17:00 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 11

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267266

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22996673

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 10 LÀM CHỨNG CHO NGƯỜI HOA Ở ĐẤT THÁNH (Phần 1)

Thứ sáu - 29/10/2021 20:59
NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 10 LÀM CHỨNG CHO NGƯỜI HOA Ở ĐẤT THÁNH (Phần 1)

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 10 LÀM CHỨNG CHO NGƯỜI HOA Ở ĐẤT THÁNH (Phần 1)

 

NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA- BÀI SỐ 10
LÀM CHỨNG CHO NGƯỜI HOA Ở ĐẤT THÁNH (Phần 1)

 

     Nếu 20 năm trước, có ai nói với chúng tôi lúc chúng tôi đến vừa đến định cư ở Israel rằng chức vụ chủ yếu của chúng tôi sẽ là làm chứng cho người Hoa thì tôi hẳn đã không tin. Chúng tôi không thể nào ngờ được rằng các biến cố chính trị trên thế giới khiến hàng ngàn công nhân người Hoa đến Israel và công việc của chúng tôi là đem Tin Lành của Đấng Christ đến cho họ.
 

     1. Một người hành hương Do Thái tìm kiếm lẽ thật.

     Tôi sinh ra trong một gia đình Do Thái-Mỹ. Tôi sinh hoạt trong một nhà hội Cải Cách, tham dự các lớp học tôn giáo mỗi sáng thứ bảy, và giữ các lễ thánh Do Thái. Nhưng Đức Chúa Trời chưa bao giờ có phần trong đời sống của chúng tôi.
 

     Khi lên 19 tuổi, sau một năm đại học, tôi đã chán cái xã hội duy vật chất này. Tôi bắt đầu đi tìm một sự huyền nhiệm thuộc linh nào đó và quyết định đến ở trong làng của người Eskimo ở Alaska trong ba năm, rồi sau đó đi vòng quanh Châu Âu trong một năm, vừa đi vừa làm việc. Trong thời gian đó, tôi đọc nhiều sách về các tôn giáo Đông Phương và tìm kiếm những người tin theo các đạo đó. Dĩ nhiên, ma túy cũng có phần trong lối sống này của tôi.
 

     Ý định ban đầu của tôi là đi Ấn Độ để tìm một đạo sĩ nào đó, nhưng trên đường đi tôi quyết định ghé qua Israel. Tôi thấy hứng thú khi ở một đất nước mà mọi người đều là người Do Thái và quyển lịch sử của đất nước đó là Kinh Thánh. Tôi chợt thấy là mình không biết gì về Kinh Thánh nên quyết định đọc cho biết. Sau vài tháng làm việc ở trang trại của mấy người bà con, tôi lại lên đường đến Sinai, lúc đó còn thuộc về Israel. Tôi đến một ốc đảo của Biển Đỏ vốn là một ngôi làng của người Bedouin nhưng đã biến thành nơi tập kết của bọn hyppie. Ở đó, tôi gặp một ông người Pháp mời tôi ở chơi với bạn bè ông trong một căn nhà lá dưới tàng cây chà là. Tôi ngạc nhiên thấy họ đang đọc Kinh Thánh và tin Đức Chúa Giê-xu Christ. Dường như họ có một tình yêu thương đặc biệt và một tấm lòng cởi mở với tất cả mọi người, nhưng tôi thấy mình không thể tin Chúa Giê-xu như họ được. Tôi cho là mọi người phải tìm lẽ thật cho chính mình. Đạo nào cũng có giá trị cả. Hơn nữa nếu tôi tin Chúa Giê-xu thì tôi sẽ không còn là người Do Thái nữa rồi. Bao nhiêu năm qua tôi không sống theo nề nếp Do Thái nhưng cái nề nếp đó vẫn quan trọng đối với tôi. Dẫu sao tôi cũng muốn cởi mở một chút, nên tôi đọc Kinh Thánh để tự mình quyết định.
 

     Sống trên bãi biển, tôi có nhiều thì giờ để đọc Kinh Thánh. Từ từ tôi hiểu ra rằng huyền nhiệm mà tôi tìm kiếm ở khắp nơi đó chỉ có nơi Chúa Giê-xu. Ngài đã phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Tôi tiếp nhận Ngài vào lòng và bắt đầu một cuộc sống mới, được tái sinh bởi Đức Thánh Linh. Sáu tháng sau, tôi gặp một nhóm tín đồ đang nhóm trong một căn hộ ở Giê-ru-sa-lem. Trong số họ cũng có nhiều người Do Thái tin Chúa. Trước đây, tôi vẫn tưởng tôi là người Do Thái đầu tiên tin Chúa kẻ từ thời các sứ đồ. Ở đó, tôi cũng gặp John là người đã biết Chúa trước tôi.
 

     2. Một người Hà Lan Công giáo trở thành người nhiệt thành rao giảng Tin Lành.

     John sinh ra trong một gia đình Công giáo ở Hà Lan sau chiến tranh. Anh đi học toán ở các trường Công giáo. Nhưng cũng như các người Công giáo ngoan đạo khác, anh không bao giờ đọc Kinh Thánh. Lớn lên ở một làng chài ven biển, anh mơ gia nhập vào một thương thuyền để đi khắp thế giới. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp ở trường, anh trở thành đầu bếp trên các tàu Hà Lan đi Bắc Mỹ, nam Mỹ và Phi Châu. Anh cũng đang tìm một lẽ sống nào thay thế cho cuộc sống duy vật chất hiện tại. Khi có người nói với anh về Israel và đời sống kibbutz- tức là xây dựng một xã hội mới và cùng làm việc chung trong một nông trại tập thể- thì điều đó có vẻ lý tưởng đối với anh. Anh liền bỏ cuộc đời đi biển của mình, đi sang Israel và đến một kibbutz ở sa mạc Negev. Ban đầu cách sống đó rất tốt đẹp: mỗi người đều bình đẳng và cùng phấn đấu cho một mục tiêu chung. Nhưng sau khi ở đó hai năm, anh hiểu ra rằng không có mô hình nào của loài người là hoàn hảo cả và không thể nào tạo ra một xã hội bình đẳng thật sự. Thế là anh bỏ kibbutz và đến ở Eliat, một thị trấn ở biên giới miền Nam. Ở đó, có nhiều việc làm và cũng có một cộng đồng hippie lớn nơi mà bạn có thể đến dựng ngôi nhà lá của mình ven rìa thị trấn. Ma túy ở đó cũng rất nhiều.
 

     Một ngày kia, một người bạn của John từ Giê-ru-sa-lem về kể lại đã gặp mấy người nói về Chúa Giê-xu, và chính anh ấy đã tin Chúa. Anh có mang về vài quyển Kinh Thánh và cho John một quyển. Người bạn đó có đời sống thay đổi đến nỗi John nghĩ mình cũng nên thử một lần xem sao. Anh bắt đầu đọc sách Ma-thi-ơ và rất quan tâm đến Ma-thi-ơ 6:25-33 nói rằng: “Vậy nên Ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quý trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quý trọng hơn quần áo sao?... Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa”. Trước kia, John vẫn thường cố gắng sống theo triết lý đó, nhưng xem ra không có kết quả. Không ngờ anh lại gặp những lời ấy được chép trong Kinh Thánh. Anh tiếp tục đọc sang Mác và Luca, nhưng vẫn chưa hoàn toàn tin chắc. Tuy nhiên, đến khi đọc sách Giăng, anh biết rằng phải quyết định thôi. Đến lúc đó, anh mới dâng đời mình cho Chúa Giê-xu.
 

     Hầu như ngay sau khi tin Chúa, John bắt đầu chia sẻ với người khác những gì anh khám phá được. Sau khi làm việc, anh thường mời người ta đến căn nhà lá của anh; anh đã chuẩn bị sẵn bánh ngọt cho họ và cùng đọc Kinh Thánh với họ. Anh trở về Hà Lan không lâu sau đó, trong lòng sốt sắng muốn nói cho các bạn cũ và gia đình anh biết về đời sống mới của anh trong Chúa Giê-xu. Nhưng buồn thay, không mấy ai chịu nghe anh nói. Thế là sau vài tháng, anh quyết định trở về Israel. John vừa trở về thì cuộc chiến Yom Kippur nổ ra. Anh thấy rằng từ đó về sau, người Do Thái mở lòng ra nhiều hơn để nghe nói về Chúa Giê-xu. Đó là lúc chúng tôi gặp nhau và chúng tôi thường đi ra rao giảng trên đường phố Giê-ru-sa-lem mỗi ngày. Chúng tôi cũng có chứng đạo đơn bằng nhiều thứ tiếng, và cũng mời người ta đến nhà để học Kinh Thánh vào buổi tối.

 

     3. Trở lại Đất Thánh với một sứ mạng cao cả hơn.

     Khi chúng tôi quyết định lấy nhau, chúng tôi liền trở về Mỹ và sống một năm rưỡi ở Key West, Florida. Cả hai chúng tôi đều kiếm việc làm, mướn được một căn nhà cũ, và bắt đầu mời người ta đến nhà học Kinh Thánh. Chẳng mấy chốc chúng tôi có được 20 người cùng ở với chúng tôi, một số ngủ dưới mấy cây chuối trong vườn. Lúc đó, một số người chịu tin  Chúa và có người còn trở thành Mục sư và Giáo sĩ nữa. Dù chúng tôi sống hạnh phúc ở đó và thấy đầy đủ trong Chúa, những vẫn cảm thấy được kêu gọi trở lại Israel, nơi có ít người tin Chúa và càng ít người đi làm chứng.
 

     Với tôi là người Do Thái, chúng tôi được phép đến Israel với tư cách là dân nhập cư mới trong khuôn khổ Luật Hồi Hương. Thế là tháng 12 năm 1975, chúng tôi đến Israel. Là dân mới nhập cư, chúng tôi được cấp một căn hộ ở Eliat. Trong cả thị trấn lúc đó, và cả bây giờ nữa, vẫn chưa có một Hội Thánh nào. John làm nhiều nghề lao động ban ngày. Và chúng tôi bắt đầu làm điều mà chúng tôi cảm thấy là công việc quan trọng nhất: làm chứng về Chúa Giê-xu. Vào ngày cuối tuần, chúng tôi xuống tại Nueiba, một ốc đảo ở Sinai nơi tôi bắt đầu tin Chúa. Ở đó cách Eliat một giờ về hướng nam, nhưng không khí ở đó rất thuận tiện cho việc rao giảng Tin Lành. Thế là chúng tôi quyết định ở đó trong lều của mình, cứ độ mỗi tuần quay trở lại Eliat trong một lần để lấy thức ăn.
 

     Chúng tôi làm việc đi hái dưa hấu trong các moshav (hợp tác xã) Do Thái. Điều kiện rất là thô sơ và chúng tôi phải dang nắng dầm mưa, chịu lạnh vào những đêm đông và chịu nóng vào mùa hè, chưa kể đến các trận bão cát. Nhưng chúng tô hoàn toàn sung sướng vì đã có người ra vào lều để học Kinh Thánh và một nhóm tín hữu cùng sống chung với chúng tôi. Chúng tôi sống tạm bợ như thế cho đến khi con trai tôi lên ba tuổi và con gái tôi ra đời. Sau đó, chúng tôi trở về sống trong căn hộ ở Eliat. Nhiều người tin Chúa vào thời đó bây giờ đã là mục sư và trưởng lão trong nhiều giáo đoàn ở Israel.
 

     4. Chia sẻ về Đấng Christ qua công việc đón khách.

     Sống ở Eliat, John tìm được một việc làm ở nông trại thí điểm bên ngoài thị trấn. Chúng tôi tiếp tục đón nhiều người đến ở chung trong căn hộ của chúng tôi và cùng học Kinh Thánh vào mỗi buổi tối. Chúng tôi dần dần bắt liên lạc với nhiều tín hữu và giáo đoàn ở phía bắc Israel, và hiểu ra rằng cái mà chúng tôi đang có ở Eliat chính là một “hội thánh”, một cộng đồng những người tin Chúa Giê-xu. Chúng tôi bắt đầu nhóm lại thường xuyên mỗi tuần vào sáng thứ bảy, ngày nghỉ của chúng tôi ở Israel. Căn hộ của chúng tôi trở nên quá nhỏ cho gia đình ngày càng đông và cho chức vụ đang tăng trưởng của chúng tôi. Vì thế, Chúa đã ban cho chúng tôi một căn nhà ở trung tâm thị trấn, hoàn toàn thích hợp cho nhu cầu của chúng tôi.
 

     Công việc ở ngoài đồng làm John bị đau lưng. Ngoài ra, anh còn cảm thấy Chúa không keu gọi anh đến Israel để trồng cà chua. Anh bị thất nghiệp mất mấy tháng và tận dụng thời gian đó để làm công việc Chúa. Và rồi, Đức Chúa Trời trong sự thần hựu tốt đẹp của Ngài đã mở ra một cơ hội để chúng tôi quản lý một nhà nghỉ thanh niên. Đó chẳng qua là một căn nhà xiêu vẹo có nhiều phòng nằm ở trung tâm Eliat, do một tổ chức Cơ Đốc mua lại. Nhưng những người chủ của nhà nghỉ đó không có điều kiện để quản lý nó, vì họ sống tận bên Mỹ. Chúng tôi hằng từ lâu mơ ước mở một nhà nghỉ thanh niên. Qua kinh nghiệm đi đây đi đó nhiều, chúng tôi có thể hình dung nhà nghỉ sẽ là một cách tuyệt vời để đưa Tin Lành đến với mọi người. Và thế là chúng tôi đã bắt đầu chức vụ quản lý nhà nghỉ Shelter. (còn tiếp)

 

Vĩnh Phước, ngày 30 tháng 10 năm 2021

(HT-st)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn