn sóc người ấy và con cháu họ cho đến ngàn đời” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:6)

                 Nguyên tắc thứ ba là phải có một sức khỏe tốt.

                 Ngành y khoa, dinh dưỡng học và vô số các ngành khoa học khác, đang giúp con ngày càng hiểu biết về lối sống khỏe mạnh, tuy vậy, tỷ lệ người ung thư, tiểu đường, kích tim, tai biến mạch máu não vẫn gia tăng, vì con người, trong một số phương diện căn bản, vẫn đang đi ngược lại với những quy luật về sức khỏe của Đấng Tạo Hóa, được bày tỏ trong Kinh Thánh.

                 Do vậy, trước khi ứng dụng điều gì, hãy đối chiếu với những nguyên tắc về sức khỏe, được ghi thật rõ ràng và chi tiết, trong cuốn sách cẩm nang của Đấng Tạo Hóa gởi đến cho con người, như chính Ngài nhắc nhở: “Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi, Đấng dạy dỗ để ngươi được lợi ích, Đấng dẫn đường để ngươi đi theo. Ôi, ước gì ngươi đã chú ý đến các điều răn của Ta, thì sự thái bình ngươi sẽ như sông, sự công chính ngươi như sóng biển” (Ê-sai 48:17-18)

                 Quý độc giả thân mến,

                 Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những nguyên tắc tiếp theo để dẫn đến sự thành công thực sự và đúng nghĩa.

                 Nguyên tắc thứ tư là phải ra sức, phải dồn mọi nỗ lực.

                 Sau ba bước chuẩn bị cần thiết là xác định mục đích thật của đời sống, trang bị cho mình kiến thức cần thiết, có một sức khỏe tốt, thì thành công vẫn còn trong ước mơ, nếu chúng ta không ra sức, không dồn mọi nỗ lực để thực hiện.

                 Trung sĩ Michael Lyddiard, thuộc quân đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi, tham chiến tại chiến trường Afghanistan, và chẳng may vào năm 2007, anh bị trúng bom nổ, bị thương rất nặng, mắt phải bị mù, thị lực mắt trái chỉ còn lại được một ít, cánh tay phải chỉ còn từ khuỷu tay lên đến vai, còn bàn tay trái bị cụt mất ngón cái và ngón trỏ. Dầu thân thể mang nhiều thương tật nghiêm trọng như vậy, nhưng trung sĩ Michael Lyddiard hạ quyết tâm rèn luyện lại thể lực của mình, để không chỉ tiếp tục phục vụ trong quân đội, nhưng còn mong ước vươn cao trong sự nghiệp quân sự mà mình đang đeo đuổi.

                 Mỗi ngày, trung sĩ Michael Lyddiard ra sức chạy bộ và bơi lội hàng giờ mà không hề biết mệt mỏi. Mặc dù một phần thân thể bị tàn phế, anh vẫn thường xuyên tham dự các cuộc thi điền kinh và bơi lội với các tay thể thao chuyên nghiệp. Vào ngày 26 tháng hai năm 2011 này, trung sĩ Michael Lyddiard, người chỉ còn một cánh tay, thị lực dưới 50%, đã tình nguyện tham dự cuộc bơi lội dài tới 19.7 cây số qua eo biển gần đảo Rottnest Island tại Tây Úc để gây quỹ cứu tế. Mới đầu, anh nghĩ số tiền gây quỹ chỉ khoảng 10000 Úc kim, nhưng liền khi cuộc bơi chấm dứt, số tiền trong ngày đã lên tới 34000 Úc kim và hiện nay vẫn còn tiếp tục tăng lên mỗi ngày vì có rất nhiều người cảm phục ý chí và nỗ lực không hề mệt mỏi của anh. Khi trả lời phóng viên, anh cho biết anh muốn làm gương cho hai con của anh rằng, bằng nỗ lực và ý chí, anh có thể vượt qua những nghịch cảnh và chướng ngại, để đạt đến mục tiêu của mình.

                 Trung sĩ Michael Lyddiard, qua những nỗ lực không ngừng, đã đếm biết hương vị tuyệt vời của sự thành công, như vua Sa-lô-môn có diễn tả: “Ước vọng được thành đạt là điều ngọt ngào cho linh hồn” (Châm Ngôn 13:19)

                 Nguyên tắc thứ năm là rèn tập để biết xoay xở, trở nên linh động trong nhiều tình huống khác nhau.

                 Nhà thơ Nguyễn Công Trứ nổi danh với câu nói:

                 “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, 
                 Anh hùng hào kiệt có hơn ai?”

                 Thật ra, mục đích cuộc đời của quý vị và tôi không phải là để trở nên “anh hùng, hào kiệt” đâu, nhưng qua câu nói này, chúng ta thấy người thành công là người biết cách khắc phục những chướng ngại trên đường đi, là điều luôn luôn xảy ra, không bao giờ tránh khỏi được trên bước đường đi đến thành công.

                 Muốn đạt đến thành công, bạn và tôi phải chuẩn bị cho mình thói quen “trông đợi những điều bất ngờ, hay là những điều mình không bao giờ trông chờ, sẽ xảy đến”.

                 Đứng trước trở ngại, có thể là yếu tố con người, phương tiện, tài chánh, nhân lực, thời giờ vv., hãy bình tĩnh vì sợ hãi và lo âu không giải quyết được vấn đề, rồi suy xét mọi mặt của nan đề và nên nhớ rằng, có nhiều phương cách giải quyết khác nhau cho một chướng ngại. Đừng bị giới hạn trong một phương cách, nhưng hãy học tính linh động và biết xoay xở.

                 Đối với người có mối liên hệ với Đấng Tạo Hóa, qua sự cứu chuộc của Con Trời là Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì những trở ngại và thử thách được nhìn xem như những phương tiện hay cơ hội để rèn luyện và để trưởng thành, là dịp để nhận biết sự tể trị tuyệt đối của Đấng Tối Cao trong mọi sự, là lúc học biết cách nương dựa hoàn toàn vào Đấng Quyền Năng vô song, như chính Ngài có bày tỏ: “Như bầu trời cao hơn mặt đất, đường lối Ta cao xa hơn đường lối con; tư tưởng Ta vượt xa tư tưởng con hàng tỷ năm ánh sáng” (Ê-sai 55:9)

                 Đứng trước trở ngại, người thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu không dựa vào tài riêng của mình, cũng không đi theo triết lý của thế gian, như lý thuyết “positive thinking” dạy suy nghĩ tích cực, cũng không mặc nhiên chối bỏ thực tế, như các môn phái thiền, nhưng người đó hướng lên Thiên Chúa và trông đợi sự giải cứu từ thiên thượng, như Kinh Thánh có chép: “Chúa, là Đấng sáng tạo vũ trụ, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, phán: “Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời con” (Giê-rê-mi 33:3).

                 Như vậy, cách xoay xở tốt nhất là xoay trở lại với Đấng tạo dựng ra bạn và tôi, là Đấng với thẩm quyền tuyệt đối trên mọi sự, cũng là Đấng quan tâm và yêu thương chúng ta với tình yêu vô biên.

                 Quý độc giả thân mến,

                 Nguyên tắc thứ sáu là rèn tập tính kiên trì và bền bĩ.

                 Nhà bác học Thomas Edison là tấm gương sáng chói về tính kiên trì và bền bĩ vô song. Trong nỗ lực sáng chế ra bóng đèn điện có thể sử dụng được trong nhà và văn phòng, Thomas Edison và các cộng sự viên đã làm việc liên tục suốt mùa đông năm 1897 để tìm kiếm một vật liệu thích hợp cho sợi tim của bóng đèn điện.

                 Có hơn 1500 vật liệu khác nhau đã được Thomas Edison thử nghiệm qua. Mỗi lần thí nghiệm với một vật liệu mới là Thomas Edison phải rút hết không khí trong bóng đèn ra, để khí oxygen không đốt cháy và phá hủy tim đèn mau chóng. Với hơn 1500 vật liệu khác nhau, như đồng, kẽm, các loại hợp kim khác nhau, không có vật liệu nào đem đến thành công cả và trong tình trạng như vậy, ai cũng sẽ bỏ cuộc thôi.

                 Nhưng đối với nhà bác học Thomas Edison, ông quan niệm rằng, hễ một cuộc thí nghiệm thất bại là ông càng gần với thành công hơn. Với tính kiên trì vô song như vậy, nhà bác học Thomas Edison cuối cùng đã thành công trong việc sáng chế ra bóng đèn điện, đem ánh sáng đèn điện vào sinh hoạt hằng ngày cho Hoa Kỳ và cả thế giới từ đó.

                 Các nhà khoa học lừng danh khác như Marie Curie, Albert Einstein hay các chính khách nổi tiếng như Margaret Thatcher hay hoàng đế Napoleon Bornaparte, đều là những người có tính kiên trì và nhẫn nại vô song để đạt đến thành công cuối cùng.

                 Thật vậy, chẳng có sự thành công thực sự nào là ngẫu nhiên và đến mau chóng vội vã được.

                 Hãy nhìn xem một trái xanh trên cành. Nó cần đủ ánh nắng mặt trời để tạo nên hương vị ngon ngọt. Sau khi đã nhận đủ ánh nắng, trái xanh trở nên trái chín, ngọt ngào và ngon miệng. Cũng tương tự như vậy, những trở ngại và thử thách là cần thiết để một người có thể được tập rèn tính kiên trì, để trưởng thành và khi thành công thì đầy hương vị như một trái ngon chín trên cành vậy, như Kinh Thánh có bày tỏ: “anh chị em có bị thử nghiệm mới sinh ra kiên nhẫn, kiên nhẫn có hoàn tất công việc thì anh chị em mới trưởng thành, toàn vẹn, không thiếu sót gì” (Gia-cơ 1:3,4)

                 Kiên trì là dấn thân, nỗ lực, kiên nhẫn, đợi chờ trong hy vọng, tin tưởng vào kết quả cuối cùng.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Chúng ta đã cùng nhau khám phá sáu nguyên tắc để dẫn đến thành công thực sự.

                 Xin kính mời quý vị và bạn cùng khám phá với chúng tôi vào tuần tới nguyên tắc thứ bảy, là nguyên tắc cuối cùng, cũng là nguyên tắc quan trọng nhất, có tính quyết định tối hậu cho sự thành công trên mỗi đời sống chúng ta.

                 Thân chào quý vị và các bạn.
 

Tùng Tri
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn