04:17 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 45

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 42


Hôm nayHôm nay : 7951

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 32008

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23041041

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Thân Thiện Với Mọi Người – Bài 3

Thứ tư - 10/06/2015 00:17
Thân Thiện Với Mọi Người – Bài 3

Thân Thiện Với Mọi Người – Bài 3

Kính thưa quý độc giả, Trong hai tuần trước, chúng ta đã đề cập đến một nhu cầu rất tự nhiên trong mỗi chúng ta; đó là ai cũng mong ước có được mối liên hệ thân thiện với những người chung quanh như người hàng xóm, người làm chung sở làm, người tham gia chung một tổ chức hay câu lạc bộ nào đó vv.



                  Kính thưa quý độc giả,

                  Trong hai tuần trước, chúng ta đã đề cập đến một nhu cầu rất tự nhiên trong mỗi chúng ta; đó là ai cũng mong ước có được mối liên hệ thân thiện với những người chung quanh như người hàng xóm, người làm chung sở làm, người tham gia chung một tổ chức hay câu lạc bộ nào đó vv. Tuy vậy, trên thực tế, thân thiện với mọi người không phải luôn luôn là một chuyện dễ thực hiện, vì lỡ chúng ta “xui xẻo” kề nhà với một người láng giềng khó tính hay làm chung sở với một người tính tình thật là “kỳ cục”, thì chúng ta phải xử sự làm sao?

                  Trong hai tuần vừa qua, chúng ta đã khám phá ra hai nguyên tắc cơ bản đầu tiên để có thể liên hệ tốt với những người chung quanh. Thứ nhất, chúng ta phải tự xét lại chính mình, xem chính mình có những cá tính, thái độ hay những lối suy nghĩ nào làm cản trở sự giao tiếp với những người khác không. Một người với cá tính thân thiện, cởi mở, dễ chấp nhận chính mình thì cũng dễ dàng chấp nhận và làm bạn với người khác. Thứ nhì, chúng ta phải hiểu rằng mỗi cá nhân là một thế giới khác biệt, từ thể chất, tâm linh và cho đến những cảm xúc và tình cảm. Hãy tự đặt mình vào tình trạng của họ để cảm thông và hiểu được phần nào vì sao người đó suy nghĩ và hành động như vậy.

                  Trong chương trình phát thanh hôm nay, chúng ta cùng nhau khám phá tiếp những nguyên tắc giúp chúng ta có thể tiếp cận, làm quen và gieo thiện cảm với những người chung quanh.

                  Chúng tôi muốn bắt đầu với một tin vui; đó là con người luôn luôn thay đổi theo thời gian. Chính mỗi chúng ta cũng thay đổi; do vậy quý vị và tôi cũng có thể giúp người khác thay đổi theo chiều hướng tích cực để vui vẻ hơn. Những phương pháp sau đây sẽ giúp người khác đáp ứng với quý vị với một thiện chí:

                  Bày Tỏ Tấm Lòng Cảm Kích

                  Ai cũng muốn được cảm ơn. Ai cũng muốn được khích lệ. Chính chúng ta cũng cảm động khi được người khác cảm kích. Chính chúng ta đáp ứng tích cực khi được một ai khích lệ hoặc đánh giá cao. Nếu quý vị và tôi không liên hệ tốt với những người khác, có lẽ bởi vì chúng ta chỉ tập trung vào chính mình mà thôi và ít quan tâm về những cảm nghĩ của họ. Có thể chúng ta không lưu ý đến về việc bày tỏ lời cảm ơn.

                  Có một số người bị trói buộc trong cái bẫy “bản thân” của mình. Có thể do những kinh nghiệm thương đau nào đó, hay cách giáo dục trong gia đình từ thuở nhỏ, đã khiến họ không lưu tâm hay để ý đến người khác. Dầu chúng ta không biết hết nguyên nhân sâu xa của họ, nhưng thông thường họ sẽ có đáp ứng tích cực khi chúng ta khích lệ, đánh giá cao và bày tỏ thái độ cảm ơn đến với họ.

                  Hãy Tập Lắng Nghe

                  Dầu quý vị đi bất kỳ nơi nào trên thế giới, quý vị đều thấy rằng mọi người đều có một đặc điểm chung; đó là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình nói. Nếu quý vị muốn có mối quan hệ tốt với người khác, hãy tập trở nên một người biết lắng nghe một cách chân thành. Hãy thử điều này trong vòng những người bạn của quý vị, bằng cách học lắng nghe và khuyến khích họ bày tỏ, thì những người bạn này càng trở nên thân thiết hơn khi họ gặp quý vị. Khi chúng ta lắng nghe một người nói, chúng ta đang đáp ứng một nhu cầu rất lớn của họ; đó là họ có được cơ hội trút đổ những cảm xúc, kiểm tra lại những suy nghĩ và hoạch định cho tương lai của chính họ. Quý vị giúp họ làm tất cả những điều này bằng cách lắng nghe họ. Hãy nên nhớ rằng ai cũng cần được lắng nghe hơn là được ban bảo lời khuyên.

                  Chấp Nhận Người Khác

                  Một trong những trở ngại trong việc giao tiếp tốt với người khác là chúng ta có ý định muốn thay đổi họ. Chúng ta thường không chấp nhận người khác trong tình trạng của họ. Thay vì tập trung vào những ưu điểm, chúng ta có thể mang một thói quen là chỉ tập trung vào khuyết điểm của người đối diện. Có nhiều lý do làm cho chúng ta không chấp nhận người khác trong tình trạng của họ. Thí dụ như một phụ nữ kia, mang một thành kiến nặng nề với các ông. Đối với chị, các ông đa số là tồi, là thiếu thành thật và thiếu hiểu biết. Lý do của thành kiến này xuất phát từ mối quan hệ khắt khe với người cha của chị từ thuở nhỏ, đã xô đẩy chị này vào cảnh “bỏ nhà đi hoang” từ tuổi thiếu niên và điều này đã hình thành trong tâm hồn chị những ác cảm nặng nề với các ông. Với thành kiến như vậy, chị khó mà chấp nhận và có mối giao tiếp tốt đẹp với các ông. Một thí dụ khác là một anh kia có mặc cảm với chính bản thân mình. Để xoa dịu phần nào mặc cảm tự ti này, anh có thói quen chỉ chăm chú soi tìm những khiếm khuyết ở người khác. Với cái nhìn lệch lạc như vậy, anh này cũng khó lòng chấp nhận người khác. Tiếp nữa, đôi khi chúng ta có khuynh hướng phóng đại, “có ít, xít ra nhiều” những điểm khác biệt mà ta không thích ở nơi người khác. Thí dụ như nếu chúng ta không thích nghe nhạc rap, nếu một người cùng sở lại ưa chuộng nhạc này, chúng ta vì không thích nhạc rap mà không muốn tiếp xúc với anh ta, bất chấp anh có những ưu điểm thật tốt. Hãy nên nhớ rằng, chúng ta sẽ không bao giờ liên hệ tốt với người khác, nếu chúng ta không gác bỏ qua những thành kiến, những ý thích riêng của mình để chấp nhận người khác trong tình trạng của họ.

                  Sự Cuốn Hút Của Người Lạc Quan

                  Có bao giờ quý vị để ý thấy chính mình cũng muốn tới gần, tiếp xúc với những người vui vẻ và lạc quan. Có một cái gì thật cuốn hút, giống như nam châm, lôi cuốn người khác đến với một người yêu đời và lạc quan. Thật ra, đời sống không phải lúc nào cũng vui vẻ, và do vậy, chúng ta cũng thường dễ mang một tâm trạng chán nản. Chẳng ai muốn như vậy cả, nhưng có nhiều tình huống và hoàn cảnh đẩy đưa chúng ta vào những tình trạng ủ dột mà mình chẳng muốn. Cũng vì vậy, mà một số người thích giao thiệp với những người vui vẻ, giống như tìm một cơ hội để “đổi gió”, để cho cuộc đời thấy “dễ thở” hơn, đúng như lời Kinh Thánh có ghi “Niềm vui vẻ như thang thuốc bổ” (Châm Ngôn 17:22). Lần sau, trong một buổi họp mặt, bạn hãy để ý xem, người ta thường thích vây quanh những người vui vẻ, lạc quan.

                  Nếu quý vị là một người đã tin nhận Cứu Chúa Giê-xu, thì quý vị có một lý do thật vững vàng để có thể sống lạc quan và vui vẻ. Cho dầu quý vị có đang trong thuận cảnh hay phải đối diện với nhiều thử thách, một người thuộc về Cứu Chúa Giê-xu thì có Thiên Chúa hiện diện trong đời sống người đó. Hơn thế nữa, cho dầu hoàn cảnh hiện tại ra sao, những người tin vào tình thương và sự chết thế của Cứu Chúa Giê-xu, sau khi chấm dứt chuyến hành trình ngắn ngủi trên mặt đất này, sẽ đi về nơi ở đời đời của mình bên Đấng Chí Cao, là nguồn của mọi phước hạnh và tình thương. Những người ở trong Chúa Giê-xu, có lý do tốt nhất trên mọi lý do khác, để sống vui vẻ, tích cực và lạc quan trong cuộc đời này, vì sự phước hạnh không sao kể xiết đang chào đón họ trong tương lai vĩnh cửu, như lời Kinh Thánh khẳng định: “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Ngài” (I Cô-rinh-tô 2:9)

                  Quý vị và các bạn có đang sống lạc quan và cuốn hút người khác đến với mình không? Quý vị có tin nhận Chúa Giê-xu để sự bình an, hy vọng và niềm vui tràn ngập trong tâm hồn chưa?

                  Được Dự Phần

                  Một bí quyết để liên hệ tốt với người khác là tạo cơ hội để họ cùng tham gia hay dự phần trong những chương trình hay kế hoạch, nhất là khi những chương trình này ảnh hưởng đến chính bản thân họ. Đôi khi, người ta dễ có thái độ tiêu cực hay khước từ, không thèm hiệp tác nếu không được mời tham dự hoặc không được thông báo hay được trình bày về những chương trình, những kế hoạch chung. Nếu quý vị và các bạn muốn liên hệ tốt với những người chung quanh, hãy nhớ rằng, họ muốn tham gia, có tiếng nói, dự phần vào những công việc chung có ảnh hưởng đến họ, cho dù đó là những chuyện rất nhỏ nhặt.

                  Đừng Giúp Đỡ Quá Lố

                  Trong trách nhiệm làm mẹ, có một số bà mẹ không phân biệt được giữa việc hướng dẫn con và làm thế cho con. Có một số bà mẹ sốt sắng đến nỗi cúi xuống cột giày cho con, dầu cho đứa con đã lớn và có thể tự cột giày lấy một mình. Trong mối liên hệ với những người chung quanh, nếu quý vị là một người nhiệt thành và xông xáo, lại khéo léo và tài ba nữa, có thể quý vị có khuynh hướng muốn làm giùm cho người khác hay có thể giúp người khác một cách quá đáng. Đúng là rất nhiều người cần được giúp đỡ tận tình, nhưng họ vẫn không thích bị “lấn lướt” mà vẫn thích tự làm lấy một mình. Người ta muốn quý vị giúp đỡ, nhưng trong chừng mực, chứ không phải quá đáng. Tại sao vậy? Thông thường, mọi người thấy thỏa lòng và vui hơn khi chính tay họ thực hiện công việc và có cơ hội phát huy tính sáng tạo. Họ thích quý vị giúp đỡ, nhưng không muốn vì vậy mà mất đi nhân phẩm và lòng tự trọng. Hãy xem lại coi quý vị có giúp một người nào đó quá mức không, khiến họ cảm thấy tự ti và muốn xa cách quý vị?

                  Yếu Tố Thành Thật

                  Thành thật là một yếu tố quan trọng để xây dựng mối giao hảo tốt với những người chung quanh. Mọi người dường như có một cảm quan để nhận ra quý vị có đang thành thật với họ không. Cho dầu là họ không biết chắc là quý vị mới đầu có thành thật hay không, nhưng sự liên hệ lâu dài sẽ bày tỏ ra điều này. Thêm nữa, sự thành thật cũng cần đi với sự khôn ngoan; có nghĩa là nói một cách trung thực về những điều cần phải nói với người cần nghe và vào đúng thời điểm thích hợp.

                  Kính thưa quý độc giả,

                  Như vậy, để tóm tắt lại những nguyên tắc quan trọng trong việc xây đắp mối giao hảo tốt đẹp với những người chung quanh, điều đầu tiên là quý vị và tôi xét lại chính bản thân mình, xem chúng ta có những cảm nghĩ hay thái độ nào tiêu cực, cản trở chúng ta đến với họ không. Quý vị và tôi khó mà thích người khác hay được người ta thích mình, khi chính mình không thích bản thân mình. Tiếp sau đó, chúng ta phải học hiểu người khác, sau khi xem xét người đó qua ba phương diện về thể xác, tâm linh và đời sống tinh thần. Hãy học lời nói khích lệ người khác, bày tỏ lòng biết ơn. Hãy học làm người lắng nghe vì thế giới này ít người biết lắng nghe và rất cần nhiều đôi tai nhạy bén và kiên nhẫn. Hãy đem đến niềm vui, sự hào hứng và lạc quan cho mọi người. Hãy mời họ tham dự vào trong những chương trình, kế hoạch chung. Đừng giúp đỡ quá đáng đến nỗi che lấp nhân phẩm của họ. Thành thật là yếu tố để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài.

                  Triết gia Phao-lô, một người không hề mỏi mệt trong sứ mạng rao báo tin vui của Chúa Cứu Thế Giê-xu, đã nhận thấy tầm quan trọng và phần thưởng lớn lao trong việc sống thân thiện với mọi người, đã từng khuyên như sau: “Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hòa thuận với mọi người.” (Rô-ma 12:18)

                  Kính chúc quý vị biết xây đắp và tận hưởng sự thân thiện với những người chung quanh. Xin thân chào quý vị và các bạn.
 

“How to Relate Better to People” by Dr. Clyde M. Narramore - Tùng Tri lược dịch
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn