23:25 EDT Thứ tư, 08/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 72

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 71


Hôm nayHôm nay : 10672

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 81414

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23090447

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

“Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (câu 5).

Xem tiếp...

Bày Tỏ Tình Yêu Qua Ánh Mắt

Thứ hai - 18/03/2019 22:05
Bày Tỏ Tình Yêu Qua Ánh Mắt

Bày Tỏ Tình Yêu Qua Ánh Mắt

Kính thưa quý thính giả, Khi nghĩ về ánh mắt, có lẽ bạn cho rằng nó không có gì quan trọng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, khi làm việc với trẻ em, quan sát sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, cũng như tìm hiểu những kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng ánh mắt mới thật sự là điều cần thiết.



               Kính thưa quý thính giả,

               Khi nghĩ về ánh mắt, có lẽ bạn cho rằng nó không có gì quan trọng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, khi làm việc với trẻ em, quan sát sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, cũng như tìm hiểu những kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng ánh mắt mới thật sự là điều cần thiết. Ánh mắt không chỉ quan trọng trong việc trò chuyện thân mật với trẻ mà còn đóng vai trò đổ đầy nhu cầu tình cảm trong trẻ. Dù không nhận ra điều đó nhưng cha mẹ đã sử dụng ánh mắt của mình như một phương cách để truyền tải tình yêu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ngược lại, sự tiếp xúc ánh mắt giữa trẻ nhỏ và cha mẹ hay người lớn để nuôi dưỡng cảm xúc của mình. Cha mẹ càng tiếp xúc nhiều với trẻ bằng ánh mắt như một phương cách để diễn tả tình thương thì trẻ lại càng được nuôi dưỡng trong sự yêu thương và bể chứa cảm xúc của trẻ sẽ càng trở nên đầy.

               Vậy tiếp xúc bằng ánh mắt có nghĩa là gì? Tiếp xúc bằng ánh mắt có nghĩa là nhìn trực tiếp vào mắt của một người khác. Ánh mắt rất quan trọng trong nhiều trường hợp. Bạn có bao giờ nói chuyện với một người mà người đó cứ nhìn về một hướng khác chứ không chịu nhìn vào mắt bạn? Thật là khó khi nói chuyện như vậy phải không? Cảm nhận của bạn về người đó bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh mắt. Chúng ta thường cảm thấy thích khi người ta nhìn vào mắt mình một cách vui vẻ. Dĩ nhiên, việc tiếp xúc bằng ánh mắt khi nó kèm theo những lời nói dễ nghe và một nét mặt dễ mến, chẳng hạn với một nụ cười.

               Tiếc thay, các bậc phụ huynh lại không nhận ra điều đó. Họ dùng ánh mắt của mình để truyền tải những thông điệp khác đến với trẻ nhỏ. Chẳng hạn như cha mẹ thường chỉ thể hiện ánh mắt yêu thương đối với các con trong một vài tình huống, đặc biệt khi chúng khiến họ tự hào. Ánh mắt đó đến với trẻ như một tình yêu có điều kiện và như tôi đã đề cập ở phần đầu, đứa trẻ không thể lớn lên và phát triển tốt trong những tình yêu như thế. Ngay cả khi chúng ta hết sức yêu con mình, chúng ta cũng phải nhìn chúng với những ánh mắt thích hợp. Nếu không, trẻ sẽ hiểu sai ý nghĩa của ánh mắt đó và không nhận thấy rằng mình thật sự được yêu (bằng một tình yêu vô điều kiện).

               Các bậc phụ huynh thường có thói quen rất xấu trong việc sử dụng ánh mắt của mình. Họ sử dụng ánh mắt chủ yếu để gây một ấn tượng mạnh với trẻ nhỏ, đặc biệt là gây những ấn tượng tiêu cực. Chúng ta thấy rằng trẻ em sẽ tập trung chú ý nhất khi chúng ta nhìn thẳng vào mắt chúng. Chúng ta thường nhìn thẳng vào mắt trẻ để dạy dỗ, khiển trách hay phê bình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.

               Nên nhớ rằng ánh mắt là một trong những nguồn nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ. Khi cha mẹ sử dụng phương cách điều khiển mạnh mẽ này chủ yếu theo hướng tiêu cực, trẻ sẽ nhìn cha mẹ là những hình ảnh tiêu cực. Điều này có thể đem lại kết quả tốt khi trẻ còn nhỏ: đứa trẻ sẽ vâng lời và dễ bảo khi ánh mắt của cha mẹ nhìn chúng kèm theo với sự khiển trách hay kỷ luật. Nhưng lý do khiến trẻ vâng lời là do chúng sợ. Khi đứa trẻ lớn hơn, nỗi sợ đó được thay thế bằng sự tức giận, cay đắng và buồn nản. Hãy đọc lại những lời Tom nói, chúng ta sẽ thấy những điều đó.

               Phải chi cha mẹ của Tom cũng hiểu được điều này. Họ hết mực yêu con mình nhưng lại không nhận ra rằng họ ít khi tiếp xúc bằng ánh mắt với con. Họ chỉ nhìn con những lúc muốn thẳng tay dạy dỗ hay kỷ luật em. Ở một mức độ nào đó, Tom đã nhận thức rằng cha mẹ cũng yêu thương em. Nhưng vì những ánh mắt tiêu cực của họ mà Tom đã bước vào tuổi thiếu niên, lòng đầy bối rối, hoang mang vì không biết được tình cảm thật sự mà cha mẹ dành cho mình. Bạn có còn nhớ Tom đã nói rằng “Chẳng có ai quan tâm đến cháu trừ mấy đứa bạn”? Khi tôi hỏi lại “Không ai quan tâm đến cháu sao?”, Tom đã trả lời “Không ai cả. Có lẽ cha mẹ cháu cũng có quan tâm. Cháu chẳng biết nữa”. Tom biết em cần cảm nhận được tình yêu thương nhưng em đã không cảm nhận được điều đó.

               Một thói quen tệ hại hơn mà phụ huynh có thể mắc phải đó là không thèm nhìn vào mắt con và xem đó như một biện pháp xử phạt. Đây là một việc làm độc ác mà chúng ta thường làm đối với người phối ngẫu (xin bạn hãy thực lòng thừa nhận điều đó). Việc cố tình tránh nhìn vào mắt con là một hình phạt còn đau đớn hơn việc đánh đòn trẻ. Hình phạt đó có một tác hại rất lớn. Đó có thể là một trong những biến cố mà đứa trẻ không bao giờ quên được.

               Nhiều tình huống xảy ra giữa cha mẹ và con cái sẽ có những ảnh hưởng suốt cả cuộc đời mà trẻ, hay đôi khi là những bậc phụ huynh không bao giờ quên được. Cố tình né tránh nhìn vào mắt con trong một khoảng thời gian như một cách thể hiện sự không đồng ý của mình rõ ràng là một ví dụ về tình yêu có điều kiện. Những bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ làm mọi cách có thể để tránh đi điều đó.

               Việc chúng ta bày tỏ tình thương đối với trẻ không nên bị chi phối bởi việc chúng ta vui hay không vui. Tình yêu của chúng ta phải là một tình yêu kiên định, không dời đổi dù trong tình huống thế nào đi nữa. Chúng ta có thể sửa trách hành vi sai trật của con trẻ bằng nhiều cách khác - những cách không cản trở việc chúng ta bày tỏ tình yêu với con cái. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề kỷ luật và cách nào để áp dụng kỷ luật đối với trẻ mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ yêu thương. Điều mà chúng ta cần hiểu ở đây là cha mẹ cần sử dụng ánh mắt mình như một đường truyền tình thương cách liên tục đến con mình chứ không chỉ là một phương cách thi hành kỷ luật.

               Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm làm sao chúng ta có thể bày tỏ tình thương vô điều kiện của chúng ta đến con cái qua ánh mắt hay cái nhìn. Xin hẹn gặp lại quý vị.


Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn