02:59 EDT Thứ năm, 12/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 40


Hôm nayHôm nay : 7218

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 117684

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25549046

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

Nỗi Buồn Của Sứ Đồ Phao-lô

“Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác” (câu 2-3).

Xem tiếp...

Cơn Thịnh Nộ

Thứ hai - 21/12/2020 20:19
Cơn Thịnh Nộ

Cơn Thịnh Nộ

Chúng ta đang ở trong chương 4 với chương đề Khi Sự Giận Dữ Là Sai Trật. Tuần qua chúng ta đã nói đến việc nhìn thấy một thiếu niên giật chiếc xe đạp từ tay một cậu bé và chúng ta nổi giận ngay tức khắc.


Cơn Thịnh Nộ


      Kính thưa quý thính giả,
 

      Chúng ta đang ở trong chương 4 với chương đề Khi Sự Giận Dữ Là Sai Trật. Tuần qua chúng ta đã nói đến việc nhìn thấy một thiếu niên giật chiếc xe đạp từ tay một cậu bé và chúng ta nổi giận ngay tức khắc. Nếu chúng ta phải có một phản ứng trước hành động ấy, thì trước hết chúng ta phải nhận thức rõ là cơn giận đó có dựa trên hành vi sai trái đích thực hay chăng. Điều này đòi hỏi thời gian và sự suy nghĩ. Vì vậy, giá trị của bước hai trong chương 3 mà chúng ta đã nói đến trong các tuần trước là Kiềm Chế Phản Ứng Tức Khắc Của Bạn. Việc kiềm chế phản ứng tức khắc đem đến cho bạn cơ hội để xét lại xem cơn giận của mình có cơ sở vững chắc không. Những câu hỏi phải được nêu lên và chứng cứ phải được cân nhắc để xử lý cơn giận cách tích cực. Những câu hỏi này phải được nêu lên về bản thân bạn và đôi khi về người kia nữa.
 

      Ta hãy giả định rằng khi điều tra rõ hơn thì bạn tìm thấy rằng chiếc xe đạp thực ra là của cậu thiếu niên kia, và cậu bé này nhìn thấy nó vô chủ và quyết định leo lên chạy. Khi cậu thiếu niên phát hiện ra cậu bé này, cậu chỉ đang lấy lại chiếc xe đạp của mình trước khi cậu bé chạy khuất đi. Cơn giận của bạn đối với cậu thiếu niên bị bóp méo trong việc cậu ta không phạm điều gì sai trái. Trên thực tế, cậu ta đang chỉnh sửa lại một hành vi sai trái mà cậu bé nhỏ tuổi hơn kia đã sai phạm. Cơn giận bị bóp méo dựa vào một sự nhận thức về hành vi sai trái, trong khi cơn giận tích cực dựa vào hành vi sai trái đích thực.
 

      CƠN THẠNH NỘ TRONG PHÒNG NGỦ NHỎ
 

      Sự kiện ít người hơn làm nhiều công việc hơn chen chúc vào những không gian nhỏ bé hơn đang gây ra nhiều thiệt hại. “Cơn thạnh nộ trong phòng ngủ nhỏ” khiến người ta lăng mạ những người cùng làm việc chung. Một sự khảo sát quốc gia do đài CNN tường thuật tìm thấy rằng 42 phần trăm bên bị phát biểu việc la hét và lăng nhục bằng lời đã diễn ra tại nơi làm việc.
 

      Câu hỏi đầu tiên nhằm vào điểm mấu chốt của vấn đề. Nếu một điều sai trái thật sự đã bị vi phạm, thì cơn giận của bạn là tích cực. Tuy nhiên, nếu cơn giận của bạn được gây ra bởi một sự mong đợi không thực tế nào đó bên trong bạn, thì nó phải được xử lý như là cơn giận bị bóp méo. Phần lớn cơn giận của chúng ta gia tăng bởi những mẫu suy nghĩ và cảm xúc bên trong đã được phát triển qua nhiều năm tháng. Ví dụ, người có khuynh hướng là một người cầu toàn sẽ có sự mong đợi cao không chỉ với bản thân mình song cả với những người khác mà người ấy có liên hệ tới. Khi người ta không đạt tới những sự mong đợi này thì người ấy có thể sẽ tức giận. Sự giận dữ như thế thường là cơn giận bị bóp méo bởi vì người kia không phạm điều sai trái nào cả.
 

      Jill là người rất cầu toàn. Hãy mở ngăn đựng áo quần của cô ấy và bạn sẽ thấy tất cả trang phục của cô được xếp gọn gàng và theo cùng tông màu với nhau. Căn phòng riêng của cô cũng không kém ngăn nắp. Khuôn mẫu gọn gàng và hoàn hảo này được thấy trong mọi khía cạnh của đời sống cô. Cô kết hôn với Jeff, là người vô cùng sáng tạo, song sự gọn gàng và ngăn nắp thậm chí không có trong từ vựng của anh ta. Jill thường nổi giận khi cô quan sát thấy quần áo dơ của Jeff chồng đống trong một góc của phòng ngủ; khi cô thấy anh tìm kiếm một bản báo cáo anh đã làm xong hai tuần trước đó nhưng đã cất không đúng chỗ; và khi cô ngồi vào trong xe hơi của anh, chiếc xe chưa từng được chùi rửa kể từ ngày anh mua nó về.
 

      Nhưng Jeff đã chẳng phạm điều sai trái nào; Jeff đang là mẫu người mà Jeff từng học hỏi để trở nên. Anh ta không có sự thúc ép bên trong nào hướng tới sự gọn gàng hay ngăn nắp như Jill đã có. Tôi không đang cho rằng cơn giận của Jill là không thật. Nó có những khía cạnh về cảm xúc, thể chất, và nhận thức tương tự như cơn giận tích cực. Cô thật sự cảm thấy buồn lòng; cô thật sự tin rằng Jeff sai trật khi không ngăn nắp gọn gàng. Nhưng nếu cô cởi mở với sự thật, cô sẽ khám phá rằng hàng ngàn người có những đặc điểm về tính cách giống như Jeff và những đặc điểm này không phải là xấu. Cơn giận của Jill vẫn cần được xử lý trong một cách thức tích cực (chúng ta sẽ trở lại phần này trong chương sau), nhưng nó sẽ giúp ích nếu như cô có thể nhìn thấy thực chất của nó. Cơn giận của cô không do hành vi sai trái của Jeff gây ra nhưng do sự thúc ép của chính cô là phải luôn gọn gàng và ngăn nắp. Nếu cô có thể nhìn thấy nó như cơn giận bị bóp méo thì rất có khả năng hơn cô sẽ xử lý nó trong một cách thức tích cực.
 

      Đôi khi việc xem xét cơn giận của chúng ta sẽ đưa chúng ta đến chỗ chất vấn người mà mình tức giận. Nếu chúng ta hiểu rằng mình không thể có tất cả sự thật, thì chúng ta cần nên được thôi thúc để tìm kiếm sự thật trước khi vội đi tới những kết luận sai trật.
 

      Khi chúng ta bắt đầu xem xét cơn giận, chúng ta sẽ tìm thấy rằng phần lớn cơn giận rơi vào phạm trù của cơn giận bị bóp méo. Cơn giận bị bóp méo không phải là ít gây phiền phức hơn cơn giận tích cực, nhưng nó cần được xử lý trong một cách thức khác biệt. Trong chương 5 chúng ta sẽ xem xét cách thức xử lý cơn giận bị bóp méo của mình.
 

LƯỚT NHANH

CƠN GIẬN “TỐT” NGƯỢC VỚI CƠN GIẬN “TỆ HẠI”

“TỐT” (RÕ RỆT, TÍCH CỰC)
 

      Định nghĩa: Cơn giận đối với bất cứ loại hành vi sai trái đích thực nào; sự ngược đãi, sự bất công, việc vi phạm các luật lệ
 

      Được khuấy động bởi: sự vi phạm các luật lệ hoặc chuẩn mực đạo đức
 

      Cách nhận ra: Nếu bạn có thể trả lời CÓ cho những câu hỏi: Có một điều sai trái đã bị vi phạm không? Và Tôi có tất cả sự thật không?
 

      Điều cần làm: Hoặc đối chất với người kia hoặc quyết định bỏ qua sự vi phạm (xem chương 3, bước bốn).
 

“TỆ HẠI” (BỊ BÓP MÉO)
 

      Định nghĩa: Cơn giận đối với một hành vi bị thấy là sai trái khi không việc làm sai trái nào đã diễn ra
 

      Được khuấy động bởi: Những người làm tổn thương chúng ta; sự căng thẳng; sự mệt mỏi; những sự mong đợi không thực tế
 

      Cách nhận ra: Những cảm giác thất vọng hoặc nản lòng làm cơn giận tăng thêm.
 

      Điều cần làm: Tạm dừng cơn giận lại, và thâu thập thông tin để xử lý cơn giận của bạn.
 

      Đối với mỗi phút bạn giận dữ bạn mất đi sáu mươi giây hạnh phúc.

      Ralph Waldo Emerson
 

Chương 5:

CÁCH THỨC XỬ LÝ CƠN GIẬN “TỒI TỆ”
 

      Lynn đang biểu lộ sự giận dữ cố kìm nén lại… Con gái cô, Emily, đã thú nhận rằng cô bé đang có những điểm C và thậm chí một điểm D tại trường. Khi họ nói chuyện trên điện thoại, Lynn đã phải cắn môi lại để khỏi thét lên: “Nhưng bố mẹ đã gửi con tới trường đại học Cơ Đốc tuyệt vời này! Mẹ đã yêu thích trường đại học dường nào! Mẹ ao ước mình đã có thể học được những môn mà con đang học! Con có biết ba mẹ đang trả học phí ra sao không?
 

      Đối với Lynn, điều phiền toái tồi tệ của Emily chẳng khác nào một cái tát vào mặt. Nhưng cơn giận của cô đã bị bóp méo - dựa vào một sự bị cho là bất công. Trong trường hợp này, những mong đợi của Lynn làm gia tăng cơn giận của cô đối với Emily.
 

      Nhiều người trong chúng ta tranh chiến với những sự mong đợi sai trật này vốn làm cho sự oán giận của chúng ta càng tăng thêm. Cơn giận bị bóp méo này được khuấy động bởi những yếu tố như chứng cớ gián tiếp, những sự giả định trước sai lầm, những sự suy rộng ra, những sự mong đợi hay những sở thích cá nhân của chúng ta, thậm chí sự mệt mỏi rõ rệt-và đôi lúc một sự kết hợp của những yếu tố này. Cho dù nguyên nhân là gì đi nữa, chúng ta kết luận không đúng rằng mình đã bị người khác đối xử bất công. Chúng ta có một sự giận dữ vốn không phải là cơn giận tích cực, có cơ sở vững chắc; đó là cơn giận không đúng chỗ, bị bóp méo.
 

      Chúng ta đã nhấn mạnh rằng cơn giận bị bóp méo là sai trật, và nó là một hậu quả trực tiếp từ sự sa ngã của A-đam và Ê-va, phát sinh từ bản tánh ích kỷ, thậm chí đầy kiêu ngạo của chúng ta. Song điều đó không giải thoát chúng ta khỏi những cảm xúc của mình vì chúng ta đang trải qua sự giận dữ. Vì vậy chúng ta xử lý cơn giận như thế - và biến nó thành ra điều ích lợi bằng cách nào?
 

      Kính thưa quý thính giả,
 

      Phát Thanh Hy vọng xin tạm ngưng phần đọc sách hôm nay tại đây để kính mời quý thính giả trong tuần tới cùng chúng tôi khám phá câu trả lời cho câu hỏi vừa nêu trên. Phát Thanh Hy Vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Mong gặp lại quý thính giả vào tuần sau.
 

      Tiến sĩ Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com
Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn