11:57 EDT Thứ ba, 30/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 4061

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 279481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23008888

Trang nhất » Tin tức » Khối Cơ Đốc Giáo Dục

Sơ lược Sự Hình Thành và Phát Triển ngành Cơ Đốc giáo dục của Hội Thánh Vĩnh Phước

Chủ nhật - 17/06/2012 01:47
Sơ lược Sự Hình Thành và Phát Triển ngành Cơ Đốc giáo dục của Hội Thánh Vĩnh Phước

Sơ lược Sự Hình Thành và Phát Triển ngành Cơ Đốc giáo dục của Hội Thánh Vĩnh Phước

Hội Thánh Tin Lành Vĩnh Phước kỷ niệm 50 năm thành lập. Nửa thế kỷ qua, Chúa cho Hội thánh biết cần phải làm gì để kế thừa và phát triển di sản thuộc linh. Chúng tôi muốn nói đến công tác DẠY và HỌC lời Chúa, một công tác tối quan trọng, có ý nghĩa sống còn xuyên suốt lịch sử của Hội thánh.

     Hội Thánh Tin Lành Vĩnh Phước kỷ niệm 50 năm thành lập. Nửa thế kỷ qua, Chúa cho Hội thánh biết cần phải làm gì để kế thừa và phát triển di sản thuộc linh. Chúng tôi muốn nói đến công tác DẠY và HỌC lời Chúa, một công tác tối quan trọng, có ý nghĩa sống còn xuyên suốt lịch sử của Hội thánh.
 

1.  TRƯỜNG CHÚA NHẬT
     Theo tư liệu có được, cũng như lời kể của các trưởng lão, ngay từ khi Hội thánh mới thành lập, các sinh hoạt của Ban Trường Chúa Nhật đã hình thành. Phiên họp đầu tiên ngày 03/7/1962, bảy vị chấp sự đã đồng biểu quyết thành lập Ban Trường Chúa nhật (cùng với việc thành lập Ban Thanh niên). Điều nầy cho thấy cái “tâm” và cái “tầm” của các bậc tiền nhân trong khải tượng phát triển Hội thánh ngay từ buổi sơ khai. Vào những ngày đầu thành lập, với một vài lớp học ít ỏi, các học viên phải chia nhau học trong một không gian chật hẹp. Mặc dầu Nhà thờ và các cơ sở Cơ Đốc giáo dục sau đó được xây dựng thì tình trạng thiếu phòng học vẫn tiếp diễn, do đà tăng của các lớp Trường Chúa nhật. Suốt nhiều năm tháng, các lớp Trường Chúa nhật hoặc phải học ngoài sân, dưới bóng cây, bên trong Nhà thờ, ngoài hành lang, trong phòng tiếp khách… đó là chưa kể đến giai đoạn những năm cuối thập niên 70, khi những trở lực bên ngoài đã khiến Trường Chúa nhật Hội thánh lâm vào tình trạng khủng hoảng về tài liệu hoặc thiếu giáo viên cho các lớp. Khó khăn là thế, nhưng cảm ơn Chúa, việc dạy và học Trường Chúa nhật của Hội thánh không vì thế mà bị giáng đoạn. Ngay cả khi nhà thờ bị đóng cửa, áp lực về mặt xã hội gia tăng, thì rải rác trong sân Nhà thờ, những lớp Trường Chúa nhật vẫn duy trì và lời Chúa vẫn được công bố cho những tấm lòng trung kiên, khao khát.
     
     Suốt 50 năm qua, Hội thánh không ngừng đầu tư cách toàn diện cho hoạt động của Trường Chúa nhật. Điều này đã định hình đường lối hành động cho các thế hệ nắm giữ trách nhiệm điều hành Trường Chúa nhật từ ngày đầu cho đến nay và đã có 13 vị trưởng giáo Trường Chúa nhật, theo thứ tự và thời gian cụ thể như sau:
 
 
 
1
Ông Lê Khắc Dương
1962 - 1975
2
Cô Nguyễn Thị Bạch Yến
1976
3
Ông Ông Văn Thiều
1977 – 4/1979
4
Tu sinh Nguyễn Văn Tơ
20/4 – 20/5/1979
5
Truyền đạo sinh Trương Văn Bồn
5/1979 – 1/1980
6
Truyền đạo Trần Ngọc Vỹ
1980 - 1981
7
Cô Truyền đạo Trương Thị Ân Huệ
1982 - 1988
8
Truyền đạo sinh Nguyễn Văn Tơ
1989 - 1992
9
Truyền đạo Kiều Bảo Toàn
1993 - 1999
10
Truyền đạo Tn Ông Văn Hoài Nam
2000 - 2006
11
Truyền đạo Tn Đinh Thuận
2007
12
Cô Truyền đạo Quang Thị Thu Hương
2008 - 2011
13
Truyền đạo Nguyễn Hoàng Thanh Lâm
2012 – đến nay
 
     Nhưng dù là Truyền Đạo hay Chấp sự, nam hay nữ, già hay trẻ, nhiệm kỳ dài hay ngắn; tất cả đều góp phần mang lại sự khởi sắc cho hoạt động của Trường Chúa nhật trong từng thời kỳ. Phải nói rằng, suốt 50 năm qua, các giá trị thuộc linh có nguồn gốc từ việc dạy lời Chúa trong các lớp Trường Chúa nhật đã góp phần đáng kể cho việc phát triển Hội thánh về chiều sâu.

     Dù con số học viên chưa làm cho chúng ta hài lòng, song ai nấy đều có ấn tượng tốt về cách thức điều hành và nổ lực thực hiện việc dạy đạo đầy nhiệt tâm của nhiều thế hệ giáo viên Trường Chúa nhật.

     Trong nổ lực cải đổi để tìm kiếm sự phát triển hơn nữa, Hội thánh đã thành lập mô hình Khối Cơ Đốc Giáo Dục vào những năm 1993 và 1997; theo đó Trường Chúa nhật là một ban nghành trực thuộc. Đến năm 2006, mô hình này được hoàn thiện và duy trì cho đến hôm nay.

     Hiện nay, Trường Chúa nhật có 14 lớp:
- Lớp Ông Bà                                              - Lớp Thiếu nhi A
- Lớp Trung-Tráng niên                              - Lớp Thiếu nhi B
- Lớp Thanh niên A                                    - Lớp Nhi đồng A
- Lớp Thanh niên B                                    - Lớp Nhi đồng B
- Lớp Thiếu niên A                                     - Lớp Ấu nhi A
- Lớp Thiếu niên B                                      - Lớp Ấu nhi B
- Lớp Hậu Báp-tem                                     - Lớp Măng non

     Tổng số học viên là 200 người, thường xuyên hiện diện hằng tuần từ 150-170 người, với một đội ngũ gồm 23 giáo viên và phụ giáo. Hằng tuần các lớp học từ 7g00 -  8g00
 

Ban giáo viên Trường Chúa Nhật - 2012
 
     Hội thánh luôn khích lệ tiến trình dạy đạo của Trường Chúa nhật đã được các tiền nhân khởi sự. Nhiều lứa tuổi trong Hội thánh đã trung tín theo học tại các lớp Trường Chúa nhật, nhờ đó các tín hữu được sâu nhiệm trong lời Chúa, đời sống tâm linh được vững vàng.
 

Lớp Thiếu niên A - 2012


Lớp Măng non - 2012


Lớp Thanh niên A - 2012


Lớp Ông bà - 2012


Lớp Trung Tráng niên - 2012


Lớp Thiếu Nhi A - 2012


Lớp Nhi Đồng B - 2012


Lớp Ấu Nhi A - 2012




Phát thưởng Trường Chúa Nhật cuối năm
  
2.  THÁNH KINH HÈ

     Để công tác dạy đạo ngày càng thu hút và hiệu quả hơn, hằng năm Ban Trường Chúa nhật tổ chức Thánh kinh hè dành cho đủ mọi lứa tuổi. Trong thời gian trước và sau năm 1975, Thánh Kinh hè chủ yếu chỉ học vài đêm trong tuần. Lực lượng giáo viên hầu hết là những giáo viên Trường Chúa nhật. Đến đầu thập niên 80, Thánh kinh hè được kéo dài hàng tháng và học vào mỗi ngày Chúa nhật. Đây cũng là một nổ lực đáng kể trong tình hình còn rất nhiều khó khăn lúc bấy giờ. Sau một vài năm, thời biểu của các khóa Thánh kinh hè đã chính thức kéo dài hai tuần học mỗi ngày: Một tuần dành cho các lứa tuổi Thiếu niên và Thiếu Nhi Ấu; một tuần dành cho các lứa tuổi còn lại. 
 

Khai giảng Thánh Kinh Hè - 2003


Giáo viên Thánh Kinh hè tôn vinh Chúa - 2009

     Đây là thời gian các em nhỏ được bồi dưỡng thêm về lời Chúa một cách sinh động, qua nhiều hình thức thiết thực và mang tính tập thể, góp phần tạo mối thông công giữa các em với nhau, và thêm lên sự hứng khởi học lời Chúa. Sự thành công của các khóa Thánh kinh hè còn thể hiện rõ qua việc dâng hiến rời rộng của tôi con Chúa. Cùng với đó là đội ngũ đông đúc những người phục vụ tận tình, chan hòa, luôn có mặt suốt thời gian khóa học diễn ra.
 

Thiếu nhi ấu trong Lễ Bế Giảng Thánh Kinh hè - 2012


Các tôi tớ Chúa hiệp nhau cầu nguyện đặc biệt cho các em Thiếu nhi ấu - 2011

     Riêng tuần lễ dành cho mọi lứa tuổi còn lại tham dự, lớp học được diễn ra vào các tối trong suốt một tuần và thường thu hút khoảng 250 học viên. Các môn học thường mang tính thực tế về lối sống đạo do các diễn giả đầy ơn Chúa đảm trách. Vào những buổi thi cuối khóa, với sự tham dự đông đủ và thích thú của các học viên, qua đó thấy được tầm mức quan trọng của việc dạy lời Chúa trong hoạt động Thánh kinh hè trải các thế hệ.
 



Thánh kinh hè dành cho mọi lứa tuổi
 
3.  LỚP CUỘC ĐỜI CHÚA CỨU THẾ VÀ LỚP THÁNH KINH PHỤC VỤ  
     Mục tiêu của Hội thánh là có nhiều đời sống tín hữu được đổi mới và sâu nhiệm trong Chúa. Vì vậy, việc dạy đạo không thể chỉ dừng lại ở những hình thức mang tính truyền thống, nhưng cũng cần tiếp thu những cái mới, với nhiều chương trình dạy đạo chuyên sâu và có hệ thống hơn. Một trong những chương trình dạy đạo chuyên sâu đó là các lớp Cuộc Đời Chúa Cứu Thế. Chương trình này bắt đầu vào năm 1995, khi Mục sư Huỳnh Sỹ Hùng đang là Quản nhiệm Hội thánh và kéo dài nhiều năm sau, nhiều người trong Hội thánh theo học và đã hoàn tất chương trình nầy. Chương trình đã nhận được sự cộng tác hướng dẫn và giảng dạy của MsNc. Lê Khắc Huy; Mục sư Phan Văn Cử, MsNc. Trần Ngọc Vỹ, MsNc Nguyễn Văn Tơ, Thầy Kiều Tuấn Nhã, Thầy
Ông Văn Hoài Nam…


     Đến năm 2009, chương trình này được tiếp nối bằng lớp Thánh kinh phục vụ, do Mục sư Quản nhiệm Phan Văn Cử hướng dẫn. Mục đích nhằm đào tạo được một đội ngũ Chấp sự sâu nhiệm về thuộc linh, vững vàng về tổ chức; cũng như trang bị cho một số con cái Chúa có đủ tư chất và kỹ năng đứng vào công tác dạy đạo và các công tác phục vụ khác trong Hội thánh.

     Việc kế thừa truyền thống và tiếp thu cái mới trong công tác dạy đạo mang lại nhiều lợi ích cho mục tiêu thay đổi đời sống tín hữu, giúp gia tăng sự phục vụ ngày một nhiều hơn và hữu hiệu hơn của mọi lứa tuổi trong công việc nhà Chúa và vươn ra cộng đồng bên ngoài. Điều đó sẽ có ích cho sự phát triển và nâng cao đời sống thuộc linh của cả Hội thánh trong tương lai.
 

Lớp Thánh Kinh phục vụ - 2012 
 
4.   CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN TRONG NĂM
      Trong những năm gần đây, có nhiều hình thức học lời Chúa phong phú. Vì vậy, Hội Thánh Vĩnh Phước có nhu cầu cần thiết phải đổi mới và gia tăng hơn nữa cả về hình thức lẫn mức độ của công tác dạy đạo, huấn luyện.
 
     Các giáo viên chăm chỉ trong việc nghiên cứu và dạy lời Chúa suốt năm. Vấn đề cấp bách cần đặt ra là họ cần phải được bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng nghiên cứu và dạy lời Chúa. Mục sư Quản nhiệm và các tôi tớ Chúa khác đã được mời đến để huấn luyện, bồi linh cho các giáo viên. Mỗi năm đều có một đợt huấn luyện, qua đó các giáo viên như được Chúa tiếp thêm năng lực để công tác dạy đạo được hiệu quả hơn.

     Trong sự phát triển chung của Hội thánh không thể xem nhẹ việc dạy và học lời Chúa. Cậy ơn Chúa, chúng tôi vẫn tiếp tục bước đi trong công tác của mình là đưa lời Hằng Sống đến với các con dân Chúa. Chúng tôi tin rằng bởi lời của Chúa và dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, sẽ giúp cho con cái Chúa trưởng thành, sống đẹp lòng Đức Chúa Trời, vững vàng trên bước đường theo Chúa và phục vụ Ngài trên đất.

     Từ ngày đó đến nay, những hình ảnh, ý nghĩa của từng hành động, sự đóng góp của những người đi trước, của những người có lòng với Hội thánh, vẫn cứ tiếp nối để tạo nên bề dày lịch sử Hội thánh càng làm danh Chúa được vinh hiển; cùng với một niềm tin mãnh liệt là chắc chắn Hội thánh sẽ ngày càng phát triển.

     Đó là những gì mà Khối Cơ Đốc giáo dục đã và phải tiếp tục thực hiện để có được kết quả tốt nhất, thay đổi nhiều đời sống tín hữu trong Hội thánh, đó là vấn đề thực tế mà khối Cơ Đốc giáo dục phải đạt đến. Lịch sử 50 năm qua cho thấy tiến trình này đã đi đúng hướng và đang tiếp diễn một cách vững chãi, nên chúng ta tin rằng Cơ Đốc giáo dục sẽ hoàn thành mục tiêu môn đồ hóa. 
 

Tác giả bài viết: Khối Cơ Đốc Giáo Dục

Những tin mới hơn

 

Tin mới nhất

  • CẢM TẠ - SINH NHẬT LẦN THỨ 40 BAN PHỤ NỮ HTTL VĨNH PHƯỚC (1984-2024)

    CẢM TẠ - SINH NHẬT LẦN THỨ 40 BAN PHỤ NỮ HTTL VĨNH...

  • LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ CẢM TẠ LẦN THỨ 2 CỦA ĐIỂM NHÓM ĐẮC LỘC – HTTL VĨNH...

  • TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024

    TRUYỀN GIẢNG THƯỜNG KỲ CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC THÁNG 4/2024

  • LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊ-XU PHỤC SINH NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH...

  • LỄ KỶ NIỆM CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    LỄ KỶ NIỆM CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY PHỤ NỮ TIN LÀNH 3/2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY PHỤ NỮ TIN LÀNH...

  • TRUYỀN GIẢNG ĐẦU NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

    TRUYỀN GIẢNG ĐẦU NĂM 2024 CỦA HTTL VĨNH PHƯỚC

  • BAN CAO NIÊN THỜ PHƯỢNG CHÚA & BẦU BAN ĐIỀU HÀNH NHIỆM KỲ 2024-2025

    BAN CAO NIÊN THỜ PHƯỢNG CHÚA & BẦU BAN ĐIỀU HÀNH NHIỆM...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY ĐẦU NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

    HTTL VĨNH PHƯỚC THỜ PHƯỢNG CHÚA NGÀY ĐẦU NĂM MỚI GIÁP...

  • NHÓM THỜ PHƯỢNG CHÚA GIAO THỪA NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

    NHÓM THỜ PHƯỢNG CHÚA GIAO THỪA NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

  • BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 30 (1994 – 2024)

    BAN TRÁNG NIÊN HTTL VĨNH PHƯỚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ...

  • HTTL VĨNH PHƯỚC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI KHÓ KHĂN TRONG PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC

    HTTL VĨNH PHƯỚC TẶNG QUÀ GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI KHÓ...