17:19 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 17


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267316

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22996723

Trang nhất » Tin tức » Khối Cơ Đốc Giáo Dục

NGUYÊN TẮC DẠY DỖ của Sam Doherty (Phần cuối)

Thứ năm - 23/08/2012 13:11
NGUYÊN TẮC DẠY DỖ của Sam Doherty (Phần cuối)

NGUYÊN TẮC DẠY DỖ của Sam Doherty (Phần cuối)

Sam Doherty đã đưa ra 10 nguyên tắc dạy Lời Chúa cách hiệu quả. Những nguyên tắc dạy hiệu quả giúp cho việc dạy Lời Chúa của chúng ta không chỉ nhẹ nhàng mà còn giúp cho học viên hứng thú trong việc học tập Lời Chúa. Việc áp dụng các nguyên tắc cũng giúp cho chúng ta luôn tiến bộ trong công tác dạy Lời Chúa của mình.


SỐ 7: NGUYÊN TẮC HỌC VIÊN THAM GIA
     Đây là nguyên tắc khó nhất mà cũng quan trọng nhứt vì nguyên tắc này quyết định sự hiểu quả của công tác dạy dỗ lời Chúa của chúng ta.
1. Việc dạy lời Chúa hiệu quả phải có sự tham gia của học viên
     Học viên chỉ thật sự học hỏi khi họ thật suy nghĩ về những điều họ đã được dạy; họ chỉ thật suy nghĩ khi họ tích cực tham gia vào tiến trình dạy và học.
     Việc tham gia của học viên vào tiến trình dạy dỗ là nguyên tắc của Kinh thánh: trong Cựu ước, Chúa cho phép và khuyến khích Giê-rê-mi tham gia vào việc Chúa dạy dỗ ông và qua ông dạy dỗ dân sự (Giê-rê-mi 13). Chúa Giê-xu luôn để cho các môn đệ của Ngài tham gia vào các bài dạy của Chúa dành cho họ: Sự tham gia của người đàn bà Sa-ma-ri vào bài học (Giăng 4); Phi-e-rơ câu cá để nộp thuế đền thờ (Ma-thi-ơ 17:24-27); môn đồ dự phần vào bài học “phải cho họ ăn” (Giăng 6:1-13)….

     Thành ngữ: “tôi nghe – tôi quên; tôi thấy – tôi nhớ; tôi làm – tôi hiểu”


2.Người dạy học giúp học viên của mình tham gia tích cực vào việc dạy dỗ bằng cách khuyến khích học viên suy nghĩ về Lẽ Thật Chúa dạy
    Đặt vấn đề, nêu câu hỏi, cùng góp phần giải quyết các nan đề để học viên đáp ứng theo cách nào đó về mặt tâm trí, tình cảm hoặc ý chí đối với những gì họ được dạy dỗ. Người dạy cần lên kế hoạch kỹ càng cho việc tham gia của học viên vào bài dạy.

3. Lẽ thật được dạy dỗ phải tái hiện trong tâm trí và đời sống của học viên thông qua việc đáp ứng và thực hiện trong đời sống học viên – một đời sống được thay đổi, vâng lời Chúa, lớn lên và kết quả cho Ngài.
 
4. Học viên tham gia và giờ dạy
    Làm cho học viên tham gia với tâm trí năng động trong khi dạy bài là điều thách thức lớn nhất đối với người dạy lời Chúa. Có một số phương cách khuyến khích học viên tham gia tích cực trong giờ dạy:
  - Dùng các câu hỏi và trả lời: cần chuẩn bị các câu hỏi đơn giản, không quá khó, ngắn gọn; tốt hơn là chọn câu hỏi mở (theo ý của bạn thì …, bạn nghĩ sao …? Tại sao …?) hơn là câu hỏi đóng (đúng – sai; có – không).

  - Lưu ý khi dùng câu hỏi:
    * Chuẩn bị câu hỏi cẩn thận
    * Câu hỏi phải phù hợp với mục tiêu của bài học
    * Cách hỏi tự nhiên, không giả tạo, thân thiện, không áp đặt.
    * Nên khéo léo sửa sai khi có học viên trả lời không đúng; nên gợi ý hoặc giải thích một phần câu trả lời cho học viên.
    * Dùng các câu hỏi tu từ để gây sự chú ý và tập trung theo dõi bài (đúng không. “đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao?!...)
 
   - Mời học viên chuẩn bị có ý kiến hay cảm ưởng trước về một câu Kinh thánh, câu chuyện hoặc một vấn đề nào đó trong bài học rồi mời người đó chia sẻ ngắn cho cả lớp.
  
  - Cho các em tham gia vào một dự án (công việc) nào đó liên quan đến bài học hoặc dạy bài học (sưu tầm tài liệu, vẽ bản đồ, làm thị cụ…).
  - Khuyến khích các em dùng Kinh thánh trong giờ học

  - Chọn bài thánh ca phù hợp với nội dung bài dạy để cả lớp cùng hát; giải thích ca từ.

  - Để học viên tham gia vào việc sử dụng thị cụ, tham gia vào các vở kịch, hóa trang, vào vai các nhân vật…

5. Học viên tham gia sau giờ dạy.
  - Học viên chuẩn bị một vở kịch ngắn theo câu chuyện đã học để diễn vào buổi học sau.
  - Dùng sách bài tập soạn theo nội dung bài học
  - Thực tập, thực hành các điều đã học, ghi nhận kết quả và chia sẻ lại cho lớp vào buổi học kế tiếp.
  - Chuẩn bị “lịch” thực hiện các áp dụng Lẽ Thật trong suốt tuần, yêu cầu học viên chia sẻ lại những cảm xúc, từng trãi của học viên.

Cần lưu ý:
  - Không tạo áp lực hoặc ép uộc học viên phải tham gia các hoạt độnh tại lớp; mọi tham gia của học viên là tự nguyện và vui thích.
  - Cần chuẩn bị thật tốt phần tham gia của học viên và chủ động; không xem việc tham gia của họ như là phần thay đổi không khí; hoặc lấp đầy thời gian còn lại của buổi học.
  - Lưu ý đến các học viên năng động, ưa tham gia để hướng các em trở nên các ngòi nổ, hơn là độc chiếm diễn đàn. Các học viên thụ động cần có sự khích lệ bằng cách cho họ chuẩn bị trước khi phát biểu hay hướng dẫn giúp họ có câu trả lời, hoặc góp ý.
  - Phải tôn trọng ý kiến, sự dự phần của học viên đồng thời có sự khen ngợi chân thành, nồng nhiệt. Phải luôn suy nghĩ và hành động tích cực.
 
SỐ 8: NGUYÊN TẮC DÙNG THỊ CỤ
  Trong việc dạy hiệu quả, tác động đến khả năng học tập của học viên qua đôi mắt càng nhiều càng tốt do vậy mà việc dùng thị cụ hỗ trợ cho việc trình bày Lẽ Thật của Chúa là điều quan trọng, cần được đầu tư cách thích đáng.

1. Tầm quan trọng của “nhìn thấy” trong việc học tập.

  Tổ chức Socony Vacuum Corporation nghiên cứu về tỷ lệ phần trăm mà mỗi giác quan góp phần vào việc học tập của chúng ta, kết quả như sau:
    - Nếm (vị giác): 1%
    - Sờ (xúc giác): 1,5%
    - Ngửi (khứu giác): 3,5%
    - Nghe (thính giác): 11%
    - Thấy (thị giác):83%

  Khả năng học tập bằng đôi mắt và đôi tai là quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Vì vậy, tận dụng các phương pháp tác động đến nghe và thấy là điều mà người dạy phải đặt biệt chú trọng.

2. Việc dùng thị cụ trong khi dạy

  Thị cụ là các vật thể có sẳn hoặc được tạo ra để dùng làm minh họa bài dạy; tạo sự chú ý, kích thích sự tò mò của học viên; đem lại tri thức Kinh thánh và giúp học viên nhớ lâu những gì họ được dạy (các bức bích họa giúp tín hữu nhớ các câu chuyện trong Kinh thánh chớ không phải để trang trí)
  Các thị cụ (hình ảnh, âm thanh, phim…) cũng đem lại các cảm xúc nhất định nơi học viên về các vấn đề được dạy.
  Chúa Giê-xu luôn dùng thị cụ có sẳn trong tự nhiên một cách đặc biệt hiệu quả trong khi dạy dỗ mà không hề tốn kém.
  Việc sử dụng thị cụ trong khi dạy cần được chuẩn bị trước, đôi khi mất nhiều công sức, nhưng hiệu quả thì không thể lường được.

3. Mục đích sử dụng thị cụ
  - Thị cụ là công cụ hỗ trợ cho việc dạy Lẽ Thật, tạo sự hấp dẫn cho sứ điệp, lôi cuốn trong cách trình bày.
  - Không dùng thị cụ để giải trí hay là “tạo không khí”, khoe tài; thị cụ giúp người học dễ dàng nhận ra và hiểu Lẽ Thật của Chúa. Thị cụ phải thật hướng tâm trí của học viên đến nội dung của câu chuyện, của bài học; thị cụ phải rõ ràng, đẹp, không quá nhiều chi tiết.
  - Thị cụ phải giúp cho học viên chú ý bài dạy, hiểu được nội dung, nhớ lâu (có ấn tượng sâu sắc) trong tâm trí và trong lòng.
  - Thị cụ cũng làm giảm bớt việc mất tập trung, ồn ào của học viên; đặc biệt thị cụ rất hiệu quả khi bắt đầu giờ dạy bài. Thị cụ cũng đem lại sự nhận biết đúng đắn về các vấn đề của Kinh thánh (thí dụ hình ảnh hoặc phim ảnh về thạch mộ của người Do Thái)

4. Thị cụ quan trọng nhất, luôn có sẳn để sử dụng.
  - Sứ đồ Phao-lô khi nói: “hãy bắt chước tôi” ông trở nên thị cụ để mọi người nhìn thấy. Chúa Giê-xu trở nên thị cụ để các môn đồ có thể “mắt chúng tôi ngắm, tay chúng tôi đã rờ về Lời sự sống”. Người dạy trở nên thị cụ tốt nhất trong tầm nhìn của học viên.

  - Trang phục phải gọn gàng, sạch sẻ, tươm tất, không cầu kỳ, phù hợp là điều quan trọng khi xuất hiện trong tầm mắt của học viên.

  - Phong cách của người dạy, thay đổi giọng nói theo nhân vật, có những cử chỉ, hành động giống như nhân vật trong câu chuyện, thể hiện các cảm xúc của nhân vật.. đem lại nhiều thích thú cho học viên khi học.

  - Con người và cuộc sống của người dạy là tấm gương, là bằng chứng và nhân chứng cho Lẽ Thật mà người đó đã dạy dỗ học viên.

  - Thái độ tích cực, sốt sắng, nhiệt thành, thân thiện, luôn tỏ ra quan tâm đến học viên là “thị cụ” quan trọng trong con mắt của học viên. Người dạy là Quyển Kinh Thánh mà học viên có thể nhìn thấy.

SỐ 9: NGUYÊN TẮC CỦA SỰ ĐA DẠNG, PHONG PHÚ

  Sự sống, sự sáng tạo đến từ nơi Chúa luôn luôn thể hiện ở sự tươi mới, phong phú, đa dạng đến lạ lùng. Sự đơn điệu, sự trùng lấp dẫn đến sự nhàm chán.

1. Làm “mới”, làm phong phú việc dạy dỗ Lời Chúa của chúng ta.

  Mục đích, nguyên tắc dạy dỗ không thay đổi, nhưng phương pháp dạy dỗ phải luôn tươi mới và thay đổi.
  - Sự thay đổi không nhất thiết phải triệt để như một cuộc cách mạng, chỉ cần thay đổi một đôi chút cũng tạo nên một bầu không khí thuận lợi hơn cho việc dạy dỗ lời Chúa. Xáo trộn cách hợp lý thứ tự các tiết mục trong buổi dạy, thay đổi cách ngồi của học viên, nơi học, trang hoàng khung cảnh theo nội dung bài học… đôi khi đem lại những hiệu quả bất ngờ.

  - Thay đổi cách thức ôn bài, trả câu gốc, thêm trò chơi (theo nội dung bài dạy). Thay đổi phương pháp dạy: kể chuyện, thảo luận, thuyết trình, diễn kịch, tranh luận… phải học tập cách sử dụng các phương pháp mới, hiện đại và áp dụng vào việc dạy.

2. Thay đổi đề tài, nội dung dạy lời Chúa.

  Nên có kế hoạch hẳn hoi. Nếu phải học lại đề tài cũ, cố gắng nâng cao, thêm chi tiết, sự dạy dỗ mới, bố cục bài dạy mới, áp dụng phải mới, cách trình bày cũng phải khác.

SỐ 10: NGUYÊN TẮC MÔI TRƯỜNG THÍCH HỢP

  Môi trường thích hợp cho việc dạy và học ở đây bao gồm môi trường vật lý, tâm lý, mối quan hệ của người dạy với học viên, của học viên với nhau.

1. Nơi chốn học tập của học viên phải đảm bảo tốt, an toàn, phù hợp với việc dạy và học.
    - Sạch sẻ, ngăn nắp, thông thoáng, mát mẻ.
    - Không bị quấy rầy, ồn ào khiến học viên mất tập trung.
    - Trang trí đẹp, phù hợp với óc thẩm mỹ của học viên
    - Chổ ngồi của học viên và vị trí của người dạy thích hợp cho việc theo dõi bài dạy.

2. Bầu không khí yêu thương, thân mật, tin cậy bao trùm học viên và người dạy
    - Người dạy cố gắng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của học viên: được yêu thương, được chấp nhận, được tôn trọng, được giúp đỡ… trước hết thể hiện ở sự quan tâm đến từng học viên có mặt cũng như vắng mặt.
 
    - Người dạy cố gắng tạo ra sự thân thiện, chấp nhận nhau giữa các học viên trong lớp; có thể thay đổi vị trí ngồi của một số học viên trong lớp để bảo đảm tính ổn định, trật tự và khả năng tham gia học tập của các học viên.
 
    - Người dạy cần tôn trọng học viên của mình và đối xử công bằng với mọi người, không tây vị ai. [Xem học viên là bạn của mình].

3. Bầu không khí thờ phượng
    - Du không khí lớp học có khác thì giờ thờ phượng Chúa, nhưng người dạy cần tạo nên bầu không khí vui vẻ, nhưng trang trọng; tạo ý thức Chúa đang hiện điện trong lớp học và người dạy cũng như mỗi học viên đang nhận lãnh từ nơi Chúa sự khôn ngoan, hiểu biết, phước lành và sự sống mới qua việc học lời Chúa.
    - Sự cầu nguyện, các bài hát trong khi học lời Chúa phù hợp với sự thờ phượng. Những bài hát sinh hoạt, những trò vui chơi giải trí đưa ra ngoài thì giờ học lời Chúa.


 

Tác giả bài viết: Sam Doherty

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin mới nhất

  • LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH...

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024

  • LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH...

  • LỄ KỶ NIỆM CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ KỶ NIỆM CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY PHỤ NỮ TIN LÀNH 3/2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY PHỤ NỮ TIN LÀNH...

  • TRUYỀN GIẢNG ĐẦU NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    TRUYỀN GIẢNG ĐẦU NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

  • BAN CAO NIÊN THỜ PHƯỢNG CHÚA & BẦU BAN ĐIỀU HÀNH NHIỆM KỲ 2024-2025

    BAN CAO NIÊN THỜ PHƯỢNG CHÚA & BẦU BAN ĐIỀU HÀNH NHIỆM...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY ĐẦU NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY ĐẦU NĂM MỚI GIÁP...

  • NHÓM THỜ PHƯỢNG CHÚA GIAO THỪA NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

    NHÓM THỜ PHƯỢNG CHÚA GIAO THỪA NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

  • BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 30 (1994 – 2024)

    BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI KHÓ KHĂN TRONG PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC

    HTTL VĨNH PHƯỚC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI KHÓ...

  • BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC TRUYỀN GIẢNG GIÁNG SINH 2023

    BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC TRUYỀN GIẢNG GIÁNG SINH...