05:24 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 40


Hôm nayHôm nay : 6782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 20821

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23029854

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Cách Bày Tỏ Tình Yêu

Thứ hai - 11/03/2019 21:16
Cách Bày Tỏ Tình Yêu

Cách Bày Tỏ Tình Yêu

Kính thưa quý thính giả, Trong tuần trước, chúng ta đã học được rằng tình yêu thương vô điều kiện là yếu tố quan trọng bậc nhất để nuôi dạy con thành công. Tiến sĩ Ross Campbell nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải đổ đầy bể chứa yêu thương của trẻ con, thể hiện tình yêu của chúng ta với chúng luôn luôn, trong bất cứ trường hợp nào.



                    Kính thưa quý thính giả,

                    Trong tuần trước, chúng ta đã học được rằng tình yêu thương vô điều kiện là yếu tố quan trọng bậc nhất để nuôi dạy con thành công. Tiến sĩ Ross Campbell nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải đổ đầy bể chứa yêu thương của trẻ con, thể hiện tình yêu của chúng ta với chúng luôn luôn, trong bất cứ trường hợp nào. Chúng ta không chỉ nên đợi con lúc ngoan, lúc giỏi mới bày tỏ tình thương, vì nếu làm như vậy, chúng ta đang đặt điều kiện cho tình thương rồi đó. Trong tuần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu làm cách nào chúng ta bày tỏ tình thương với con một cách trung thực và có kết quả.

                    Về vấn đề, tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:

                    Chúng ta hãy xem xét việc làm thế nào để bày tỏ tình yêu cho trẻ nhỏ. Bạn hẳn còn nhớ tôi đã nói rằng trẻ em là những cá thể có cảm xúc và giao tiếp thông qua cảm xúc. Bên cạnh đó, trẻ em dùng hành vi để bày tỏ cảm xúc của mình cho chúng ta và trẻ càng nhỏ thì lại càng làm việc đó nhiều hơn. Chúng ta chỉ cần quan sát sẽ dễ dàng hiểu được trẻ cảm thấy như thế nào và đang nghĩ gì. Cũng vậy, trẻ em có một khả năng lạ lùng là có thể nhận ra cảm xúc của cha mẹ thông qua những hành vi của họ. Đó là một khả năng mà hầu hết chúng ta đều mất đi khi đã trưởng thành.

                    Có nhiều lần, đứa con gái 16 tuổi của tôi hỏi tôi rằng “Bố đang bực mình điều gì vậy?”. Mặc dù lúc đó, chính bản thân tôi cũng không nhận ra rằng mình đang bực bội nhưng khi nghe cháu nói như vậy, tôi suy nghĩ lại và thấy điều cháu nói là đúng.

                    Trẻ em là những người nhạy bén với cảm xúc như thế. Chúng có thể cảm nhận rất chính xác những cảm giác của chúng ta thông qua những hành động của chúng ta. Vì thế nếu chúng ta muốn trẻ biết chúng ta đang nghĩ gì về chúng, nếu chúng ta muốn trẻ biết rằng chúng ta yêu các em thì chúng ta phải thể hiện điều đó ra. “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (I Giăng 3:18)

                    Như bạn đã biết, mục đích của quyển sách này là giúp cha mẹ biết phải làm cách nào để có thể biến cảm xúc yêu thương của mình thành hành động. Chỉ có như thế họ mới có thể truyền tải được tình yêu đến với con cái mình và giúp chúng cảm nhận được cha mẹ yêu chúng cũng như hoàn toàn chấp nhận chúng và tôn trọng chúng. Và cũng chỉ có như thế, cha mẹ mới có thể giúp con cái mình yêu thương người khác, đặc biệt là người phối ngẫu và con cái của chúng trong tương lai một cách vô điều kiện.

                    Trước khi chúng ta bắt đầu khám phá những phương cách để yêu trẻ nhỏ, bạn cần hiểu được giả thiết sau đây: bạn phải sẵn sàng cam kết áp dụng những điều được học. Giữa việc chúng ta có cảm giác thân mật cách mơ hồ đối với con mình và việc chúng ta quan tâm một cách đúng mức đến những nhu cầu cần thiết của chúng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Thật vô ích để tiếp tục đọc quyển sách này nếu bạn không sẵn lòng suy nghĩ một cách nghiêm túc để có thể hiểu và làm theo những điều gì quyển sách nói. Nếu bạn không đọc theo cách như thế thì việc đọc quyển sách này sẽ rất dễ trở nên hời hợt và những thông tin trong đó sẽ trở nên quá đơn điệu và không thực tế.

                    Chúng ta có thể chia những cách bày tỏ tình yêu cho trẻ thành bốn phần: ánh mắt, cử chỉ, sự quan tâm đặc biệt và kỷ luật. Tất cả những phần nói trên đều quan trọng như nhau. Nhiều bậc phụ huynh (và người lớn) chỉ tập trung vào một hoặc hai trong bốn phần nói trên mà không lưu tâm đến những phần còn lại. Ngày nay, trong số bốn phần nói trên thì kỷ luật là điều được để tâm cách thái quá. Tôi đã gặp những đứa trẻ có nề nếp rất tốt và là con của những Cơ đốc nhân nhưng bản thân chúng không thấy mình được yêu thương. Trong những trường hợp đó, cha mẹ đã vô tình lẫn lộn giữa kỷ luật và hình phạt như thể đó là hai việc giống nhau. Điều này cũng có thể hiểu được vì tôi thường đọc hoặc nghe những người lớn khuyên các bậc làm cha mẹ nên dùng roi và làm cho trẻ đau mà không nhắc gì đến việc yêu thương chúng. Họ không đề cập gì đến việc giúp trẻ có được cảm nhận tốt về bản thân, về cha mẹ và những người xung quanh, cũng như giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc.

                    Mỗi ngày tôi đều nhìn thấy những hậu quả của cách nuôi dạy con trẻ nói trên. Nhiều đứa trẻ luôn tỏ ra ngoan ngoãn khi còn nhỏ nhưng thật ra, đó là sự yên lặng quá mức, đó là sự buồn rầu và khép kín. Những em này thiếu đi sự thoải mái, tính hiếu kỳ và sự sống động của trẻ thơ như biết bao đứa trẻ được trưởng dưỡng trong tình yêu khác. Những đứa trẻ này thường gặp nhiều vấn đề trong cách cư xử khi bước vào tuổi thiếu niên vì chúng không có một sự ràng buộc tình cảm vững chắc đối với cha mẹ.

                    Vì thế, phụ huynh cần lưu tâm đến tất cả bốn phần trên trong việc bày tỏ tình yêu đối với con cái. Chúng ta sẽ cùng tiếp tục thảo luận về cách bày tỏ tình thương thứ nhất, chính là: ánh mắt.
 

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn