14:53 EDT Thứ bảy, 04/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 53


Hôm nayHôm nay : 11494

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 36530

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23045563

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

“Con Ông Con Bà”

“Con Ông Con Bà”

“Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp” (câu 28).

Xem tiếp...

Biểu Đồ Cơn Giận

Thứ hai - 12/08/2019 21:16
Biểu Đồ Cơn Giận

Biểu Đồ Cơn Giận

Trong những tuần qua, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thái độ thích hợp và cần có khi con trẻ nóng giận. Một lỗi lầm mà đại đa số các bậc cha mẹ mắc phải là khi con nóng giận, chúng ta lại nóng giận hơn, khiến các em sợ hãi, không còn dám bày tỏ trung thực cảm xúc của mình, nhưng nén cơn giận vào lòng và điều này có thể dẫn đến thái độ chống đối ngầm ở các em. Điều nguy hiểm ở đây là các em sẽ không sao trưởng thành đúng đắn được nếu không biết cách bày tỏ những cơn giận của mình một một cách thức thích hợp với thái độ xây dựng.


Biểu Đồ Cơn Giận
 

       Kính thưa quý thính giả,
 

       Trong những tuần qua, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thái độ thích hợp và cần có khi con trẻ nóng giận. Một lỗi lầm mà đại đa số các bậc cha mẹ mắc phải là khi con nóng giận, chúng ta lại nóng giận hơn, khiến các em sợ hãi, không còn dám bày tỏ trung thực cảm xúc của mình, nhưng nén cơn giận vào lòng và điều này có thể dẫn đến thái độ chống đối ngầm ở các em. Điều nguy hiểm ở đây là các em sẽ không sao trưởng thành đúng đắn được nếu không biết cách bày tỏ những cơn giận của mình một một cách thức thích hợp với thái độ xây dựng. Thái độ chống đối ngầm, một khi hình thành, sẽ bám theo dai dẳng trong cuộc đời các em, gây nên bao trở ngại trong các mối liên hệ với bạn bè, người phối ngẫu, các bạn đồng nghiệp vv. và thái độ chống đối ngầm cũng là nguyên nhân của nghiện ngập, ma túy, ngoại tình vv. trong cuộc đời của các em sau này. Một trong những cách thức để ngăn ngừa thái độ chống đối ngầm ở các em là các bậc cha mẹ phải hết sức bình tĩnh, ôn hòa, bày tỏ mối quan tâm, tình yêu thương khi con tỏ ra nóng giận. Đây là một điều dễ nói nhưng khó làm, nhưng ảnh hưởng rất quan trọng cho việc hình thành một cá tính tốt đẹp và chững chạc cho các em sau này.
 

       Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ dùng Thang Biểu Đồ Cơn Giận để giúp chúng ta tự xét định mình ở đâu trong thang biểu đồ này, cũng như nhận định con cái chúng ta trưởng thành đến mức nào trong việc xử lý cơn giận, hầu có sự chuẩn bị thích hợp khi con cái đang giận dữ.
 

       Thang Biểu Đồ Cơn Giận bắt đầu theo thứ tự từ tích cực nhất đến tiêu cực nhất như sau:
 

       Hai thái độ tích cực nhất:
 

  •        Có thái độ thoải mái. Nói ra cơn giận. Tìm kiếm giải pháp với người mình đang giận. Chỉ tập trung vào nguyên nhân của cơn giận. Chú ý đến sự khó chịu của mình. Bình tĩnh, phân biệt phải trái.
  •  
  •        Có thái độ thoải mái. Chỉ tập trung vào nguyên nhân của cơn giận. Chú ý đến sự khó chịu của mình. Bình tĩnh, phân biệt phải trái.
  •  

       Những thái độ sau đây tích cực nhưng cũng có yếu tố tiêu cực:
 

  •        Chỉ tập trung vào nguyên nhân của cơn giận. Chú ý đến sự khó chịu của mình. Biết suy nghĩ phải trái. Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng.
  •  
  •        Chú ý đến sự khó chịu của mình. Biết suy nghĩ phải trái. Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Trút giận lên đối tượng khác
  •  
  •        Chỉ tập trung vào nguyên nhân của cơn giận. Chú ý đến sự khó chịu của mình. Biết suy nghĩ phải trái. Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Lạm dụng ngôn từ.
  •  
  •        Biết suy nghĩ phải trái. Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Trút giận lên đối tượng khác. Đem những việc không liên quan ra cằn nhằn.
  •  

       Những thái độ sau đây khá tiêu cực:
 

  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Trút giận lên đối tượng khác. Đem những việc không liên quan ra cằn nhằn. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  
  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Trút giận lên đối tượng khác. Đem những việc không liên quan ra cằn nhằn. Lạm dụng ngôn từ. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  
  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Nói những lời khó nghe. Trút giận lên đối tượng khác. Đem những việc không liên quan ra cằn nhằn. Lạm dụng ngôn từ. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  
  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Nói những lời khó nghe. Trút giận lên đối tượng khác. Ném đồ đạc. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  
  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Nói những lời khó nghe. Trút giận lên đối tượng khác. Ném đồ đạc. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  

       Những thái độ sau đây rất tiêu cực:
 

  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Nói những lời khó nghe. Phá hoại tài sản trong nhà. Lạm dụng ngôn từ. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  
  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Trút giận lên đối tượng khác. Phá hoại tài sản trong nhà. Lạm dụng ngôn từ. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  
  •        Tỏ vẻ khó chịu, to tiếng. Nói những lời khó nghe. Trút giận lên đối tượng khác. Phá hoại những tài sản trong nhà. Lạm dụng ngôn từ. Tự làm đau thân thể. Thái độ tình cảm thiếu gây dựng.
  •  
  •        Thái độ chống đối ngầm hay phản đối một cách thụ động.
  •  

       Kính thưa quý thính giả,
 

       Đây là một tiến trình lâu dài đòi hỏi sự dạy dỗ, làm gương và kiên nhẫn của cha mẹ. Thái độ của trẻ thường biến chuyển rất chậm từ chỗ tiêu cực đến chỗ ít tiêu cực. Vì vậy, cha mẹ thường không thể nhìn thấy sự tiến triển vì cách xử lý cơn giận của trẻ vẫn còn ở mức tiêu cực, mặc dù mực độ tiêu cực đã ít hơn trước.
 

       Bạn hãy tự nhắc mình nhớ rằng mỗi một lần như thế, trẻ chỉ có thể bước lên được một bậc. Nếu bạn cứ mong đợi tiến trình này sớm kết thúc, bạn sẽ cảm thấy thất vọng. Tiến trình thay đổi này không phải chỉ là một khóa học đôi ba tuần nhưng nó đòi hỏi nhiều năm tháng, kể từ lúc trẻ bắt đầu biết giận cho đến lúc chúng trở nên một người được dạy dỗ và biết xử lý cơn giận của mình. Kết quả sau cùng đó không bao giờ có thể xảy ra trước tuổi 17. Bạn cũng có thể phải chờ ít lâu trước khi trẻ đủ trưởng thành để bước lên bậc kế tiếp. Chúng ta không thể thúc ép sự tiến triển của trẻ dù sự tiến triển ấy có vẻ chậm. Vì vậy, điều đó đòi hỏi ở cha mẹ một thái độ hết sức kiên nhẫn. Nhìn cách con mình bày tỏ sự tức giận, bạn hãy xác định xem nó đang ở mức nào trên Thang Biểu Đồ Cơn Giận. Từ đó, bạn sẽ biết được bước kế tiếp của trẻ là gì để có biện pháp giúp chúng.
 

       Một trong những ví dụ mà tôi thích kể để minh họa cho kinh nghiệm khó chịu này là khi con trai David của tôi được 13 tuổi. Lúc đó, nó hay nói ra sự bực tức của mình bằng những lời lẽ mà tôi không muốn nghe. Nhưng tôi biết rằng qua việc cháu bày tỏ cơn giận của mình, tôi sẽ biết cháu đang ở đâu trên Thang Biểu Đồ Cơn Giận. Vì thế, tôi thường phải nói riêng với mình rằng “Tốt lắm, David, con trai của bố, tốt lắm. Cứ để cơn giận ra hết đi, vì khi cơn giận không còn, bố sẽ giành được con”. Khi cơn giận còn ở trong David, nó còn điều khiển mọi việc. Nhưng khi cơn giận đã thoát ra bên ngoài thì con tôi nói rằng nó cảm thấy mình thật ngốc nghếch và tự hỏi “Bây giờ mình phải làm gì đây?”. Đến lúc đó, tôi có thể nắm được tình thế và bắt đầu dạy con cách cư xử sao cho đúng khi đang cơn giận.
 

       Con tôi càng nói được hết những điều khiến nó bực tức, cơn giận của nó lại càng có ít cơ hội thoát ra ngoài thông qua những hành vi có hại như nói dối, ăn cắp, quan hệ tình dục, sử dụng ma túy và những thái độ chống đối ngầm khác. Cứ để con cái nói ra những điều chúng bực bội vì điều đó sẽ giúp cha mẹ xác định được con mình đang ở mức nào của thang biểu đồ cơn giận, cũng như hạn chế bớt sự chống đối ngầm có thể bộc phát.
 

       Xử lý cơn giận của trẻ theo cách này không phải lúc nào cũng dễ dàng được chấp nhận. Bạn có thể cho đó là một lối giải quyết dễ dãi. Việc trẻ cư xử thiếu chín chắn trong lúc giận là điều hết sức tự nhiên. Dạy trẻ cư xử cách chín chắn trong lúc đang cơn giận đòi hỏi chúng ta không được bối rối và cũng không nên bắt trẻ ngừng lại. Nếu chúng ta làm như vậy, trẻ sẽ bị kìm nén cơn giận quá sức và thái độ chống đối ngầm sẽ là cách trẻ bày tỏ cơn giận đó.
 

       Để dạy trẻ biết cư xử cách trưởng thành khi đang cơn giận, những lúc thích hợp, bạn phải để cho chúng được giải tỏa sự bực tức của bản thân qua lời nói, cho dù việc đó có gây cho bạn khó chịu đi nữa. Chỉ có như vậy bạn mới có thể giúp con mình tăng trưởng theo trình tự của thang biểu đồ cơn giận. Bạn phải luôn nhớ rằng cơn giận của con mình cần phải được giải tỏa qua lời nói hoặc hành động và chỉ khi trẻ được nói ra tất cả những điều bực bội, chúng ta mới có thể giúp trẻ tránh đi thái độ công kích yếm thế. Vì vậy, vấn đề chính ở đây là cha mẹ phải biết được đâu là lúc thích hợp để cho trẻ được bày tỏ cơn giận của chúng và đâu là lúc không thích hợp. Trẻ được quyền nói ra những điều chúng đang giận cho cha mẹ hiểu. Tuy nhiên, việc trẻ bày tỏ cơn giận như một cách để nhõng nhẽo hay để điều khiển cha mẹ là một việc làm sai trái và cần phải được xử lý như những hành vi sai trái khác được đề cập ở chương nói về việc kỷ luật.
 

       Quý thính giả thân mến,
 

       Dạy trẻ cư xử chín chắn khi đang cơn giận là một trách nhiệm rất khó khăn và phức tạp nhưng bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải sẵn sàng học cách để giải quyết điều đó. Trong tuần tới chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi về vấn đề kỷ luật với co cái. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Dr. Ross Campbell
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn