01:20 EDT Thứ năm, 12/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 71


Hôm nayHôm nay : 6560

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 117026

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25548388

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

“Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác” (câu 2-3).

Xem tiếp...

Trao Đổi Để Hiểu Nhau (Bài 1)

Thứ hai - 04/01/2021 20:21
Trao Đổi Để Hiểu Nhau (Bài 1)

Trao Đổi Để Hiểu Nhau (Bài 1)

Chúng ta đang ở chương 5 của quyển sách "Sự Giận Dữ - Xử Lý Một Cảm Xúc Mạnh Mẽ Bằng Một Cách Thức Lành Mạnh" của Tiến Sĩ Gary Chapman. Tuần qua chúng ta nói về cách thức xử lý một cơn giận tồi tệ. Có những lúc ta lên cơn giận vì lý do chính đáng, nhưng cũng nhiều khi chúng ta giận vì lý do sai trật. Phần lớn cơn giận của chúng ta gia tăng bởi những suy nghĩ và cảm xúc bên trong đã được phát triển qua nhiều năm tháng. Cũng có khi chúng ta nổi giận vì không đạt được sự mong đợi mình muốn.


Trao Đổi Để Hiểu Nhau (Bài 1)


        Kính thưa quý thính giả,
 

        Chúng ta đang ở chương 5 của quyển sách "Sự Giận Dữ - Xử Lý Một Cảm Xúc Mạnh Mẽ Bằng Một Cách Thức Lành Mạnh" của Tiến Sĩ Gary Chapman. Tuần qua chúng ta nói về cách thức xử lý một cơn giận tồi tệ. Có những lúc ta lên cơn giận vì lý do chính đáng, nhưng cũng nhiều khi chúng ta giận vì lý do sai trật. Phần lớn cơn giận của chúng ta gia tăng bởi những suy nghĩ và cảm xúc bên trong đã được phát triển qua nhiều năm tháng. Cũng có khi chúng ta nổi giận vì không đạt được sự mong đợi mình muốn.
 

        Chúng ta đã nghe câu chuyện của Jeff và Jill, một người cầu toàn, còn người kia lại cẩu thả, bừa bãi. Thế nhưng sự không ngăn nắp của Jeff lại chẳng hề vi phạm một quy luật nào về mặt đạo đức cả. Trên thực tế, có hàng ngàn người bừa bãi giống như anh, và sự thiếu ngăn nắp của anh chẳng hề làm hại đến bất cứ cá nhân nào trên thế giới này.
 

        Chúng ta cũng đã nghe về cơn giận của Lynn khi biết con gái mình bị điểm thấp trong các bài làm. Lynn giận dữ vì cho rằng thật bất công khi vợ chồng cô đã tiêu hao tiền bạc cho việc học của con gái, mà nó lại chẳng đạt được thang điểm cao như ý muốn của cha mẹ. Một lần nữa, cơn giận này được liệt kê vào loại cơn giận bị bóp méo vì thành tích học tập của Emily chẳng phải là sự vi phạm về mặt đạo đức hay phạm một tội ác gì. Nó chỉ đơn giản là thành tích biểu của cô bé không đáp ứng được sự mong đợi của cha mẹ và làm họ thất vọng. Đây là hai thí dụ về các cơn giận bị bóp méo. Lý do khiến Jill và Lynn nổi giận chỉ đơn giản là vì họ có những sự mong đợi không được đáp ứng. Đa số chúng ta cũng tranh chiến với những sự mong đợi sai trật này vốn làm cho sự oán giận của chúng ta càng tăng thêm.
 

        Cơn giận bị bóp méo được khuấy động bởi những yếu tố như chứng cớ gián tiếp, những giả định sai lầm, sự suy đoán, mong đợi hay những sở thích cá nhân của chúng ta, thậm chí sự mệt mỏi rõ rệt-và đôi lúc một sự kết hợp của những yếu tố này. Muốn xử lý loại cơn giận này, chúng ta cần chia sẻ thông tin và thâu thập thông tin để làm sáng tỏ sự việc.
 

        Chia sẻ thông tin là nói cho người kia biết điểm quan tâm của bạn. Điều này phải luôn được thực hiện trong một cách thức không phê phán. Đây là bước đầu tiên trong việc xử lý cơn giận bị bóp méo. Khi chia sẻ thông tin, bạn tập trung vào việc làm cho người kia ý thức được những cảm xúc, suy nghĩ và mối quan tâm của bạn. Bạn cần tập trung vào các sự kiện đã khơi dậy những cảm xúc của bạn, chứ không tập trung vào người kia. Có thể là người ấy đã làm cho đời sống bạn khó khăn hay đã gây cho bạn sự nản lòng, nhưng họ đã không phạm một hành vi vô đạo đức nào.
 

        Một bước quan trọng khác trong việc xử lý cơn giận bị bóp méo là thâu thập tin tức. Trừ phi chúng ta biết chính xác sự việc đã xảy ra, hay có mọi thông tin cần thiết để không hiểu sai vấn đề, thật khó để xác định là cơn giận của chúng ta có tích cực hay không. Có lẽ quý vị vẫn còn nhớ câu chuyện của Meredith và Jason trong tuần trước. Về nhà sau khi tham gia lớp thể dục nhịp điệu, Meredith đã suýt nổi cơn tam bành khi thấy Jason đang ngồi xem ti vi mà bát đĩa trên bàn ăn vẫn chưa được dọn rửa như Jason đã hứa sẽ làm dùm cô. Meredith có các sự chọn lựa để giải quyết cơn giận của mình. Cô có thể kết luận ngay và lên án chồng mình là một kẻ lười biếng, vô tích sự. Cô cũng có thể hỏi chồng rằng việc gì đã xảy ra, và tại sao anh chưa dọn rửa như đã hứa. Cơn giận của Meredith bắt đầu dịu đi khi nghe lời giải thích của chồng. Cô nhận biết việc Jason ngủ quên trước tivi chỉ vì anh ta quá mệt mỏi mà thôi.
 

        Khi chúng ta nhận ra rằng sự nhận thức của mình về tình huống nào đó bị bóp méo, chúng ta có thể giải tỏa cơn giận đó và tiếp tục chấp nhận người bạn đời của mình như là một con người với những hạn chế tất yếu.
 

        “ĐIỀU NÀY THẬT SỰ LÀM PHIỀN TÔI”: TRAO ĐỔI ĐỂ HIỂU NHAU
 

        Kính thưa quý thính giả, tuần này chúng ta nói đến vệc trao đổi để hiểu nhau.
 

        Đôi lúc ngay cả khi cơn giận của chúng ta bị bóp méo chúng ta không thể chỉ giải tỏa nó và chấp nhận những gì người kia đã làm. Thông thường chúng ta cần trao đổi để hiểu nhau. Vì ngay cả khi người kia không làm điều gì sai trái về đạo đức, hành vi cư xử của người ấy vẫn làm chúng ta đau đớn. Bạn vẫn cảm thấy thất vọng, nản lòng, tổn thương, và giận dữ. Bạn cần hiểu các hành vi của người kia - và người ấy cần hiểu những cảm xúc của bạn.

        Điều này đòi hỏi sự đối thoại cởi mở trong một bầu không khí không phê phán. Việc am hiểu rằng người kia đã không làm điều gì sai trái với bạn về mặt đạo đức sẽ giúp bạn đến gần họ trong một cách thức không lên án.
 

        Rita và Doug ở trong độ tuổi gần bốn mươi. Cả hai đều có những kỳ nghỉ mà họ thấy là thỏa lòng. Tuy nhiên, Rita đã phải tranh chiến với cơn giận đối với Doug trong suốt sáu tháng qua. Đột nhiên, anh trở nên quan tâm đến sức khỏe. Mỗi tuần ba buổi tối sau bữa ăn, anh đi đến phòng tập thể dục ở địa phương để tập luyện, để cô ở nhà với những công việc vặt trong nhà và bọn trẻ. Anh về nhà sau đó và muốn cô cùng xem ti-vi với anh và, dùng lời lẽ của anh là “làm tình” với anh. Cô đang thấy cơn giận của mình trở thành sự oán giận. Cô cảm thấy rằng anh đang xao lãng trách nhiệm trong việc giúp đỡ bọn trẻ với các bài làm về nhà của chúng vào ba buổi tối đó. Cơn giận của Rita đang gia tăng mỗi ngày. Cô cảm thấy dường như thể cô sắp sửa nổ tung. Doug có vẻ vui sướng, nhưng cô thì vô cùng đau khổ.
 

        Khi Rita biểu lộ cơn giận của cô với tôi trong văn phòng tư vấn, chúng tôi bắt đầu bằng cách cố gắng nhận diện ra những điều cụ thể về hành vi cư xử của Doug vốn đã khơi dậy cơn giận của cô. Chúng tôi có được bản liệt kê sau:
 

        - Doug không công bình khi để mình tôi ở nhà với cả lô việc vặt cần làm trong khi anh đi khỏi để hưởng sự vui thích.
 

        - Anh ấy đang bỏ mặc bọn trẻ bởi việc không giúp đỡ chúng làm bài tập về nhà vào ba buổi tối đó.
 

        - Anh ấy chỉ nghĩ đến bản thân mình trong việc anh gần như chẳng bày tỏ sự quan tâm nào đến việc đáp ứng các nhu cầu của tôi. Thực tế thì, tôi không chắc là anh ấy thậm chí hiểu được các nhu cầu của tôi là gì.
 

        Khi chúng tôi thăm dò các nhu cầu của cô, chúng tôi tìm thấy rằng ngôn ngữ tình yêu chính yếu của cô-cách thức cô thật sự cảm thấy được chồng mình yêu thương-là thời gian có chất lượng; điều cô thật sự mong muốn nơi Doug là thời gian bên nhau. “Chúng tôi đã từng nói chuyện nhiều,” cô nói. “Tôi cảm thấy gần gũi với anh; tôi cảm thấy như anh quan tâm đến mình. Giờ đây anh ấy vắng nhà ba buổi tối mỗi tuần, chúng tôi thật không có thì giờ để trò chuyện. Tôi đang bắt đầu cảm thấy anh ấy không muốn ở bên cạnh tôi.”
 

        Kế đó chúng tôi hướng sự chú ý tới việc xác định xem cơn giận của cô có bị bóp méo trong ba lãnh vực này không. Chúng tôi xem xét việc anh để cô ở nhà với chồng bát đĩa dơ ba buổi tối mỗi tuần và tôi hỏi, “Anh ấy đang phạm việc làm sai trái gì?”
 

        “Tôi chỉ cảm thấy là thật không công bằng khi anh ấy đi khỏi và để tôi ở nhà với đủ thứ việc cần làm. Cả hai chúng tôi đều làm việc bên ngoài. Tôi cũng làm việc vất vả y như anh ấy vậy,” cô nói.
 

        “Anh ấy có giúp đỡ cô làm việc nhà trong những cách thức khác không?” tôi hỏi.
 

        “Có, thực ra anh ấy làm nhiều việc khu vực chung quanh nhà. Anh chăm lo cái sân và mọi công việc bên ngoài sân. Anh cũng hút bụi các sàn nhà cho tôi. Và anh sẽ sẵn sàng giúp đỡ tôi với bất cứ việc gì tôi nhờ anh làm.”
 

        Kế đó chúng tôi quay sang vấn đề bài làm về nhà. “Vào hai buổi tối mà Doug không đi tập thể dục, anh ấy có giúp bọn trẻ làm bài về nhà của chúng không?”
 

        “Có,” cô ấy nói. “Anh ấy luôn giúp chúng. Thực sự thì anh đã từng giúp chúng mỗi buổi tối. Anh vẫn còn giúp chúng một chút khi anh đi tập thể dục về nếu như có bài làm nào khó chúng không làm được. Nhưng giờ thì không giống như đã từng có trước đây nữa.”
 

        “Cuộc sống của cô ra sao trước khi Doug bắt đầu đi tập thể dục ba buổi tối mỗi tuần?”
 

        “Chúng tôi sẽ ăn chung với nhau trừ khi bọn trẻ có một hoạt động tại trường, và lúc đó chúng tôi chỉ ăn vội vàng cho xong. Anh ấy sẽ luôn giúp đỡ tôi rửa chén bát. Sau đó anh và tôi sẽ ngồi xuống và trò chuyện khoảng ba mươi phút trước khi anh giúp bọn trẻ làm bài về nhà của chúng và tôi tiếp tục những công việc khác quanh nhà. Thật là tuyệt. Tôi cảm thấy như chúng tôi là một gia đình. Giờ thì tôi cảm thấy như chúng tôi vẫn còn là một gia đình, song anh ấy bỏ mặc chúng tôi ba buổi tối mỗi tuần.”
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Phát Thanh Hy vọng xin tạm ngưng phần đọc sách hôm nay tại đây. Kính mời quý thính giả theo dõi câu chuyện gia đình của Doug và Rita vào tuần tới xem họ đã làm cách nào để xử lý cơn giận bị bóp méo và biến chúng trở thành điều tích cực và giữ gìn hạnh phúc cùng niềm vui của gia đình họ. Phát Thanh Hy Vọng xin kính chúc quý thính giả một cuối tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè.
 

Tiến sĩ Gary Chapman
Nguồn: vietchristian.com

Từ khóa: chúng ta, cơn giận

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn