07:56 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 4271

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270311

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999718

Trang nhất » Dưỡng linh » Bài giảng

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

Gió

Thứ hai - 29/05/2017 20:48
Gió

Gió

Gió là sự chuyển động của không khí, di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác bởi sư chênh lệch của áp khí, từ áp khí cao đến áp khí thấp, hay nói cách đơn giản là không khí chuyển động sinh ra gió. Gió cũng được diễn tả khi được kết hợp với phương hướng và tốc độ, chẳng hạn như hướng gió thổi và cường độ của gió.



               Gió là sự chuyển động của không khí, di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác bởi sư chênh lệch của áp khí, từ áp khí cao đến áp khí thấp, hay nói cách đơn giản là không khí chuyển động sinh ra gió. Gió cũng được diễn tả khi được kết hợp với phương hướng và tốc độ, chẳng hạn như hướng gió thổi và cường độ của gió.

               Gió được chia làm ba loại: Gió Tín Phong, Gió Tây Ôn Đới và Gió Đông Cực. Gió Tín Phong đến từ sự vận chuyển của quả đất, nơi quả đất tự xoay trên trục của nó. Gió Tín Phong và Gió Tây Ôn Đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà thổi hơi lệch qua một bên về phía bên phải của bắc bán cầu và thổi về phía bên trái của nam bán cầu (nếu ta nhìn xuôi theo hướng gió thổi). Gió Tín Phong và Gió Tây Ôn Đới tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt quả đất. Ngọn gió nầy có nhiều cường độ khác nhau, từ mạnh đến yếu. Rất có thể vận tốc của ngọn gió từ 1 km/h đến 300 km/h trở thành cơn bão lớn. Tại vĩ tuyến 40° có gió tây và gió đông địa cực bắt đầu xuất hiện ở vĩ tuyến 60°. Các thủy thủ vòng quanh thế giới đều xác nhận vùng nam đại dương là vùng biển nhiều bão tố nhất, nơi thường xuyên bị khuấy động bởi những cơn gió mạnh nhất. Các vành đai vĩ độ này được đặt tên "Gầm rú 40", "Hung dữ 50" và "Thét gào 60".

               Gió thường có lợi cho con người. Nhờ gió mà các cánh quạt của các cối xay vận chuyển để bơm nước, hay các chong chóng tạo ra điện. Gió là một trong những nguồn năng lượng sạch mà con người đang xử dụng. Nhưng đôi khi gió lại có hại cho đời sống của con người như những cơn bão, với vận tốc cao dễ làm ngã đổ cây cối, cột điện, làm tốc mái nhà; gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ sở vật chất và tính mạng con người.

               Trong lịch sử, con người đã biết sử dụng năng lượng gió từ rất lâu. Người Ai cập lợi dụng sức gió để đẩy cánh buồm để đưa những con tàu ra khơi, người Âu châu xử dụng cối xay gió để xay lúa mì… Người Hòa Lan đã cải thiện cối xay gió để có thể đón gió liên tục dầu gió thổi bất kỳ hướng nào. Người Mỹ cải tiến cối xay gió để xay ngũ cốc và bơm nước. Nhưng mãi đến năm 1970 nhờ sự ra đời của tuabin gió đã đưa việc ứng dụng năng lượng gió sang một trang sử mới. Đến cuối những năm 1990 của thế kỷ 20 việc ứng dụng năng lượng gió đã có nhiều tiến bộ quan trọng mang tính đột phá. Bước sang thế kỷ 21, con người đang từng bước vào trong việc đưa năng lượng gió vào để thay thế các nguồn năng lượng truyền thống và có thể nói chúng ta đang ở bước đầu của thời kỳ bùng nổ năng lượng gió. (Giáo sư Nguyễn Trung Dũng & sinh viên Nguyễn Tuấn Ánh, Viện Đại Học Thủy Lợi Việt Nam)

               Một trong những phát minh hữu ích cỉua con người dựa trên nguyên tắc của khí động học là phi cơ, đặc biệt là phi cơ phản lực có thể bay cả mấy ngàn cây số. Nhiều năm về trước chính người Hy Lạp đã ước mơ được tung cánh như chim ưng, nên có câu chuyện thần thoại về hai tù nhân Icarus và Daedulus đã chế ra hai bộ cánh để bay ra khỏi chốn lưu đày.

               Khi am tường về cách vận hành của gió, con người đã sáng chế ra chiếc phi cơ phản lực. Khi chiếc phi cơ bay về phía trước, hai chiếc cánh của nó được cất lên nhờ lực đẩy của không khí. Chiếc động cơ phản lực (jet) quay với vận tốc cực nhanh, vừa đẩy không khí ra phía sau vừa hút không khí ở phía trước, tạo ra một khoảng chân không, biến thành một lực hút, kéo phi cơ ra phía trước, lực kéo nầy mạnh hơn cả lực đẩy, cho nên người ta gọi loại phi cơ nầy là phản lực cơ. Để hiểu rõ sự vận hành của phản lực cơ, quý vị có thể hình dung cảnh một số người đẩy một bức tường bên dưới có bánh xe. Khi đẩy như vậy tất cả những người đó phải vận dụng sức mạnh toàn thân mình để đẩy bức tưởng ấy đi về phía trước, bức tường ấy tạo ra một sức gió lùa ra phía trước. Cũng tương tự như thế ống phản lực cũng tạo ra sức gió ngược lại, như bức tường vô hình đẩy không khí về phía sau, để lại một khoảng chân không phía trước, hút chiếc phi cơ tiến tới. Nhờ vậy phi cơ có được cả hai lực vừa đẩy, vừa lực hút khiến nó bay với vận tốc cực nhanh.

               Thánh Kinh nhiều lần đề cập đến gió như sách Phúc Âm Giăng bắt đầu như sau: "Có một nhà lãnh đạo Do-thái thuộc phái Biệt-lập, tên là Ni-cô-đem. Một buổi tối, ông đến gặp Chúa Jesus và nhìn nhận: “Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được." (Giăng 3:2-3)

               Qua lời khen nầy ta thấy ông Ni-cô-đem có vẻ rất thành thật, không có chút gì là giả dối. Ông công nhận Chúa chính là vị giáo sư đến từ nơi Đức Chúa Trời bởi những phép lạ Ngài làm. Nhưng Chúa Jesus không để ý đến những lời tôn tặng đó. Ngài muốn đi thẳng vào vấn đề: "Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời" (Giăng 3:3) Đây là điều vô cùng hệ trọng đối với cá nhân của ông ta và của cả nhân loại. Sau khi nghe Chúa phán, ông ta vô cùng bối rối, ông hỏi lại Chúa: "Một người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao?" (Giăng 3:4)

               Chúa trách: "Ngươi làm giáo sư dân Do-thái mà chưa hiểu điều căn bản đó sao?" (Giăng 3:5) Rồi Chúa phán ông phải được tái sanh (được sanh lại). Trong tiếng Hy-lạp, từ ngữ “sanh lại” có nghĩa “sanh từ trên cao.” Nhà lãnh đạo nầy không thể nghĩ được điều gì khác hơn là một sự sanh nở bình thường.

               Để giải thích điều huyền nhiệm nầy Chúa phán: “Đây là chân lý: Nếu không nhờ nước và Thánh Linh sinh ra, không ai được vào Nước Đức Chúa Trời. Thể xác chỉ sinh ra thể xác; Thánh Linh mới sinh ra tâm linh. Ngươi đừng ngạc nhiên khi nghe Ta nói: ‘Con người phải tái sinh!’ Gió thổi hướng nào cũng được. Nghe tiếng gió, nhưng ngươi không biết gió đến từ đâu hay sẽ đi đâu. Người được Thánh Linh sinh thành cũng thế.” (Giăng 3:3-8)

               Được sanh bằng nước và Thánh Linh có nghĩa gì? Có người nghĩ rằng được sanh bằng nước là nói đến việc làm phép báp-tem bằng nước. Nhưng lối giải thích nầy không hợp lý vì Chúa không có ý đó, Ngài không muốn đề cập về sự khác biệt giữa sự sanh tự nhiên và sanh thuộc linh, trái lại Chúa muốn nói về cách nào mà một người có thể “được tái sanh” hay “được sanh lại từ trên cao.” Thánh Kinh chép: Chúa Cứu Thế đã đến thăm thế giới do chính Ngài sáng tạo, nhưng thế giới không nhận biết Ngài. Chúa Cứu Thế đã sống giữa lòng dân tộc, nhưng dân tộc Chúa khước từ Ngài. Tuy nhiên tất cả những người tiếp nhận Chúa đều được quyền làm con cái Đức Chúa Trời - tiếp nhận Chúa là đặt niềm tin nơi Chúa - Những người ấy được chính Đức Chúa Trời sinh thành, chứ không sinh ra theo huyết thống, hay theo tình ý loài người." (Giăng 1:10-13)

               Điều nầy cũng được tìm thấy trong lời cầu nguyện của Chúa Cứu Thế Jesus: "Xin Cha lấy chân lý khiến họ nên thánh, lời Cha tức là chân lý" (Giăng 17:17). Lời Chúa là lời Thánh Kinh có quyền năng rửa sạch và thánh hóa con người như có lần Chúa phán: "Các con đã được trong sạch, vì lời Ta đã bảo cho." (Giăng 15:3) Chúa nói rõ điều kiện để được sống đời đời là cần phải được sanh lại bằng lời Kinh Thánh và Thần Linh của Ngài. Như vậy người được sanh lại là người nghe lời Chúa và tin nhận Ngài, người được Đức Thánh Linh hướng dẫn. Chúa Jesus khẳng định, không một ai có thể được tái sanh mà lại không có Lời Chúa và không được Đức Thánh Linh tác động. Ngày nay có rất nhiều người được sanh lại nhờ nghe lời Thánh Kinh và được Chúa Thánh Linh hướng dẫn.

               Chúa Jesus tiếp: "Thể xác chỉ sinh ra thể xác; Thánh Linh mới sinh ra tâm linh." (Giăng 3:6) Qua lời phán nầy ta thấy Chúa không có ý định biến đổi con người bằng xác thịt, nghĩa là Chúa không thay đổi bản chất xưa của quý vị và tôi đang có. Bản chất của con người cũ chúng ta lúc nào cũng ở trong sự tranh chiến nội tâm, Thánh Kinh chép: "Người sống theo xác thịt không thể nào làm Đức Chúa Trời vui lòng. Tuy nhiên, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo Thánh Linh vì Thánh Linh Đức Chúa Trời đang ngự trong lòng anh em. Người không có Thánh Linh của Chúa Cứu Thế dĩ nhiên không thuộc về Chúa Cứu Thế. Nếu Chúa Cứu Thế sống trong anh em, dù thân thể anh em phải chết vì tội lỗi, tâm linh anh em lại sống vì được tha tội. Đức Chúa Trời đã làm cho Chúa Jesus sống lại từ cõi chết, nên một khi Thánh Linh Ngài sống trong anh em, Đức Chúa Trời cũng sẽ khiến thi thể của anh em sống lại, do quyền năng Thánh Linh." (Rô-ma 8:6-11)

               Chúa không có ý sửa chữa hay cải tiến bản chất cũ của con người, Ngài tiêu diệt bản chất cũ, để thế vào bản chất mới như Chúa giải thích cho Ni-cô-đem: "Ngươi đừng ngạc nhiên khi nghe Ta nói: ‘Con người phải tái sinh!’ Gió thổi hướng nào cũng được. Nghe tiếng gió, nhưng ngươi không biết gió đến từ đâu hay sẽ đi đâu. Người được Thánh Linh sinh thành cũng thế.” (Giăng 3:7-8)

               Bấy lâu nay, lúc chưa gặp Chúa, Ni-cô-đem tự hào về con người của mình là người Do-thái có học thức, có địa vị, có đời sống đạo đức, mỗi tuần ông dành hai ngày không ăn uống để dành thì giờ cho Đức Chúa Trời, mỗi ngày dành ra hai tiếng đồng hồ cầu nguyện, dâng phần mười các lợi tức của mình, ông nghĩ rằng đủ rồi, mình thế nào cũng được lên thiên đàng. Nhưng ông đã lầm khi nghe được chân lý nầy, nghĩa là ông cần phải được tái sanh, được sanh lại từ trên cao. Chúa giải thích thêm: "Các ngươi không biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu." Những luồng không khí vận chuyển, tức là gió, là những gì mà con người không thể nào kiểm soát. Gió muốn thổi nơi nào thì thổi. Chúng ta không thể nào thay đổi hướng gió. Có thể ngay trong lúc Chúa nói chuyện với Ni-cô-đem có gió thổi qua. Mặc dầu chúng ta không kiểm soát được hướng gió, nhưng chắc rằng chúng ta có thể biết được khi gió thổi.

               Thưa quý vị,

               Gió muốn thổi đâu thì thổi… Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng vậy. Đây là một điều huyền nhiệm, khó dùng ngôn ngữ loài người giải thích, nhưng một khi quý vị đặt đức tin mình vào sự chết của Chúa để thế tội quý vị, và tin rằng Chúa đã sống lại từ cõi chết thì quý vị được chính Đức Chúa Trời sinh thành, được sinh ra trong gia đình của Ngài, nhận được sống đời đời. Quý vị có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha, được Ngài biến đổi đời sống lẫn tấm lòng.

               Có 6 dấu hiệu của người được tái sanh:

  1. Người ấy sẽ không phạm tội theo thói quen, vì từ khi gặp Chúa người ấy có lòng kính sợ và quý yêu Chúa, không muốn làm Chúa buồn.
  2. Người ấy đặt đức tin vào Chúa như lời Thánh Kinh dạy "Ai tin Đức Chúa Jesus là Chúa Cứu Thế, thì sanh bởi Đức Chúa Trời" (1 Giăng 5:1).
  3. Người ấy thực hành lời Chúa, tuân giữ mệnh lệnh của Ngài trong Thánh Kinh (Giăng 14:15 & 15:14)
  4. Người ấy yêu thương anh em trong gia đình của Chúa là Hội Thánh và những người bên ngoài, yêu ngay cả kẻ thù mình. (1 Giăng 3:11)
  5. Người ấy thắng được sự cám dỗ (1 Giăng 5:4)
  6. Người ấy giữ lấy mình, lúc nào cũng có một đời sống thánh thiện, một tâm hồn trong sạch.

               Một người được tái sanh không những cố gắng tránh tội lỗi, mà còn tránh bất cứ điều gì mà dẫn đến tội lỗi. Người ấy giống như một chiến sĩ trong vùng đất địch lúc nào cũng cảnh giác và liên tục canh phòng. Người ấy biết mình yếu đuối không thể ngăn chận sự cám dỗ, nhưng nhờ đọc Kinh Thánh, nhờ việc suy gẫm lời Chúa và kiên tâm cầu nguyện, nhờ vậy mà người ấy thắng được sự cám dỗ và giữ được đức tin.

               Nếu quý vị chưa bao giờ được tái sanh, xin quý vị dâng lên Chúa lời cầu nguyện ngay bây giờ, xin Ngài tha thứ mọi tôi lỗi và sự vi phạm mình. Chúa Jesus phán "Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời" (Giăng 5:24). Kính chào quý vị và các bạn.
 

Mục sư Tiến sĩ Ngô Minh Quang
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: áp khí

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn