13:08 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 42

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 41


Hôm nayHôm nay : 11494

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 35617

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23044650

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Hãy Sẵn Sàng Với Những Lý Do Mà Bạn Tôn Trọng Anh Ấy

Thứ hai - 15/06/2015 21:17
Hãy Sẵn Sàng Với Những Lý Do Mà Bạn Tôn Trọng Anh Ấy

Hãy Sẵn Sàng Với Những Lý Do Mà Bạn Tôn Trọng Anh Ấy

Kính thưa quý độc giả, Tuần vừa qua chúng ta đã bước sang chương thứ 15 với chương đề: CÁCH ĐÁNH VẦN TỪ NGỮ TÔN TRỌNG CHO CHỒNG BẠN. Trong khi Kinh Thánh yêu cầu người nam yêu vợ như chính bản thân mình, yêu cầu người nữ kính trọng chồng mình, thì đa số phụ nữ lại thường nghĩ rằng chồng mình cần kiếm được sự tôn trọng, chứ không phải là được dành cho sự tôn trọng một cách vô điều kiện.



               Kính thưa quý độc giả,

               Tuần vừa qua chúng ta đã bước sang chương thứ 15 với chương đề: CÁCH ĐÁNH VẦN TỪ NGỮ TÔN TRỌNG CHO CHỒNG BẠN. Trong khi Kinh Thánh yêu cầu người nam yêu vợ như chính bản thân mình, yêu cầu người nữ kính trọng chồng mình, thì đa số phụ nữ lại thường nghĩ rằng chồng mình cần kiếm được sự tôn trọng, chứ không phải là được dành cho sự tôn trọng một cách vô điều kiện. Kể từ khi bắt đầu hướng dẫn về Sự Nối Kết Giữa Yêu Thương và Tôn Trọng, tôi đã cố gắng giúp đỡ người vợ hiểu những gì sự tôn trọng vô điều kiện có thể thực hiện cho chồng của họ—và cho cuộc hôn nhân của họ nữa. Việc dành cho chồng bạn sự tôn trọng vô điều kiện là con đường chắc chắn dẫn đến việc nhận lãnh tình yêu thương vô điều kiện từ anh ấy, nhưng phụ nữ vẫn thường gặp khó khăn để hiểu thấu điều này.

               Nhằm giúp phụ nữ theo học trong những khóa học về Yêu Thương Và Tôn Trọng của chúng tôi có khái niệm về sự tôn trọng vô điều kiện với chồng mình, tôi soạn ra một bài “Trắc Nghiệm Sự Tôn Trọng.” Tôi đề nghị một số người vợ dành chút thời gian suy nghĩ về một số điều khiến cho họ tôn trọng chồng mình. Một số bà đã mất một thời gian khá lâu để suy nghĩ, nhưng cuối cùng hết thảy họ đều đã nghĩ ra.

               Tôi yêu cầu họ về nhà, chờ cho đến khi chồng họ không bận rộn hay bị phân tâm, và nói, “Em dành thời gian để suy nghĩ về anh ngày hôm nay và một số điều về anh mà em tôn trọng, và em chỉ muốn anh biết rằng em tôn trọng anh.” Sau khi nói điều này, các bà sẽ nại lý do là mình có điều gì đó cần làm và yên lặng rời đi. Một bà vợ kể rằng khi bà vừa quay người để rời phòng thì chồng bà liền kêu lên, “Đợi đã! Em trở lại đây đi. Hãy nói cho anh biết đó là những điều nào vậy?”

               Sau khi bà cho ông ấy biết bà tôn trọng ông ấy về điều gì, ông ấy nói, “Ối chào! Được rồi, anh có thể đưa cả nhà ra ngoài ăn tối được chứ?” Câu nói này khiến người vợ kinh ngạc. Chồng bà ít khi nào đưa gia đình ra ngoài ăn tối cả. Điều gì đang diễn ra ở đây?

               Kính thưa quý độc giả,

               Tôi giải thích với bà rằng sự thôi thúc đầu tiên và căn bản của một người nam là phục vụ, đặc biệt là để đáp trả lại việc được ai đó tôn trọng mình. Bà đã tôn trọng ông ấy, và ông muốn làm một điều gì đó về việc này. Tuy nhiên, bà đành phải hẹn lại lần sau bởi vì các con của họ có những việc khác cần phải làm vào tối hôm ấy, và ông đồng ý. Vậy mà khoảng mười lăm phút sau, bà nghe tiếng nồi niêu vang dội trong bếp. Bà đi xem thử và thấy chồng bà đang chuẩn bị bữa tối. Bà ngạc nhiên vô cùng vì từ xưa đến nay chồng bà chưa bao giờ chuẩn bị bữa ăn tối. Chưa bao giờ—đây là lần đầu tiên! Một lần nữa, ông ấy đang phục vụ bà và gia đình.

               Một vài ngày sau, bà viết thư cho chúng tôi và cho biết, “Ông sẽ không tin được đâu. Ông ấy đang ở trong phòng giặt đồ! Ông có còn ‘bài trắc nghiệm sự tôn trọng’ nào khác nữa hay không? Tôi nghĩ mình có thể có được một chuyến đi du lịch bằng du thuyền đấy.”

               Phải chăng một người vợ có thể dùng bài Trắc Nghiệm sự Tôn Trọng để khiến chồng mình đưa cả nhà đi chơi trên du thuyền? Điều đó là khả thi, nhưng người vợ này chẳng có lỗi gì về việc này cả. Bà ấy chân thành cố gắng bày tỏ sự tôn trọng đối với chồng mình và mọi việc tiến triển vượt hơn những gì bà trông mong. Để lặp lại điều tôi đã nói trước đây, một người chồng có thiện chí căn bản sẽ phục vụ vợ mình khi cô ấy tôn trọng anh vì anh là ai. Tôi tin chắc rằng bí quyết cho việc thôi thúc một người khác là việc đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của người ấy.

               Cứ cho là như vậy, nhưng không phải mọi người vợ đều có thể nhận được sự đáp ứng tương tự như điều mà người phụ nữ này đã nhận được. Một số ông chồng có thể nghiền ngẫm bài Trắc Nghiệm sự Tôn Trọng trong một thời gian và rồi phát biểu đôi điều sau đó. Hoặc họ có thể chẳng nói gì cả. Vấn đề là, việc sử dụng bài Trắc Nghiệm sự Tôn Trọng có nghĩa là việc bước một bước của đức tin. Đó là việc thừa nhận rằng bạn hiểu Lời Chúa phán dạy gì về sự tôn trọng vô điều kiện dành cho chồng mình. Bạn bày tỏ với anh ấy sự tôn trọng cho dù anh ta phản ứng ra sao.

               HÃY SẴN SÀNG VỚI NHỮNG LÝ DO MÀ BẠN TÔN TRỌNG ANH ẤY

               Kính thưa quý độc giả,

               Khi một người vợ nói với chồng mình rằng có một số điều nơi anh ấy làm cô tôn trọng anh ta, hầu hết các ông chồng—sau khi có lại trạng thái tỉnh táo—sẽ lập tức hỏi, “Em đang nghĩ gì vậy? Em muốn nói gì chứ? Em tôn trọng anh về điều gì?” Một người vợ cần phải chuẩn bị để trả lời những câu hỏi này cách trung thực và thành thật. Đừng mong đợi nói lên lời phát biểu về sự tôn trọng của bạn, hướng lên những ngọn đồi, và hy vọng anh ấy không bao giờ đề cập đến việc đó lần nữa. Hãy tin tôi đi—điều đó sẽ không xảy ra.

               Nhưng sẽ thế nào nếu như một người vợ không biết phải nói gì lúc đó? Chúng tôi đã từng trò chuyện với nhiều bà vợ và họ thừa nhận là chẳng có bất cứ điều gì họ thật sự tôn trọng về chồng mình cả. Nhưng một người vợ nói điều này thì thường là quá tức giận hoặc có lẽ quá nản lòng khi nghĩ về điều cô có thể tôn trọng nơi chồng mình. Trước hết, người vợ loại này phải tự hỏi, “Chồng mình, không có ý thức và không yêu thương như bản chất của anh ấy, có phải là một người có thiện chí tối thiểu không?” Nếu câu trả lời cho câu hỏi này là có ở một mức độ nào đó, thì người vợ này có thể bắt đầu ghi ra bảng liệt kê của mình. Nó sẽ giúp cô ấy nhận ra rằng chồng cô được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, và anh ấy có những thuộc tánh từ Đức Chúa Trời ban cho vốn xứng đáng được tôn trọng. Ví dụ, anh ấy ao ước làm việc và thành đạt và bảo vệ và chu cấp cho gia đình. Anh ấy ao ước mạnh mẽ và lãnh đạo trong ý nghĩa đúng đắn của từ này.

               Kính thưa quý độc giả,

               Chúng ta sẽ xem xét những điều này và những thuộc tánh nam tính khác do Chúa ban cho trong các chương kế tiếp. Vấn đề là điều này: hãy nhìn vào những ao ước của anh ấy chứ không phải sự thực hiện của anh ấy. Đây là một số ý tưởng để giúp bạn bắt đầu. Bạn có thể sắp xếp chúng bằng những lời lẽ riêng biệt của chính mình.

               “Anh yêu, em tôn trọng cách anh thức dậy mỗi ngày và đi làm việc để chu cấp cho gia đình mình. Đây không phải là một sự chọn lựa; anh phải thực hiện nó và anh đã làm như vậy.”

               “Anh yêu, em tôn trọng anh vì anh ao ước che chở em và chu cấp cho em và gia đình. Em nghĩ đến tất cả sự bảo đảm anh dành cho chúng ta. Em biết các hóa đơn chi tiêu đôi lúc đè nặng trên anh, và em thán phục anh vì sự cam kết của anh.”

               Bí quyết là tập trung vào những điều tích cực thay vì luôn trở lại với những điều tiêu cực. Một người vợ phải cố gắng nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời nhìn thấy. Chồng bạn về cơ bản có phải là một người đầy thiện chí không? Hãy tiếp cận với thực tế ấy và bày tỏ lòng tôn trọng dành cho điều đó. Một phân đoạn thánh kinh tôi thường nhắc đến về thiện chí trong hôn nhân là 1 Cô-rinh-tô 7:33-34. Phao-lô cho rằng những người đã kết hôn tại Cô-rinh-tô có thiện chí đối với nhau. Ông vạch ra rằng một người độc thân có nhiều thời gian hơn để làm công việc Chúa còn một người đã kết hôn thì “quan tâm về... cách người ấy có thể làm đẹp lòng vợ mình” (c. 33). Phao-lô tiếp tục nói rằng cũng giống như vậy đối với một người vợ “quan tâm về... cách người ấy có thể làm đẹp lòng chồng mình” (c. 34).

               Một người chồng có ý tốt không cố gắng làm buồn lòng vợ mình nhưng làm đẹp lòng cô ấy, như Phao-lô nêu rõ trong 1 Cô-rinh-tô 7:33. Tôi luôn khuyên nài một người vợ đang cảm thấy không được yêu thương hãy chậm lại trong việc quả quyết rằng chồng cô là không yêu thương hoặc không muốn yêu thương cô. Điều đó là nghi vấn một động cơ xấu nơi chồng cô, vốn là một sự đoán xét quá nặng nề. Đúng vậy, một người chồng có thể không yêu thương như đáng phải có, nhưng anh ta không đang cố gắng thiếu yêu thương và làm buồn lòng vợ một cách có ý thức, cố tình, và thường xuyên. Trong suốt những lúc mà một người chồng làm buồn lòng vợ mình hay một người vợ làm buồn lòng chồng mình, thật ích lợi khi ghi nhớ những câu kinh thánh nào đó trong tâm trí: “Tâm thần thì muốn lắm, nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Ma-thi-ơ 26:4) và “Thật, chẳng có người [nam hay nữ] công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội” (Truyền đạo 7:20).
 

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: tôn trọng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn