23:32 EDT Thứ tư, 08/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 67


Hôm nayHôm nay : 10672

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 81507

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23090540

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

“Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (câu 5).

Xem tiếp...

Câu Hỏi Đầu Tiên

Thứ hai - 06/07/2015 21:17
Câu Hỏi Đầu Tiên

Câu Hỏi Đầu Tiên

Kính thưa quý độc giả, Tuần qua chúng ta đã bắt đầu chương thứ 16 với chương đề: CHINH PHỤC – ĐÁNH GIÁ CAO AO ƯỚC LÀM VIỆC VÀ THÀNH ĐẠT CỦA CHỒNG BẠN.



               Kính thưa quý độc giả,

               Tuần qua chúng ta đã bắt đầu chương thứ 16 với chương đề: CHINH PHỤC – ĐÁNH GIÁ CAO AO ƯỚC LÀM VIỆC VÀ THÀNH ĐẠT CỦA CHỒNG BẠN.

               Khi chúng ta bắt đầu phân tích cụm từ viết tắt C-H-A-I-R-S, mẫu tự đầu tiên của chúng ta là C, tượng trưng cho Chinh phục. Qua từ ngữ “chinh phục,” này tôi muốn nói đến ao ước tự nhiên, bẩm sinh của người nam là đi ra ngoài và “chinh phục” những thách thức của thế giới mình, đó là làm việc và thành đạt. Là một người vợ, nếu bạn có thể bắt đầu hiểu được công việc của chồng mình quan trọng như thế nào đối với anh ấy, bạn sẽ thực hiện một bước tiến thật lớn trong việc truyền đạt sự tôn trọng và kính nể, hai điều mà anh ấy đánh giá cao thậm chí hơn cả tình yêu của bạn nữa.

               Việc một người chồng đánh giá cao lòng tôn trọng hơn cả tình yêu thương là điều mà nhiều phụ nữ lấy làm khó hiểu vô cùng. Đức Chúa Trời đã dựng nên người nữ để yêu thương, và bạn nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng vốn được tập trung vào tình yêu thương nhưng người nam đánh vần tình yêu thương là T-Ô-N-T-R-Ọ-N-G.



               Kính thưa quý độc giả,

               Tuần qua tôi cũng đã đưa ra hai thí dụ so sánh để giúp bạn hình dung cách thức một người nam cảm nhận về sự chinh phục. Giả sử một người chồng báo cho vợ biết là anh vừa mất việc làm. Để an ủi chồng, người vợ nói, “Không sao đâu anh. Điều quan trọng là chúng ta yêu thương nhau mà.”. Tôi cũng đưa ra một tình huống khác, thí dụ như khi người vợ bị sẩy thai. Chồng cô nói, “Em yêu, không sao đâu miễn chúng ta yêu thương nhau là được rồi.”

               Dĩ nhiên là tôi không thể so sánh việc mất một việc làm với việc mất một em bé. Tôi cũng không nhằm tranh cãi giá trị của những thứ bị mất ở đây; Tôi chỉ đơn cử hai ví dụ nhằm giải thích để bạn hiểu là công việc quan trọng như thế nào đối với một người đàn ông. Trong mắt người chồng, anh ấy đã mất một điều gì đó vô cùng quan trọng—việc làm, hay sự nghiệp, chính là một phần của con người anh ấy.

               Rất có thể đây là lý do vì sao nếu bạn cố gắng an ủi chồng mình sau khi anh ấy mất việc làm bằng cách nói, “Không sao, anh yêu ạ; chúng ta có nhau mà,” thì câu nói ấy có thể chẳng giúp ích bao nhiêu. Anh ấy biết anh ấy có bạn. Anh ấy được an ninh trong tình yêu của bạn, nhưng anh cũng đặt nặng vấn đề anh là người phải làm việc, người có một vị trí nào đó, người có những trách nhiệm phải gánh vác. Anh ấy đã có được cảm nhận sâu kín này về công việc của mình từ đâu?

               Kính thưa quý độc giả,

               TỪ THUỞ BAN ĐẦU, A-ĐAM VUI HƯỞNG CÔNG VIỆC MÌNH LÀM

               Để học biết các ông chồng có được nỗ lực lớn lao để làm việc và thành đạt này từ đâu, chúng ta phải quay trở lại với Sáng Thế ký và sự phân nhiệm đầu tiên trong lịch sử. “GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn” (Sáng 2:15). Trước khi Ê-va được tạo dựng, Đức Chúa Trời đã dựng nên A-đam, và Đức Chúa Trời dựng nên ông để làm việc. Thật thú vị khi nhận thấy rằng Ê-đen không phải là một nơi chốn với những sự ban cho miễn phí bất cứ nơi nào A-đam đi đến. Các thứ cây cung cấp thức ăn, nhưng A-đam sẽ phải vun trồng và giữ chúng. Đức Chúa Trời cung cấp cho A-đam đầy đủ hầu như mọi thứ ông cần đến: một nơi ở đẹp đẽ, nhiều thức ăn, và một nguồn nước tốt lành (xin xem Sáng Thế ký 2:10).

               Với một công việc tuyệt vời và những điều kiện làm việc hoàn hảo, A-đam dường như có đủ mọi thứ. Nhưng Đức GIÊ-HÔ-VA biết một điều gì đó đang còn thiếu. Để làm trọn thiên hướng của mình, sự kêu gọi của mình, A-đam cần một người nữ để làm kẻ tương hợp của ông. Vì thế Đức Chúa Trời đã dựng nên “một kẻ giúp đỡ thích hợp cho ông” (Sáng Thế ký 2:18 có chép rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.) Từ “người giúp đỡ” (hay “bạn đời”) trong tiếng Hy-bá-lai có nghĩa đen là “một sự giúp đỡ đáp lời ông,” hay “một người đáp lời.” Trong 1 Cô-rinh-tô 11:9, Phao-lô giải thích ý tưởng này rõ hơn: “Không phải đàn ông vì cớ đàn bà mà được dựng nên, bèn là đàn bà vì cớ đàn ông vậy.”

                   Kính thưa quý độc giả,

               Tôi quan sát thấy rằng trong suốt thời kỳ theo đuổi, một phụ nữ rạng rỡ với một thông điệp gửi đến người đàn ông của mình: “Em yêu anh và em có mặt ở đây vì anh. Em tôn trọng những gì anh mong muốn thực hiện và con người anh mong muốn trở thành. Em ao ước được giúp đỡ anh. Đó là tất cả những gì tình yêu hướng đến.” Tuy nhiên, sau khi kết hôn thì mọi thứ đều thay đổi. Cách thức giúp đỡ của cô có thể cho thấy thiếu sự tôn trọng đối với chồng cô. Chẳng hạn như, là một người vợ gần mười sáu năm và là một bà mẹ nuôi dạy con ở nhà ba năm, cô cho rằng cô có những động cơ đúng đắn để là một người giúp đỡ, người bạn đời, nhưng cô có thể thấy mình không đang được đón nhận như thế. Cô viết như sau:

               Anh ấy nhận lãnh điều mà tôi cho là những cách thức giúp đỡ có thiện chí như là những định ý với các động cơ sai trật... Tôi đang khám phá ra rằng mình đã thể hiện trong một thái độ than phiền tiêu cực hơn là tôi muốn nhận ra... Từ khi tôi có ý định bày tỏ lòng tôn trọng, tôi đã nhìn thấy rõ sự phước hạnh, chồng tôi đã trò chuyện nhiều hơn với tôi, tỏ ra trìu mến hơn, và tôi cảm thấy như trong vài tuần lễ vừa qua chúng tôi gần gũi nhau hơn so với điều chúng tôi đã có trong nhiều năm nay.

               Rõ ràng, những phân đoạn Kinh Thánh như Sáng Thế ký 2:18 và 1 Cô-rinh-tô 11:9 không phải là những câu được ưa thích nhất với phong trào nữ quyền. Đối với những người theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền điều này không đúng về mặt chính trị—một điều gì đó do một người nam ghi chép, khiến cho Đức Chúa Trời có vẻ như là người phân biệt đối xử theo giới tính. Nhưng Thánh Kinh không nêu vấn đề để bị bỏ qua dễ dàng như thế. Từ thuở ban đầu, nam giới được kêu gọi để “làm việc ngoài đồng ruộng” và để chu cấp cho gia đình họ. Người nam cảm thấy một nhu cầu sâu xa là để hết tâm trí vào sự phiêu lưu mạo hiểm và chinh phục. Đây không phải là một sự chọn lựa đối với nam giới; nó là một nét tính cách sâu kín trong họ.

               CÂU HỎI ĐẦU TIÊN CỦA MỘT NGƯỜI NAM: “BẠN LÀM NGHỀ GÌ?”

               Câu hỏi đầu tiên một người nam thường hỏi một người nam khác khi họ gặp nhau lần đầu là, “Anh làm nghề gì?” Dầu đúng hay sai, hầu hết nam giới nhận diện bản thân họ bởi công việc họ làm. Đức Chúa Trời đã tạo dựng nam giới để “làm” một điều gì đó ngoài đồng ruộng. Hãy quan sát các cậu bé khi chúng nhặt những que củi và biến chúng thành những cây súng hay những công cụ tưởng tượng. Gần đây một bà mẹ kể cho chúng tôi nghe bà đã ngăn cản con trai mình không được có bất cứ khẩu súng đồ chơi nào hoặc dùng những cây gậy giả làm súng trường, nhưng khi cậu bé nắn miếng bánh xăng-quých kẹp phô-mai thành hình dạng của một khẩu súng lục và đang bắn vào một người bạn, bà la to trong sự tức giận, “Mẹ đầu hàng thôi!”

               Các bà mẹ không bao giờ nên bỏ cuộc bởi vì điều nay đơn giản là một phần của bản tánh một cậu bé trai. Cậu được kêu gọi trở thành một thợ săn, một công nhân, một người thực hiện. Cậu mong muốn thực hiện sự chinh phục của mình trong phạm vi cuộc sống. Từ thuở ấu thơ, có một điều gì đó trong một người nam khiến cậu ta thích phiêu lưu mạo hiểm và chinh phục. Cậu muốn đi ra đồng để săn bắn hoặc đi làm việc theo một cách thức nào đó.

               Trong suốt một Cuộc Hội Thảo Yêu Thương và Tôn Trọng, khi chúng tôi nói chuyện về xu hướng đối với sự chinh phục này của nam giới vốn bắt đầu rất sớm, tôi hỏi các bà vợ, “Các bà mong muốn con dâu tương lai của mình đối xử với con trai của các bà ra sao? Anh ta sẽ có cùng nhu cầu thành đạt và làm việc giống như vậy. Tôi chắc rằng các bà sẽ mong muốn vợ của con trai mình ủng hộ anh ta, y như chồng các bà mong muốn các bà ủng hộ ông ấy vậy.” Khi tôi đề cập đến con trai họ và những điều có thể xảy ra khi chúng kết hôn, ánh sáng lóe lên đối với nhiều phụ nữ vốn đang tranh chiến với khái niệm về sự tôn trọng vô điều kiện. Một bà vợ đã bảo tôi, “Khi ông nêu vấn đề theo cách này, nó thay đổi toàn bộ sự tập trung. Tôi cảm thấy khác hẳn về cách thức tôi đối xử với chồng mình so với cách thức tôi mong muốn con trai tôi được đối xử bởi người vợ tương lai của nó. Điều đó không nên chút nào.”


Tiến sĩ Emerson Eggerichs
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn