10:00 ICT Thứ hai, 16/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 36

Thành viên online : 1

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 30


Hôm nayHôm nay : 6430

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 188224

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25619586

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 11 (PHẦN 5) PHẠM VI CAI TRỊ CỦA CÁC QUAN XÉT Y-SƠ-RA-ÊN

Thứ năm - 25/11/2021 08:26
ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 11 (PHẦN 5) PHẠM VI CAI TRỊ CỦA CÁC QUAN XÉT Y-SƠ-RA-ÊN

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 11 (PHẦN 5) PHẠM VI CAI TRỊ CỦA CÁC QUAN XÉT Y-SƠ-RA-ÊN


ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 11 (PHẦN 5)
PHẠM VI CAI TRỊ CỦA CÁC QUAN XÉT Y-SƠ-RA-ÊN

 

     Các Quan Xét cai trị Y-sơ-ra-ên từ Giô-suê cho đến Sau-lơ xuất thân từ một số địa bàn khác nhau trong xứ. Phần lớn trong họ rõ ràng chỉ có trách nhiệm trong khu vực mình mà thôi. Trong số những người nổi bật nhất có.
 

     — Ốt-ni-ên của Giu-đa, con rễ của Ca-lép, người chiếm lấy Đẹt-bia ở miền nam (Các quan 1:13).

     — Ê-hút người Bên-gia-min, người giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi Éc-lôn, vua Mô-áp (3:15, 30).

     — Ghê-đê-ôn người Ma-na-se, người giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi Ma-đi-an (6:14-15).

     — Thô-la người Y-sa-ca, người xây nhà mình trong vùng đồi núi Ép-ra-im (10:1-2).
 

     Đáng chú ý nhất là bản tường thuật về hai vị quan xét hoạt động đồng thời nhưng độc lập với nhau ở hai miền khác nhau của xứ là Giép-thê ở Ga-la-át và Sam-sôn của xứ Đan.
 

     GA-LA-ÁT

     Ga-la-át đã được nổi danh trải qua nhiều thế kỷ vì những đồng cỏ đẹp đẽ, nhũ hương ly kỳ của nó, và sự an ninh nó đem lại cho bất cứ số lượng dân nào chạy trốn khỏi kẻ thù nghịch. Giô-sép bị bán cho một đoàn con buôn Ích-ma-ên đến từ Ga-la-át, có lạc đà “chở đầy thuốc thơm, nhũ hương và một dược”. Cao nguyên nầy ở bên kia sông Giô-đanh phục vụ như một nơi ẩn náu cho gia đình Sau-lơ sau những sự kiện bi thảm tại núi Ghinh-bô-a, cho Đa-vít khi ông chạy trốn khỏi Áp-sa-lôm con trai mình, và cho những người còn sống sót sau cuộc phá hủy Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ thứ nhất S.C. Những người dân Gia-be tại Ga-la-át bày tỏ lòng trung thành sâu xa đối với Sau-lơ khi ông giải cứu họ khỏi mối đe doạ của người Am-môn bằng cách băng ngang sông Giô-đanh và lấy thi thể của Sau-lơ về từ các tường thành Bết-san để cho vị vua bị giết có thể có được một nơi yên nghỉ xứng đáng
 

     Ghi-bê-a

     Thành phố Thời Đại Đồ Sắt Đầu Ghi-bê-a được thành lập vào thế kỷ thứ mười hai T.C. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một sự tàn phá diện rộng cho thành phố nầy có niên đại khoảng 1100 T:C: Sự tàn phá Ghi-bê-a bởi dân Y-sơ-ra-ên như được mô tả trong Các Quan Xét 19-20 có thể lấy bằng chứng từ những tàn tích nầy: Thành phố nầy dường như đã được xây dựng lại một thời gian ngắn sau khi phá huỷ, tạo ra một pháo đài hình chữ nhật với các bức tường dày và những tháp góc kiên cố: Các công trình gốm sứ được khai quật định niên đại cho phức hợp nầy vào thời Sau-lơ: Một lớp tro dày khác tại cùng địa điểm nầy có thể được nhận dạng với cuộc chính phục của Nê-bu-cat-nết-sa vào 587-86 T:C
 

     Nằm cách Giê-ru-sa-lem một khoảng ngắn về phía bắc, thị trấn Ghi-bê-a thuộc vùng lãnh thổ của chi phái Bên-gia-min. Ân điển của Đức Chúa Trời hiển nhiên làm sao khi một vài năm sau đó vị vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên lại xuất thân từ chi phái Bên-gia-min và thị trấn Ghi-bê-a. Sau khi được Sa-mu-ên xức dầu làm nhà quân chủ đầu tiên của Y-sơ-ra-ên, Sau-lơ trở về quê nhà tại Ghi-bê-a để cai trị các chi phái của Y-sơ-ra-ên. Hành động anh hùng đầu tiên của ông là giải cứu các cư dân tại Gia-be Ga-la-át khỏi mối đe doạ bạo tàn của những người hàng xóm Am-môn ở vùng bên kia sông Giô-đanh (Isa 11:1-11).
 

     Cũng thật đáng chú ý rằng vị giáo sĩ Cơ Đốc vĩ đại nhất từng sống cũng xuất thân từ những người sống sót ít oi nầy của chi phái Bên-gia-min. Phao-lô, vị sứ đồ cho Dân Ngoại, nhận mình là người Hê-bơ-rơ con của người Hê-bơ-rơ, dòng dõi của chi phái Bên-gia-min. Sự hỗn loạn tạo ra bởi những hành động tồi tệ nhất của con người đến cuối cùng cũng trở thành hữu ích cho các mục đích ân điển cao cả nhất của Đức Chúa Trời.
 

     Ngày nay ngọn núi Ghi-bê-a cổ xưa đứng ngay phía bắc của thành phố Giê-ru-sa-lem. Trên đỉnh núi là cái khung trơ trọi của một kiến trúc hiện đại không bao giờ được hoàn tất. Vị vua của quốc gia Jordan hiện đại từng có lần bắt đầu xây dựng một lâu đài trên đỉnh núi Ghi-bê-a. Nhưng chiến tranh làm gián đoạn kế hoạch của ông, và dự án chẳng bao giờ được hoàn tất.
 

     Hếp-rôn

     Vì Hếp-rôn là nơi duy nhất tại Đất Hứa mà Áp-ra-ham có sở hữu một ít bất động sản, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi Đa-vít lấy Hếp-rôn làm kinh đô thứ nhất cho vương triều của ông. Nằm trên vùng lãnh thổ Giu-đa dọc theo con đường của các tổ phụ, Hếp-rôn có lợi thế tự nhiên của một ngàn năm được vinh dự quốc gia. Ở đây Áp-ra-ham đã chôn Sa-ra, và ở đây Y-sác và Ích-ma-ên đã chôn cất cha mình là Áp-ra-ham.
 

     Khi Sau-lơ và Giô-na-than con trai người mất mạng trong trận chiến đấu với người Phi-li-tin tại núi Ghinh-bô-a, Đa-vít nhất cử nhất động đều phải cực kỳ cẩn trọng. Ông cầu hỏi Chúa ông có nên từ bỏ chỗ ở của mình tại vùng Nê-ghép và tái định cư trong một trong những thành của Giu-đa không. Chúa hướng dẫn ông đến Hếp-rôn, là nơi ông định cư với gia đình mình và những bầy tôi trung thành của mình (IISam 2:1-3). Bây giờ đã đến lúc Đa-vít phải được công nhận là vua trên Y-sơ-ra-ên. Nhưng khởi đầu chỉ có chi phái của chính Đa-vít, chi phái Giu-đa, mới thừa nhận ông là vị vua được xức dầu hợp pháp từ nơi Chúa. Vì vậy trong bảy năm rưỡi, Đa-vít cai trị Giu-đa tại Hếp-rôn, tranh đấu suốt thời kỳ nầy với một quốc gia phân tranh (2:4, 5:5). Từ Hếp-rôn ông tiến hành chiến tranh với Áp-ne là người ủng hộ Ích-bô-sết, con trai của Sau-lơ, nối ngôi vua. Vì vậy Hếp-rôn tiếp tục đóng một vai trò nổi bật trong những ngày đầu của vương triều nầy tại Y-sơ-ra-ên cho đến khi toàn thể quốc gia sẵn sàng thừa nhận Đa-vít như là vị vua được Chúa chọn và xức dầu.
 

     Thật đáng buồn mà nói, thành phố nầy về sau lại trở thành vùng đất dàn dựng cho Áp-sa-lôm, người con trai nổi loạn đầy tham vọng của Đa-vít. Từ điểm nầy trở đi, Hếp-rôn đóng một vai trò nhỏ trong lịch sử dân tộc. Không có chỗ nào trong Tân Ước nhắc đến nó như là một chỗ Đấng Christ hoặc môn đồ của Ngài thi hành chức vụ. Dường như sự tủi nhục vì có liên hệ với cuộc nổi loạn của Áp-sa-lôm đã phủ bóng mờ lên thành phố một thời huy hoàng nầy. Dù sao, trước khi nhường chỗ cho Giê-ru-sa-lem, Hếp rôn cũng đã là thủ đô cho thời kỳ mở màn cho triều đại Đa-vít.
 

     Giê-ru-sa-lem

     Du lịch vùng đất được Đức Chúa Trời chỉ định từ Đan cho đến Bê-e Sê-ba người ta không thể tìm thấy nơi nào có thể sánh với Giê-ru-sa-lem. Những địa bàn khác cũng có thể là những những ứng viên hợp lý hơn để được chọn làm thủ đô cho một vương quốc thống nhất. Si-chem, Si-lô, hoặc Ghi-bê-a đều có thể đưa ra những lợi thế của vinh dự xa xưa cũng như vị trí chiến lược của mình. Nhưng Đa-vít chọn Giê-ru-sa-lem, một thành phố thậm chí chưa được coi là lãnh thổ Y-sơ-ra-ên vào thời đó.

 

     Dù được chiếm lấy bởi người Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Ca-na-an vào thời Các Quan Xét, địa điểm nầy lại tiếp tục rơi vào tay quân thù. Bốn trăm năm sau cuộc chinh phục và phân chia đất đai dưới quyền Giô-suê, Giê-ru-sa-lem vẫn cứ nằm dưới sự kiểm soát của người Giê-bu-sít. Đa-vít hẳn phải tìm ra những lý do chính đáng để biến nơi nầy thành thủ đô của chính mình.
 

     Và có đủ lý do chính đáng. Ngay cả việc thành phố nầy không nằm dưới quyền kiểm soát của Y-sơ-ra-ên có thể được coi như một lý do tích cực để Đa-vít chọn nó làm thủ đô tương lai. Vì như thời gian đã chứng minh, nơi nầy sẽ được nổi tiếng suốt thiên niên kỷ với tên “Thành Đa-vít”. Nếu nó không do Đa-vít chiếm lấy, hẳn nó đã không mang tên ông.
 

     Vị trí địa lý của Giê-ru-sa-lem cũng ủng hộ việc lựa chọn nó làm thành phố thủ đô thống nhất. Du khách có thể ngạc nhiên khi nhìn thành phố lần đầu, vì vị trí của thành phố nguyên thuỷ của Đa-vít rõ ràng là không cao hơn các đỉnh núi lân cận. Thật vậy, địa điểm nầy hoàn toàn bị bao quanh bởi những ngọn núi cao hơn. Ngọn đồi của Đa-vít có thể được mô tả như một miếng bánh lẻ loi còn sót lại trong một cái chảo chiên tròn.
 

     Tuy vậy, điều kiện có vẻ như thấp thỏi nầy lại làm cho vị trí nầy thêm nổi bật. Như một hí trường hình móng ngựa khiến cho mọi mắt đổ dồn vào vở kịch diễn ra bên dưới thể nào, những ngọn núi bao quanh Giê-ru-sa-lem cũng cung ứng một vị thế độc đáo để con người chiêm ngưỡng vẻ huy hoàng của nó. Giê-ru-sa-lem có một cấu trúc địa lý độc đáo của riêng mình.
 

     Những thung lũng hình chữ V xác định dãy núi gọi là thành Đa-vít nầy được tạo thành bởi các mặt nghiêng dốc. Với một bức tường phòng thủ vững chắc nằm trên đỉnh các độ cao nầy, thành phố nầy thực sự không thể tiến công từ ba mặt. Chỉ mặt phía nam Giê-ru-sa-lem mới bị đe doạ nghiêm trọng bởi các lực lượng tiến công.
 

     Các tàn tích về một đường hầm thẳng đứng và những đường hầm kết nối cho phép dân cư Giê-ru-sa-lem bên trong thành đến được suối Ghi-hôn bên ngoài thành được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ học xưa: Đường hầm thẳng đứng, gọi là “Đường Hầm Warren” theo tên người khám phá ra nó, tỏ ra rất khó leo bởi những kẻ thù cố gắng xâm nhập vào thành: Dù vậy hẳn đã nhờ leo lên bằng những đường hầm nầy mà Giô-áp, cùng với những người của Đa-vít, đã thâm nhập được vào thành của người Giê-bu-sít
 

     Vị trí nầy của thành phố cung ứng một hoàn cảnh thích hợp để Giê-ru-sa-lem đóng vai trò một đại diện trên đất cho thành phố đời đời của Đức Chúa Trời. Hãy để mọi quốc gia nhóm lại chung quanh vành đai của nó và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi mà Đức Chúa Trời của trời và đất cai trị, vì Giê-ru-sa-lem “đẹp đẽ” (Thi 48:2-3).

 

     Sa-ma-ri

     Khi Sa-lô-môn băng hà, Rô-bô-am, con trai ông, đã du hành vào lãnh thổ phía bắc để được đăng quang làm vua trên cả Y-sơ-ra-ên. Thành Si-chem cổ là một nơi tự nhiên cho việc khẳng định quyền thừa kế ngai vàng của cha ông là Sa-lô-môn. Dân chúng có những lời thỉnh cầu mạnh mẽ xin được nới lỏng quyền quân chủ chuyên chế vào thời điểm chuyển giao quyền lực gay cấn đó. Một sự siết chặt hơn từ vị vua mới là chính sách sai lầm vào thời điểm đó, và kết quả là sự ly khai. Giê-rô-bô-am, từ chi phái mạnh mẽ Ép-ra-im, dắt dẫn dân chúng ở phía bắc thành lập một đế chế mới lấy Si-chem làm thủ đô. Dưới triều Ba-ê-sa trung tâm của nó được chuyển về Tiệt-sa (Ivua 15:33), và rồi đến khởi đầu nền chuyên chế của Ôm-ri nó được đặt tại Sa-ma-ri (16:24). 
 

     Bằng chứng quan trọng về sự chiếm cứ của người Y-sơ-ra-ên đã được khám phá bởi những khai quật mở rộng tại Sa-ma-ri: Những nhà khảo cổ đã nhận diện sáu thời kỳ Y-sơ-ra-ên bắt đầu với Ôm-ri và chấm dứt với sự phá hủy thành phố bởi tay người A-sy-ri năm 722 T:C: Kỹ thuật xây dựng và các toà nhà của Y-sơ-ra-ên đã tỏ ra có phẩm chất thượng thặng: Khu vực hoàng cung của vệ thành bao gồm hai hệ thống phòng thủ chính và một toà nhà được coi là một phần lâu đài của các vua Y-sơ-ra-ên: Toà nhà có tên “Ostraca” chứa nhiều mảnh gốm có khắc chữ:
 

     Ba địa điểm nầy - Si-chem, Tiệt-sa, và Sa-ma-ri - đều nằm gần nhau, ở trong những thung lũng và đồng bằng gần đó được làm nổi bật bởi các ngọn núi Ga-ri-xim và Ê-banh. Chính sự kiện rằng vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc có ba trung tâm quyền lực chỉ trong một số năm ngắn ngủi đã tự kể nên một câu chuyện. Đức Chúa Trời đã không chỉ định cho họ một nơi như Ngài đã làm với vương quốc Giu-đa. Mỗi địa bàn mới tiêu biểu cho sự xuất hiện mang tính bạo lực của một gia đình hoàng tộc khác nhau, tương phản với sự ổn định được thiết lập bởi nền quân chủ độc nhất của Đa-vít ở miền nam. Ngoài ra, vương quốc phía bắc không bao giờ hoà nhập hiệu quả vào các trung tâm dân cư của quốc gia với trung tâm tôn giáo của nó, như Đa-vít đã làm với việc mang rương giao ước của Đức Chúa Trời về Giê-ru-sa-lem. Để làm hài lòng dân chúng và để làm chệch hướng những chuyến hành hương hằng năm của họ về Giê-ru-sa-lem, Giê-rô-bô-am thiết lập các trung tâm của riêng mình để thờ phượng tại Đan ở phía bắc và tại Bê-tên ở phía nam. Với một lịch tôn giáo khác biệt và một hệ thống tế lễ không có người Lê-vi do chính ông lựa chọn, ông hi vọng làm chuyển hướng lòng trung thành của dân chúng khỏi dòng dõi nhà Đa-vít khi họ tiếp tục cai trị tại Giê-ru-sa-lem (IVua 12:26-33).
 

     Giê-rô-bô-am và những người thừa kế ông ở phía bắc dẫn dân chúng vào một khuôn mẫu thờ phượng sai trật và nền đạo đức suy đồi. Cuối cùng họ rơi vào sự suy đồi nghiêm trọng đến nỗi việc lưu đày khỏi vùng đất của Chúa là điều không thể tránh khỏi.
 

     Sa-ma-ri đóng một vai trò nổi bật trong toàn bộ tiến trình sa sút nầy. Thành phố được xây dựng và được tô điểm bởi Ôm-ri, A-háp, A-cha-xia và Giô-ram, là những đế chế mà cộng dồn thời gian cai trị là dài thứ nhì của vương quốc phía bắc. Trong khoảng năm mươi năm, các chính sách bành trướng và đồi bại của đế chế Ôm-ri đã kiểm soát được tâm trí của vương quốc phía bắc. A-háp đặc biệt thể hiện được những chính sách dung nạp bừa bãi các tập tục sa đoạ của đạo thờ Ba-anh của người Ty-rơ với sự thờ phượng thuần khiết Đức Chúa Trời thánh của Y-sơ-ra-ên. Chính Giê-sa-bên, hoàng hậu của A-háp từ thành phố Ty-rơ ven biển, là người đã lập ra cái thứ thờ cúng pha tạp, đưa các thần Ba-anh vào việc thờ kính Chúa giao ước của Y-sơ-ra-ên.
 

     Thủ phủ Sa-ma-ri nằm trên một ngọn đồi tròn, rộng lớn tại trung tâm của một thung lũng rộng rãi dẫn về phía tây theo hướng Địa Trung Hải. Nó trở nên một vị trí cai trị chính yếu cho lãnh thổ nầy nhiều thế kỷ sau đó dưới thời của người La-mã, như nó đã phục vụ cho người Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ vương quốc phân tranh. Tại địa điểm nầy, A-háp xây dựng lâu đài bằng ngà nổi tiếng của ông (22:39). Tại các cổng của thành phố nầy, A-háp của Y-sơ-ra-ên và Giô-sa-phát của Giu-đa ngồi trên các ngai vàng với tất cả uy phong của họ trong khi tiên tri Mi-chê tiên đoán rằng vua A-háp sẽ chết trong chiến trận chống lại quân đội A-ram tại Ra-mốt Ga-la-át (22:10, 28). Dù ông giả dạng để ra trận, một mũi tên vu vơ bay trúng vào chỗ giáp mối của áo giáp A-háp khi ông chạy xuyên qua chiến trường trong chiến xa của mình. Ứng nghiệm một phần lời tiên tri của Ê-li, những con chó liếm máu A-háp từ chiến xa của ông khi ông trở về Sa-ma-ri (21:17-19, 22:38).
 

     Đến cuối cùng Sa-ma-ri bị bao vây trong một thời gian ba năm khi vùng đất bị xâm lược bởi Sanh-ma-na-se, vua A-sy-ri. Năm 722 T.C. thành phố rơi vào tay San-chê-ríp của A-sy-ri và bị thiêu rụi, công dân của nó phải chịu số phận nghiệt ngã hoặc bị giết hoặc bị lưu đày.

 

Vĩnh Phước, ngày 26 tháng 11 năm 2021

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn