01:12 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 38


Hôm nayHôm nay : 4765

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9840

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23018873

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Chúng Ta Là Những Gương Mẫu

Thứ hai - 25/03/2019 20:53
Chúng Ta Là Những Gương Mẫu

Chúng Ta Là Những Gương Mẫu

Kính thưa quý thính giả, Trong tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sự quan trọng trong việc biểu lộ tình yêu vô điều kiện của chúng ta đến với con cái qua ánh mắt của chúng ta.



                  Kính thưa quý thính giả,

                  Trong tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sự quan trọng trong việc biểu lộ tình yêu vô điều kiện của chúng ta đến với con cái qua ánh mắt của chúng ta.

                  Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em học bằng cách bắt chước: điều đó có nghĩa là chúng sẽ bắt chước theo gương chúng ta. Trẻ cũng học biết về nghệ thuật nhìn và mục đích của cái nhìn theo cách này. Nếu chúng ta liên tục nhìn trẻ bằng một cặp mắt yêu thương và tích cực thì trẻ cũng sẽ làm giống như thế. Nếu chúng ta dùng ánh mắt như một cách để bày tỏ sự bực dọc của mình, trẻ cũng sẽ học theo.

                  Điều gì giúp chúng ta nhận ra khi một đứa trẻ không vui hoặc đang cảm thấy khó chịu? Hầu hết những đứa trẻ như thế lần đầu tiên gặp sẽ chỉ nhìn bạn bằng một cái nhìn ngắn ngủi. Sau đó, chúng chỉ ngước lên nhìn khi bạn nói hay làm một điều gì đó đặc biệt thú vị. Ngoài ra, đứa bé đó sẽ tránh nhìn vào mắt bạn. Sự giao tiếp ngắn ngủi bằng ánh mắt này thật bực bội và khó chịu. Khi quan sát ánh mắt của bố mẹ đứa trẻ đó, bạn có nhận ra điều gì tương tự không?

                  Bạn hãy thử tưởng tượng xem đứa trẻ đó đang và sẽ gặp phải những bất lợi nào trong suốt cuộc đời của mình. Bạn hãy thử hình dung xem việc phát triển tình bạn và những mối quan hệ thân thiết sẽ trở nên khó khăn dường nào đối với trẻ. Trẻ sẽ bị bạn bè khước từ và ghét bỏ, không chỉ trong hiện tại mà còn cả về sau này. Cơ hội để thay đổi thói quen đó thật hiếm hoi. Lý do thứ nhất là vì trẻ không nhận thức được việc mình đang làm. Thứ hai, việc thay đổi gương mẫu đó ở trẻ là điều cực kỳ khó khăn trừ khi cha mẹ thay đổi cách nhìn của mình trước khi đứa trẻ trở nên một người trưởng thành. Đây mới là giải pháp đem lại nhiều hy vọng nhất cho trẻ.

                  Một ví dụ điển hình về vấn nạn này được một số người phát hiện ra trong một đề tài nghiên cứu của khoa nhi tại bệnh viện đa khoa. Nghiên cứu viên đã ngồi ở cuối một dãy hành lang và đếm số lần những y tá và tình nguyện viên khi họ bước vào từng căn phòng của trẻ em. Kết quả ghi lại rằng có một số phòng được các y tá và tình nguyện viên ghé vào nhiều hơn các phòng khác. Lý do khiến chúng ta phải giật mình. Dĩ nhiên, yếu tố thứ nhất là do mức độ căn bệnh và mức độ quan tâm chăm sóc mà các bé cần. Nhưng điều này không lý giải được sự khác biệt rõ rệt trong việc các y tá và tình nguyện viên tiếp xúc với các bệnh nhân. Có lẽ, bạn cũng phần nào đoán ra được nguyên nhân. Đứa trẻ nào càng dễ thương thì càng nhận được nhiều sự quan tâm. Khi các y tá và tình nguyện viên mỗi khi có thời gian rảnh rỗi hoặc có quyền lựa chọn căn phòng mình sẽ vào thì họ thường chọn vào phòng những em có tính tình cởi mở.

                  Điều gì đã làm nên sự khác biệt ở những đứa trẻ cởi mở đó? Có nhiều lý do, chẳng hạn như sự lanh lợi, khiếu ăn nói, sự cởi mở nhưng nguyên nhân thường gặp nhất đó chính là do ánh mắt của chúng. Những em ít được viếng thăm là những em thường chỉ nhìn những vị khách vào phòng bằng một cái nhìn ngắn ngủi rồi nhìn xuống đất hoặc nhìn sang chỗ khác. Kết quả là những em này sẽ luôn cố né tránh việc tiếp xúc bằng ánh mắt với người khác và điều đó khiến cho việc tiếp xúc với các em trở nên khó khăn. Người lớn tự nhiên sẽ cảm thấy không thoải mái với những đứa trẻ này. Những y tá hoặc tình nguyện viên vì không nhận thức được vai trò của mình trong những buổi nói chuyện đầu tiên sẽ hiểu lầm các em, cho rằng các em muốn ở một mình hoặc do các em không thích mình. Vì thế, họ tránh gặp các em nói trên. Điều đó càng khiến các em thấy mình bị ghét bỏ và cho rằng mình là một kẻ vô dụng.

                  Những tình huống tương tự như thế xảy ra trong vô số gia đình. Điều đó cũng đã xảy ra trong gia đình của Tom. Tình trạng này có thể được cải thiện khi cha mẹ thường xuyên nhìn trẻ bằng một ánh mắt ấm áp và trìu mến (xuất phát từ một tình yêu vô điều kiện). Nếu cha mẹ của Tom biết được điều này (và một số nguyên tắc cơ bản để bày tỏ tình yêu đối với trẻ mà chúng ta sẽ bàn đến sau), họ hẳn đã không gặp phải những nan đề với con mình như chúng ta đã biết.
 

Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn